FPT không xác nhận tin đồn đóng cửa nhacso.net
Đại diện FPT xác nhận chưa từng có bất cứ thông tin nào về việc đóng cửa Nhacso.net Sau khi MV Corp từ bỏ cuộc chơi thu phí tải nhạc số, trên các diễn đàn và mạng xã hội đã xuất hiện tin đồn ông lớn FPT Online quyết định đóng cửa website nghe nhạc trực tuyến nổi tiếng một thời Nhacso.net.
Tin đồn về việc đóng cửa Nhacso.net
Có rất nhiều lý do được đưa ra cho “tin đồn” đóng cửa Nhacso.net như chi phí bản quyền phải trả hàng năm cho Hiệp hội công nghệ ghi âm Việt Nam ( RIAV) và Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc – Hội nhạc sĩ Việt Nam (VCPMC) quá lớn, kéo theo đó là chi phí duy trì máy chủ cao đã khiến Nhacso.net thua lỗ.
Nhacso.net đã từng quyết định thương mại hoá bằng việc thu phí nhạc số từ năm 2008, nhưng thời điểm đó được cho rằng chưa thích hợp. Khi đó, bản thân các trang web nghe nhạc còn chưa bán được quảng cáo, phương tiện thanh toán chưa tốt và đang phải vật lộn để “sinh tồn” nên chỉ một mình FPT Online tham gia cuộc chiến thu phí tải nhạc và đã sớm thất bại. Việc thua lỗ khi thu phí năm 2008 và thời gian vừa qua (do vấn đề phí bản quyền) là lý do mà cộng đồng mạng giải thích cho “tin đồn” đóng cửa trang web nghe nhạc này.
Trao đổi với GenK, đại diện Ban Truyền thông của Tập đoàn FPT cho biết FPT Online chưa từng có bất cứ thông tin nào về việc đóng cửa nhacso.net. Với gần 9 năm xuất hiện trên thị trường và cung cấp một lượng lớn nhạc chất lượng cao 320kbps, Nhacso.net là một trong số ít những trang nghe nhạc trực tuyến hiện nay chiếm được cảm tình của người dùng.
Tin đồn đóng cửa Nhacso khiến nhiều người tiếc nuối
Thị trường nghe nhạc trực tuyến hiện nay là cuộc chiến của rất nhiều ông lớn, tuy nhiên hầu hết số đó đều chưa thành công trong việc thực hiện thu phí để thu lợi nhuận mà vẫn chủ yếu kiếm tiền qua việc bán quảng cáo trên trang. Hi vọng trong thời gian tới những trang web nghe nhạc trực tuyến này sẽ có giải pháp thu phí hợp lí và nhận được sự ủng hộ từ người dùng để nâng cao chất lượng nhạc tại Việt Nam.
Video đang HOT
Theo GenK
RIAV và MV Corp không đủ quyền thu phí nhạc bản quyền?
Sau khi MV Corp tuyên bố bỏ cuộc thu phí tải nhạc, cộng đồng mạng vì không hiểu rõ vấn đề bản quyền nên đã có nhiều ý kiến bán tín bán nghi cho rằng các đơn vị làm việc không tốt và không triệt để.
Bản quyền là lĩnh vực thu lại lợi nhuận rất lớn, tuy nhiên không phải lúc nào các cơ quan chức năng cũng có thể kiểm soát được nó. Để người nghe hiểu rõ và ý thức được vấn đề nhạc bản quyền tại Việt Nam, GenK đã liên hệ với một chuyên gia trong lĩnh vực bản quyền. Ông sẽ cho độc giả hiểu rõ hơn vấn đề đang thu hút được nhiều sự quan tâm này.
GenK xin phép không tiết lộ thông tin cá nhân của vị khách mời vì vấn đề cá nhân vì lĩnh vực bản quyền tại nước ta còn khá nhạy cảm. Mời độc giả theo dõi bài phỏng vấn:
Chào ông, ông có thể cho độc giả của GenK biết ý kiến cá nhân của mình sau vụ việc MV Corp tuyên bố bỏ cuộc thu phí tải nhạc?
Tôi không bất ngờ về việc này, MV Corp bỏ cuộc là điều tất yếu và tôi nghĩ sau một thời gian thu phí, đã đến lúc MV Corp dừng lại.
Tại sao ông lại cho rằng MV Corp bỏ cuộc là điều tất yếu thưa ông?
Trên thực tế, một ca khúc gồm có hai loại bản quyền: Bản quyền tác giả và Bản quyền các bên liên quan. Bản quyền tác giả là bản quyền của người viết ra ca khúc đó; bản quyền các bên liên quan là quyền thuộc về các hãng phát hành, ca sĩ, bản phối bản mix,... có liên quan đến ca khúc. Xét ở trường hợp này, MV Corp không có đủ quyền để thu phí các ca khúc.
Theo như thông tin công bố, MV Corp được Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) "giao nhiệm vụ" thu phí nhạc số sau khi kí hợp đồng độc quyền. Ông có thể cho biết lý do vì sao MV Corp không đủ quyền thu phí không thưa ông?
RIAV là hiệp hội để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hãng băng đĩa hoặc cá nhân các ca sĩ có hợp đồng đồng uỷ quyền cho hiệp hội. Ở Việt Nam còn có Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) với nhiệm vụ bảo vệ quyền tác giả sáng tác. Như vừa rồi tôi nói, ở đây RIAV đang nắm phần Bản quyền các bên liên quan, họ không nắm Bản quyền tác giả. Theo thông lệ, RIAV đang nắm giữ 50% bản quyền của một ca khúc.
Một hiệp hội nắm giữ 50% bản quyền ca khúc theo tôi không có đủ quyền hạn để bán ca khúc đó, nhất là lại bán độc quyền toàn bộ cho một công ty khác để đứng ra thu phí. Vì vậy đương nhiên MV Corp không có đủ quyền để thu phí nhạc số.
Theo tôi hiểu thì RIAV là tổ chức xã hội phi chính phủ, phi lợi nhuận đại diện cho các hãng cũng như các ca sĩ. Vậy theo ông hợp đồng độc quyền giữa RIAV và MV Corp có hợp lệ không?
Tôi không được đọc bản hợp đồng chi tiết giữa hai bên, tuy nhiên RIAV chỉ nhận uỷ quyền của các hãng băng phát hành. Và nếu có việc ký hợp đồng độc quyền phân phối cho MV Corp thì theo tôi không đúng theo phương diện pháp lý.
Theo ông lý do chính khiến MV Corp quyết định từ bỏ thu phí nhạc số là gì? Và trong thời gian tới RIAV có thể tiếp túc ký hợp đồng bán ca khúc với đơn vị khác không thưa ông?
Nguyên nhân chính thì chỉ có MV Corp thực sự biết rõ nhưng tôi cho rằng việc họ không đủ quyền hạn để đứng ra làm việc này là một khả năng dẫn tới quyết định bỏ cuộc. Một công ty ký hợp đồng với đơn vị nắm Bản quyền các bên liên quan thì chỉ có trong tay Bản quyền các bên liên quan mà thôi.
Còn về vấn đề trong tương lai, tôi nghĩ RIAV sẽ hợp tác cùng các đơn vị, các trang web nhạc số chứ không bán độc quyền ca khúc.
Vậy theo ông những đơn vị nào có thể đứng ra thu phí nhạc số, và vấn đề trả tiền bản quyền cho người sở hữu thế nào thưa ông?
Ở Việt Nam hiện nay những đơn vị phát hành nội dung đều có quyền bán ca khúc. Theo như tôi thấy, những trang web nhạc nổi tiếng hiện nay có MP3 Zing, Nhaccuatui hay một số đơn vị khác đều thực hiện nghĩa vụ bản quyền với các tổ chức quản lý tập thể trong nước cũng như nước ngoài. Ngoài ra, các đơn vị trên đều có thể ký hợp đồng trực tiếp với các ca sĩ hoặc các hang phát hành trong vấn đề này. Họ có bản quyền của các ca khúc trên.
Sau vụ việc MV Corp từ bỏ thu phí khiến người dùng không còn mặn mà vấn đề nghe nhạc trả phí. Theo ông khi nào là thời điểm thích hợp cho việc thu phí nhạc bản quyền? Các đơn vị thu phí cần làm gì để tránh tình trạng lỗ nhiều như MV Corp?
Tôi cho rằng thời điểm thích hợp nhất là cuối năm nay và năm sau. Vụ việc của MV Corp tuy có nhiều mặt không tốt tuy nhiên tôi nghĩ đã có tới 10% số lượng người nghe sẵn sàng trả tiền cho ca khúc họ tải về.
Các đơn vị thu phí khi có dịch vụ tốt thu hút người dùng sẽ khiến họ đồng ý trả tiền cho ca khúc. Tuy nhiên việc xây dựng dịch vụ đủ tốt không dễ dàng, đòi hỏi phải tính toán kĩ và đáp ứng được nhu cầu ngừoi dùng.
Với vấn đề thua lỗ của MV Corp, tôi nghĩ việc quan trọng nhất là nhận thức của người dùng. Sau một thời gian thu phí, người dùng đã có nhận thức tốt hơn nhưng từng đó là chưa đủ cho sự phát triển trong tương lai. Để có thể thực hiện tốt vấn đề thu phí, tôi nghĩ việc cần thiết nhất là dùng giáo dục từ nhỏ (educase). Bạn có thể thấy ở Mỹ, một đất nước rất văn minh, người dùng sẵn sàng trả tiền cho ca khúc và họ đều được giáo dục vấn đề bản quyền từ trong trường lớp. Bên cạnh đó cũng phải kể tới vấn đề cách thức thu phí, vấn đề này theo tôi các đơn vị cần tính toán kĩ hơn.
Người dùng có thể được lợi gì từ việc mua nhạc bản quyền thưa ông?
Quay lại ví dụ về dịch vụ nhạc của iTunes, họ giải quyết rất tốt vấn đề lợi ích người dùng. Người dùng sau khi mua nhạc từ kho nhạc số sẽ được nghe nhạc với chất lượng cao hơn, tốc độ đường truyền tải về tốt hơn và dịch vụ lưu trữ hoàn hảo cùng những tiện ích kèm theo. Với iTunes, bạn mua ca khúc một lần duy nhất, dùng tài khoản iTunes đăng nhập vào những thiết bị khác, ca khúc bạn mua sẽ được đồng bộ ngay lập tức. Quá tuyệt phải không? Tôi nghĩ người dùng thấy cái lợi họ nhận được, họ sẽ chấp nhận trả phí.
Cảm ơn ông đã cho độc giả nhiều thông tin hữu ích về vấn đề bản quyền.
Hi vọng những thông tin trên phần nào đã giúp độc giả hiểu hơn vấn đề bản quyền nhạc số tại Việt Nam. Sau cuộc phỏng vấn, chúng tôi có thử dùng một số ca khúc nằm trong danh sách ca khúc thu phí để xác định vấn đề chất lượng so với nhạc miễn phí. Sử dụng các thiết bị phân tích phổ tần, kết quả đáng ngạc nhiên khi những ca khúc phát hành gần đây đảm bảo chất lượng 320kb/s nhưng toàn bộ ca khúc phát hành cách đây một thời gian khá lâu, có thể nói là những ca khúc "cổ" đều không đạt tiêu chuẩn. Chúng chỉ dừng lại ở 128kb/s chứ không đảm bảo 320kb/s như MV Corp thông báo trước đó. Vậy phải chăng người dùng đang trả tiền để sử dụng dịch vụ có chất lượng miễn phí?
Rất nhiều ca khúc chỉ có chất lượng 128kb/s (Ảnh minh hoạ)
Không thể khẳng định toàn bộ số ca khúc trước đây MV Corp phát hành đều có tình trạng tương tự, tuy nhiên theo phóng viên, việc người dùng trả tiền và được nghe ca khúc có chất lượng cao là điều hiển nhiên. Hi vọng các đơn vị phát hành nhạc số trong thời gian tới thực hiện thu phí sẽ đảm bảo lợi ích của người dùng. GenK cũng hi vọng người dùng Việt Nam nghe nhạc có ý thức hơn và hợp tác cùng các đơn vị thu phí nhạc số có bản quyền hợp pháp.
Theo GenK
Hé lộ nguyên nhân MV Corp bỏ cuộc thu phí tải nhạc chỉ sau 6 tháng Ngày 1/11/2012 đồng loạt thu phí tải nhạc trực tuyến và dự kiến đầu quý 2/2013 sẽ thu phí nghe nhạc trực tuyến. Thế nhưng hiện tại việc thu phí hầu như vẫn chỉ là ước mong. Ngày 15/8/2012, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) đã công bố Công ty Cổ phần Tập đoàn MV (MVCorp) là đối tác duy...