Fortune 500: Các công ty Trung Quốc đang lớn hơn bao giờ hết
Trong danh sách Fortune 500 (500 công ty có doanh thu cao nhất) vừa được công bố, có đến 98 công ty Trung Quốc. Fortune cho hay các công ty Trung Quốc đang lớn hơn bao giờ hết và đa phần trong số này là doanh nghiệp quốc doanh.
Ngân hàng Công thương Trung Quốc ( ICBC) thuộc sở hữu nhà nước có lợi nhuận 45 tỉ USD – Ảnh: Reuters
Fortune hôm nay 23.7 đưa tin số công ty Trung Quốc, bao gồm cả các hãng có trụ sở tại Hồng Kông (Trung Quốc), trong danh sách Fortune 500 là 98. Điều này khiến Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ, nước có 128 doanh nghiệp góp mặt trong bảng xếp hạng.
Trong số 98 cái tên, Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) thuộc sở hữu nhà nước là công ty có lợi nhuận lớn nhất với 45 tỉ USD.
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang trỗi dậy ngoạn mục. Vào năm 2000 và 2010, số công ty Trung Quốc lọp top này chỉ lần lượt là 10 và 46. Mỹ thì ngược lại với xu hướng đi lên của Trung Quốc: năm 2000, 179 công ty Mỹ lọt top 500 nhưng đến năm 2010, chỉ còn lại 139 công ty.
Tuy vậy, sự trỗi dậy của các doanh nghiệp Trung Quốc không hẳn là ấn tượng nếu quan sát sâu hơn.
Video đang HOT
Trước hết, top 12 công ty hàng đầu Trung Quốc đều là doanh nghiệp quốc doanh (SOE). Trong số này bao gồm cả những ngân hàng lớn và các công ty dầu khí mà chính phủ kiểm soát thông qua Ủy ban giám sát và quản lý các tài sản nhà nước, thuộc Hội đồng nhà nước (SASAC). Cơ quan trên là nơi bổ nhiệm giám đốc điều hành (CEO) và ra các quyết định đầu tư lớn. Chỉ có 22 trong số 98 công ty là tư nhân.
Một SOE có chính phủ là cổ đông lớn nhất. Các SOE hưởng hỗ trợ lớn từ nhà nước để thúc đẩy tăng trưởng và cách ly khỏi cạnh tranh thương trường.
Thứ nhì, các doanh nghiệp Trung Quốc không hẳn là những thương hiệu toàn cầu. Quy mô không thể thay thế sức mạnh trong cạnh tranh quốc tế. Họ hưởng độc quyền hoặc độc quyền tập đoàn ở nước nhà, nhưng gặp khó trong việc phát triển ra thế giới.
Đầu năm nay, tập đoàn tư vấn toàn cầu Boston Consulting Group cho biết: “Các công ty Trung Quốc với hi vọng vươn ra toàn cầu đang bị cản trở bởi việc thiếu kiến thức đầy đủ về người tiêu dùng ở thị trường mục tiêu và kinh nghiệm xây dựng thương hiệu dẫn đầu”.
Hiện tại, trong số các thương hiệu Đại lục được nhiều người biết đến nhất như Alibaba, Tencent, Baidu và Xiaomi, không có thương hiệu nào là quốc doanh. Song, các hãng trên có doanh thu quá nhỏ để lọt vào top Fortune 500.
Sắp tới, số lượng công ty Trung Quốc trong bảng xếp hạng Fortune sẽ còn gia tăng, vì Bắc Kinh đang đặt ưu tiên cho việc này. Tại một sự kiện của SASAC vào năm 2013, nhà kinh tế học Hu Angang, Giám đốc Viện Nghiên cứu Trung Quốc đương đại tại Đại học Thanh Hoa, nói rằng đến năm 2020, số SOE Trung Quốc trong danh sách Fortune 500 sẽ là 130.
Song cho đến khi các doanh nghiệp Đại lục xây dựng được thương hiệu quốc tế tương xứng với quy mô của họ ở nước nhà, Fortune cho hay họ khó có thể có doanh thu như kỳ vọng.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Trung Quốc điều tra tham nhũng tại 5 công ty nhà nước
Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) đang điều tra 5 công ty nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực từ khai mỏ đến năng lượng, một động thái mới của Bắc Kinh trong việc mở rộng cuộc truy quét quan tham.
Tập đoàn Sinochem là một trong 5 công ty nhà nước đang bị điều tra tham nhũng. Ảnh minh họa: Sinochem
Ba trong số các công ty bị điều tra gồm Tập đoàn Sinochem, Tổng công ty Minmetals Trung Quốc, công ty điện China Datang, Reuters dẫn thông báo của CCDI cho biết hôm nay.
Các công ty này được cho là có những hành vi vi phạm như có các quỹ đen, đầu tư mạo hiểm vào những dự án không thuộc lĩnh vực hoạt động của mình, các quan chức của công ty dùng các dự án chung để "chuyển lợi ích".
CCDI cam kết sẽ kiểm tra "tất cả các công ty nhà nước và các tổ chức tài chính trụ cột quan trọng" trong năm nay, thực hiện chiến dịch trừng trị những kẻ tham nhũng kéo dài từ 2012. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng tệ nạn này đe dọa sự tồn vong của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hơn 70 quan chức cấp cao mất chức tại các công ty Nhà nước năm ngoái, sau khi bị điều tra. Những người này từng công tác trong các lĩnh vực năng lượng, viễn thông và tài chính.
Bắc Kinh hôm 15/6 thông báo truy tố Lưu Vĩnh Viễn, cựu phó chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc (PetroChina), vì một số tội danh, trong đó có nhận hối lộ.
Ông Lưu từng bị điều tra vì "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng" dưới vai trò tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC), công ty mẹ của PetroChina.
Chu Vĩnh Khang, một trong những người quyền lực nhất Trung Quốc, từng đứng đầu Bộ Công an và là ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, hôm 11/6 lĩnh án tù chung thân vì tham nhũng và làm lộ bí mật nhà nước. Ông bị truy tố hồi tháng 4, chín tháng sau khi bị điều tra chính thức, và bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản Trung Quốc cuối năm ngoái.
Khánh Lynh
Theo VNE
Ukraine "trải thảm đỏ" mời Mỹ Chính quyền hiện nay ở Ukraine đang chào bán tất cả các công ty nhà nước cho các nhà đầu tư Mỹ với mong muốn "thấy các chủ sở hữu người Mỹ trên lãnh thổ Ukraine". Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk (bên trái) và nữ Bộ trưởng Tài chính Natalie Jaresko trong một cuộc đàm phán với các chủ nợ của Ukraine Thủ tướng...