FPT báo lãi sau thuế 11 tháng tăng trưởng 26%
Trong tháng 11, FPT ước đạt hơn 4.144 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế mang lại 614 tỷ đồng.
Tập đoàn FPT (mã chứng khoán: FPT) đã công bố KQKD 11 tháng đầu năm 2022, tiếp tục đạt mức tăng trưởng trên 20%.
Cụ thể, doanh thu FPT đạt 39.249 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 7.168 tỷ đồng, lần lượt tăng 23,4% và 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Khấu trừ chi phí, FPT lãi sau thuế 1 1 tháng 6.155 tỷ đồng, tăng hơn 2 6 % so với thực hiện trong cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, LNST thuộc về Cổ đông Công ty mẹ tăng 29% lên 5.067 tỷ đồng. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) tăng 28% lên 4.629 đồng. Tính riêng trong tháng 11, FPT ước đạt hơn 4.144 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế mang lại 614 tỷ đồng.
Nguồn: FPT, Đơn vị: Tỷ đồng
Về cơ cấu doanh thu 11 tháng đầu trong năm 2022, khối Công nghệ ghi nhận 22.477 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt 3.322 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 23% và 26%. Lợi nhuận từ mảng Công nghệ chiếm hơn 46% cơ cấu lợi nhuận trước thuế cả tập đoàn. Đồng thời, doanh thu dịch vụ Chuyển đổi số trong 10 tháng đầu năm đạt 6.534 tỷ đồng, tăng trưởng 27% so với cùng kỳ; tập trung vào các công nghệ mới như Cloud, AI/Data Analytics, Blockchain,…
Bên cạnh đó, doanh thu Dịch vụ Viễn thông tăng trưởng 2 con số 16,1%, đạt 13.372 tỷ đồng. Mảng giáo dục, đầu tư tiếp tục mức tăng trưởng doanh thu cao 71% đạt 3.400 tỷ đồng trong 11 tháng kéo theo lợi nhuận trước thuế tại mảng này đạt 1.269 tỷ đồng, tăng gần 46% so với cùng kỳ.
Video đang HOT
Nguồn: FPT, Đơn vị: Tỷ đồng
Tại mảng dịch vụ CNTT tại thị trường nước ngoài, FPT ghi nhận khối lượng đơn hàng đăng ký mới từ thị trường nước ngoài trong 1 1 tháng đầu năm, đạt 20.566 tỷ đồng (tăng trưởng 37,1 % so với cùng kỳ) .
Nhờ đó, doanh thu mảng xuất khẩu phần mềm tiếp đà tăng trưởng cao 31% so với cùng kỳ, đạt 17.107 tỷ đồng đóng góp bởi sức tăng đến từ thị trường Mỹ (tăng 48,6%) và APAC (tăng 47,3%).
Song song, thị trường Nhật Bản chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ với mức tăng trưởng doanh thu theo đồng Yên đạt 27,3%, thúc đẩy bởi nhu cầu chi tiêu cho CNTT lớn tại thị trường này sau thời gian dài phong tỏa do dịch bệnh Covid-19.
Như vậy, Tập đoàn FPT đã hoàn thành được gần 93% mục tiêu về doanh thu và 94% mục tiêu về lợi nhuận trước thuế sau 11 tháng kinh doanh.
Góc nhìn CTCK: Thận trọng trước rung lắc trong phiên đáo hạn phái sinh
Theo VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư tạm thời đứng ngoài quan sát, giữ tâm lý thận trọng , kiên nhẫn chờ đợi thị trường cho những tín hiệu xác định xu hướng rõ ràng hơn.
Sau phiên tăng điểm hôm qua, tâm lý tích cực tiếp tục lan tỏa giúp VN-Index bật tăng khá tốt trong phiên sáng 14/12. Tuy nhiên, lực cầu không đủ mạnh khiến chỉ số nhiều thời lúc lùi dưới ngưỡng tham chiếu trước khi bật tăng nhẹ vào cuối phiên.
Nhóm cổ phiếu lớn phân hoá khá mạnh. Chỉ số VN-30 giảm nhẹ với số mã tăng/giảm bằng nhau. Kết phiên giao dịch, VN-Index tăng 2,98 điểm ( 0,28%) lên 1.050 điểm. Thanh khoản trên HoSE tăng nhẹ so với phiên hôm trước đạt mức 13.730 tỷ đồng.
Tích lũy đi ngang
Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI)
Giằng co với thanh khoản giảm nhẹ là xu hướng chủ đạo trong phiên giao dịch hôm nay. Điểm đáng chú ý là giao dịch ròng của khối ngoại đang có sự chững lại trong những phiên gần đây sau khi đã kéo dài mua ròng nhiều tuần trước đó, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến thanh khoản sụt giảm.
Xu hướng thị trường đang có xu hướng tích lũy đi ngang, nên chúng ta cần kiên nhẫn chờ đợi thêm tín hiệu tích cực rõ ràng hơn trước khi mở vị thế mua mới. Nếu chưa có tín hiệu bùng nổ về thanh khoản và điểm số, thì chúng tôi tiếp tục giữ nguyên ngưỡng hỗ trợ kỳ vọng (985 - 1.010) điểm.
Chứng khoán Tân Việt (TVSI)
Chỉ số tiếp tục xu hướng tích lũy ngắn hạn quanh vùng giá trị 1.030 - 1.070 điểm và vẫn duy trì tích cực khi đã có sự luân chuyển giữa các nhóm ngành. Đà tăng của chỉ số phiên hôm nay vẫn được duy trì phần nào nhờ lực đỡ tích cực của nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng và đà hồi phục trở lại của nhóm ngành BĐS - KCN.
Trong các phiên kế tiếp, dự báo VN-Index vẫn tiếp tục tích lũy và tăng điểm chậm rãi nhờ sự luân chuyển xoay tua giữa các nhóm ngành. Các nhóm ngành sẽ thay nhau hồi phục trước khi có phiên bùng nổ mới toàn thị trường.
Rung lắc trong phiên đáo hạn phái sinh
Chứng khoán KBSV
Sau nhịp mở gap tăng điểm đầu phiên, VN-Index dần suy yếu và đánh mất phần lớn thành quả đạt được về cuối phiên. Vùng kháng cự gần quanh 1.060 ( -5) đã cho phản ứng và khiến cho đà tăng điểm của chỉ số không duy trì được đến cuối phiên. VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục trải qua các nhịp rung lắc trong phiên đáo hạn phái sinh tiếp theo và rủi ro mở rộng nhịp điều chỉnh vẫn đang có phần lấn át. NĐT được khuyến nghị tránh mua đuổi, chỉ kê lệnh mua giá thấp khi chỉ số về lại vùng hỗ trợ sâu.
Đứng ngoài quan sát, chờ tín hiệu rõ ràng hơn
Chứng khoán VCBS
Dưới góc nhìn kỹ thuật, VN-Index vẫn đang giằng co tích lũy quanh mốc 1.050 điểm. Các chỉ báo ngắn hạn đều đồng loạt cho tín hiệu trung lập thể hiện sự lưỡng lự, thận trọng của nhà đầu tư trong ngắn hạn. Với diễn biến hiện tại , thị trường sẽ cần thêm thời gian tích lũy trước khi tăng điểm trở lại. Vùng hỗ trợ ngắn hạn gần nhất của chỉ số chung vẫn đang được xác định quanh 1.030.
Trong trường hợp xấu nhất, nếu lực bán mạnh bất ngờ xuất hiện, VN Index có thể sẽ điều chỉnh về 990 - 1.000 điểm. VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư tạm thời đứng ngoài quan sát, giữ tâm lý thận trọng , kiên nhẫn chờ đợi thị trường cho những tín hiệu xác định xu hướng rõ ràng hơn.
Điều chỉnh là cơ hội gia tăng cổ phiếu
Chứng khoán SHS
Với phiên giao dịch gần như đi ngang hôm nay, trạng thái thị trường vẫn không có nhiều thay đổi (chỉ là phát ra thêm tín hiệu củng cố khu vực điều chỉnh và tích lũy ngắn hạn), VN-Index vẫn vận động vững vàng trên ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1.000 điểm và duy trì được trạng thái thoát khỏi kênh downtrend.
Mặc dù thị trường chưa xác nhận uptrend chính thức và đang vận động trong sóng hồi, nhưng trong đợt hồi phục đầu tiên đang diễn ra như chúng tôi thường xuyên phân tích thì khả năng thị trường còn có thể tiếp tục có đợt tăng giá tiếp theo với mục tiêu VN-Index hướng tới là 1.150 điểm.
Đối với nhà đầu tư trung, dài hạn đợt điều chỉnh sẽ là cơ hội gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu, mục tiêu giải ngân nên hướng tới nắm giữ trung hạn và lựa chọn các cổ phiếu có nền tảng cơ bản và đà tăng trưởng tốt bị bán quá đà trong giai đoạn Downtrend vừa qua. nhà đầu tư có thể tham khảo danh mục cổ phiếu khuyến nghị của chúng tôi để có quyết định hợp lý.
Tự doanh CTCK mua ròng 23 tỷ đồng trên HoSE, tập trung gom NVL Tự doanh các công ty chứng khoán tập trung mua ròng trên NVL trong khi bán ròng mạnh VNM, VIC. Thị trường chứng khoán mở cửa phiên 14/12 giao dịch khá tích cực sau phiên tăng điểm hôm qua. Tuy nhiên, lực bán dâng cao vào phiên chiều khiến Vn-Index nhanh chóng thu hẹp đà tăng, thậm chí lùi xuống dưới ngưỡng tham...