FPT Japan tổ chức Cuộc thi lập trình trí tuệ nhân tạo quy mô lớn nhất tại Nhật Bản
Đây là cuộc thi lập trình có quy mô lớn nhất đến thời điểm này dành cho những người đam mê công nghệ, cộng đồng yêu thích lập trình. Và cũng là lần đầu tiên FPT Japan tổ chức cuộc thi lập trình quy mô lớn tại Nhật Bản.
Đội Vookie, đến từ Đại học Tokyo, Nhật Bản đã vượt qua 67 đội thi đến từ Nhật Bản và Việt Nam giành giải nhất Cuộc thi Lập trình trí tuệ nhân tạo .
Ngày 27/10/2018, đội Vookie, đến từ Đại học Tokyo, Nhật Bản đã vượt qua 67 đội thi đến từ Nhật Bản và Việt Nam giành giải Nhất Cuộc thi Lập trình trí tuệ nhân tạo (Pikalong War) do FPT Japan (Đơn vị thành viên của FPT Software tại Nhật Bản) tổ chức tại Nhật Bản. Đây là Cuộc thi lập trình có quy mô lớn nhất đến thời điểm này dành cho những người đam mê công nghệ, cộng đồng yêu thích lập trình. Cuộc thi có tổng giá trị giải thưởng 17.000 USD tiền mặt, trong đó, phần thưởng cho giải Nhất là 10.000 USD.
Đây là lần đầu tiên FPT Japan tổ chức cuộc thi lập trình quy mô lớn tại Nhật Bản, với mong muốn mang đến cơ hội tìm hiểu, học hỏi, phát triển các công nghệ mới như AI, Blockchain cho cộng đồng công nghệ tại Nhật Bản và Việt Nam.
Phát biểu tại sự kiện, ông Đỗ Văn Khắc, Giám đốc Khối Sản xuất của FPT Japan chia sẻ: “Tôi vui mừng khi cuộc thi này đã thu hút được những lập trình viên hàng đầu trên thế giới. Trong số thành viên của các đội lọt vào vòng chung kết có đến 10 thí sinh đã từng tham dự vòng chung kết Cuộc thi Lập trình sinh viên quốc tế (ACM/ICPC), và một số bạn đã từng là nhà vô địch tại vòng chung kết này vài năm trước”.
Cuộc thi lập trình trí tuệ nhân tạo được tổ chức từ ngày 25/9/2018 – 27/10/2018, thu hút 67 đội thi với hơn 200 thí sinh đến từ Nhật Bản và Việt Nam với hai vòng thi. Tại vòng đầu, các đội thi sẽ trực tuyến giải các thuật toán trên website của cuộc thi. Hệ thống sẽ tự động chấm điểm và cập nhật theo thời gian thực kết quả thi của các đội trên bảng tổng sắp. Ban tổ chức chọn 11 đội xuất sắc nhất để thi chung kết tập trung tại Nhật Bản, trong đó có 09 đội của Nhật Bản và 02 đội của Việt Nam. Kết quả, Đội Vookie đã xuất sắc vượt qua 10 đội tại vòng chung kết với 2.546 điểm trong thời gian 11 giờ 30 phút 16 giây.
Kawasaki Riku, đại diện Đội Vookie, đội đạt giải Nhất chia sẻ: “Chúng tôi đều đến từ Đại học Tokyo. Đây là lần đầu tiên 3 chúng tôi thi cùng nhau. Cá nhân tôi đã từng dự nhiều cuộc thi lập trình nhưng đây là lần đầu tiên tôi tham gia một cuộc thi lập trình do công ty Việt Nam tổ chức. Hôm nay là một ngày thi dài, nên tôi cũng chưa có điều kiện được giao tiếp với các bạn lập trình viên Việt Nam. Tôi hy vọng sẽ được giao tiếp nhiều hơn với các bạn Việt Nam trong Gala Dinner tối nay”.
Trong các thí sinh tham dự có nhiều lập trình viên, kỹ sư CNTT của các công ty hàng đầu tại Nhật Bản như Fujitsu, NTT, Hitachi, Google Nhật Bản, Adsol Nissin, SBIS… và Việt Nam – FPT Software. Đặc biệt, trong 11 đội lọt vào vòng chung kết thi tập trung tại Nhật Bản có nhiều thí sinh từng đạt huy chương vàng và bạc Cuộc thi Lập trình sinh viên quốc tế ACM/ICPC.
Các đội nhận giải thưởng của cuộc thi
Năm 2005, FPT đã tiên phong thành lập Công ty CNTT Việt Nam đầu tiên tại Nhật Bản, mở đường cho các doanh nghiệp CNTT khác của Việt Nam bước chân vào thị trường này. Năm 2016, sau 11 năm có mặt tại thị trường Nhật Bản, FPT Japan cán mốc doanh thu 100 triệu USD. Năm 2018, dự kiến doanh thu tại thị trường Nhật Bản đạt 200 triệu USD, tăng khoảng 25% so với năm 2017.
Hiện FPT Japan là công ty CNTT nước ngoài có quy mô nhân sự lớn nhất tại Nhật Bản với hơn 1.200 nhân sự làm việc trực tiếp tại 11 văn phòng, chi nhánh ở Hokkaido, Tokyo, Yokohama, Shizuoka, Nagoya, Toyota-shi, Kariya, Osaka, Hiroshima, Fukuoka và Okinawa. Bên cạnh đó, FPT có 8.000 nhân sự tại Việt Nam làm việc trong các dự án với thị trường Nhật Bản. FPT Japan kỳ vọng trong vòng 2-3 năm tới sẽ trở thành một trong 20 doanh nghiệp công nghệ lớn nhất Nhật Bản với doanh số từ thị trường này đạt 500 triệu USD và 3.000 nhân sự làm việc trực tiếp tại Nhật.
Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đều được thúc đẩy bởi sự phát triển của công nghệ, sự xuất hiện của động cơ hơi nước cho đến sự bùng nổ của máy vi tính đã đưa loài người và toàn bộ nền công nghiệp đến với kỷ nguyên mới. Bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Trí tuệ nhân tạo (AI), Blockchain và Kết nối vạn vật (IoT) sẽ là những công nghệ chủ chốt, trong đó AI là nhân tố hạt nhân. Đối với FPT Japan, AI là lĩnh vực công nghệ cấp thiết nhất cần được tập trung đầu tư một cách tổng thể từ xây dựng nguồn lực về con người, xác định phạm vi áp dụng đến việc xây dựng các ứng dụng. Trong đó, điều quan trọng nhất là xây dựng một nền tảng AI nâng cao như akaminds giúp FPT Japan trở thành một công ty công nghệ cạnh tranh toàn cầu.
Theo Báo Mới
Xiaomi tổ chức cuộc thi nhiếp ảnh bằng smartphone với tổng giải 1.1 tỷ
Xiaomi đã bắt đầu khởi chạy cuộc thi nhiếp ảnh bằng smartphone trên phạm vi toàn cầu mang tên "Xiaomi Photographic Challenge", với tổng giải thưởng lên đến 50.000 USD (hơn 1.1 tỷ đồng).
Những người tham gia có thể gửi ảnh được chụp hoàn toàn bằng một trong những chiếc smartphone của Xiaomi, từ nay cho đến ngày 23/11/2018. Fan hâm mộ "toàn cầu" của công ty sẽ chọn ra người chiến thắng.
Những người tham gia cần phải gửi hình ảnh chưa qua chỉnh sửa nằm trong 4 chủ đề: Ảnh nhìn tự nhiên, Mảnh ghép thế giới, Mơ mộng kỳ ảo, Sao phải căng?
Chủ đề Ảnh nhìn tự nhiên: Chụp các bức ảnh chân dung đời thường mộc mạc nhất
Chủ đề Mảnh ghép thế giới: Chụp phong cảnh đó đây
Chủ đề Mơ mộng kỳ ảo: Chụp màn đêm lung linh
Chủ đề Sao phải căng là chủ đề mở, chụp thoải mái nhưng phải sáng tạo
Những hình ảnh này phải chứa thông tin EXIF và kích thước khoảng từ 300 KB đến 10 MB. Mỗi người tham gia cần phải gửi tổng cộng sáu hình ảnh, các bức ảnh phải nhận được ít nhất 3 lượt thích từ người hâm mộ toàn cầu.
Sau vòng này, ban tổ chức sẽ đánh giá và sàng lọc lại đến khi chỉ còn 100 tấm ảnh (tương ứng 25 bức ảnh cho mỗi chủ đề). Từ ngày 27/11 đến ngày 6/12/2018, 100 bức ảnh đủ chuẩn sẽ được bình chọn tiếp bởi người hâm mộ toàn cầu của Xiaomi.
Người chiến thắng giải thưởng đầu tiên sẽ nhận được 10.000 USD, trong khi người chiến thắng giải nhì ở mỗi hạng mục sẽ nhận được 2.000 USD mỗi người. Bốn người đoạt giải ba sẽ nhận được 500 USD mỗi người.
Tất cả những người chiến thắng cần phải gửi một bản sao hộ chiếu của mình cho Xiaomi để làm thủ tục nhận giải thưởng.
Nguồn: Gizchina
Việt Nam đoạt giải xuất sắc tại cuộc thi toàn cầu Thành phố Thông minh Tập đoàn AIC của Việt Nam đã đoạt giải "ý tưởng, mô hình quốc gia thông minh" xuất sắc nhất tại Cuộc thi toàn cầu về Thành phố Thông minh 2018 (Global Smart Cities Contest 2018) do Tổ chức Thành phố Thông minh thế giới, phối hợp với Viện Khoa học Điều khiển thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga và...