Ford và Toyota được người Mỹ ưa chuộng nhất tháng 5
Theo số liệu bán hàng tại Mỹ tháng 5/2017, doanh số Ford đạt 229,962 chiếc, dẫn đầu bảng xếp hạng. Toyota đứng vị trí thứ hai với 192.837 chiếc được bán ra.
Theo báo cáo bán hàng do trang Carsalesbase công bố, doanh số xe hơi toàn thị trường Mỹ giảm 0,5% trong tháng 5, mức giảm chậm nhất trong năm nay. Sự sụt giảm doanh số vẫn tiếp diễn mặc dù thị trường có nhiều điều kiện thuận lợi: Việc làm tăng, tăng trưởng kinh tế khá tốt và giá nhiên liệu thấp.
Theo xu hướng gần đây, nhu cầu thị trường ở phân khúc xe bán tải và xe số tự động tăng 6,2%. Nhu cầu toàn thị trường xe hơi giảm 10% trong những tháng đầu năm.
Thị trường xe hơi Mỹ chứng kiến doanh số thấp tồi tệ vào tháng 4, có tới 8 thương hiệu hàng đầu bị giảm doanh số so với năm 2016. Tháng 5, chỉ 4 thương hiệu top trên bị giảm lượng tiêu thụ. Đặc biệt hãng Jeep giảm tới 16%, thậm chí thấp hơn so với tháng 4. Hyundai bị tụt giảm tới 18% sau khi bán thương hiệu con Kia.
Top 10 thương hiệu xe hơi bán chạy nhất tại Mỹ tháng 5/2017. Đồ hoạ: Thạch Lam.
Ford và Toyota có doanh số bán hàng tăng trưởng lần lượt 2,2% và 3,7%, vẫn còn khá thấp so với cùng kỳ năm ngoái nhưng khá hơn tháng 4. Honda và Nissan có mức tăng trưởng khiêm tốn trong tháng 5. Chevrolet giảm 3,8% so với tháng trước.
Subaru và Ram không chỉ chiếm vị trí đầu bảng mà cả hai thương hiệu còn đạt tỷ lệ tăng trưởng ấn tượng 12,1% và 17%.
Ngoài Dodge ghi nhận sự tăng trưởng doanh số lần đầu tiên trong tám tháng, GMC tiếp tục chứng kiến bước tụt dốc thảm hại trong năm 2017. VW tiếp tục nỗ lực tăng trưởng doanh số bán hàng nhờ một số mẫu xe mới vừa được giới thiệu trong tháng 5.
10 thương hiệu xe sang bán chạy nhất tại Mỹ tháng 5/2017. Đồ hoạ: Thạch Lam.
Video đang HOT
Trong số các nhà sản xuất ôtô chính, lần đầu tiên Buick đạt mức tăng trưởng kỷ lục 28,5 %, giúp doanh thu tính từ đầu năm tăng 3,9%. Mazda tiếp tục đà suy giảm 8,1 %, sau khi tăng liên tiếp trong tháng 3 và 4. Chrysler, Mini, Fiat và Smart tiếp tục giảm.
Ở phân khúc xe sang trọng, Mercedes-Benz, BMW và Lexus lần lượt chiếm vị trí 1, 2 và 3 trên thị trường. Tuy nhiên tất cả đều giảm doanh số. Một số thương hiệu nhỏ bắt đầu tăng nhưng tỷ lệ không cao như Acura, Volvo và Land Rover.
F-Pace đang đạt tốc độ tăng trưởng ổn định giúp Jaguar tìm lại được vị trí. Maserati tăng 33,9% và Bentley tăng tới 87,5% nhờ những mẫu crossover và SUV mới ra mắt.
Thạch Lam
Theo Zing
Doanh số xe tăng vọt, các nước Đông Nam Á đang gánh chịu hậu quả
Tăng trưởng nóng của thị trường xe hơi Đông Nam Á đang gây những hệ quả xấu đến đường sá và môi trường.
BMI Research, một công ty nghiên cứu tài chính của tập đoàn Fitch, dự báo tổng doanh số bán xe hơi của Hiệp hội các nước Đông Nam Á sẽ tăng trưởng 8,1% trong năm 2017, gấp đôi mức tăng 3,1% trong năm ngoái, góp công lớn vào mức tăng trưởng 3,7% của toàn châu Á trong năm nay.
Tình trạng tắc nghẽn giao thông tại Thái Lan.
"Chúng tôi hy vọng Cambodia, Philippines và Việt Nam sẽ trở thành thị trường xe hơi tăng trưởng hiệu quả nhất trong khu vực Đông Nam Á trong năm 2017, với mức tăng trưởng dự báo lần lượt là 20,4%, 19,2% và 18%", BMI Research viết trong bản cáo gần đây.
Tổng số lượng xe bán ra tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam tăng trưởng 14% so với cùng kỳ trong tháng 3/2017, đạt 316.736 xe. Đây là tháng thứ 5 tăng trưởng liên tiếp.
Toyota - thương hiệu có lượng xe bán ra nhiều nhất trong khu vực - cho biết, doanh thu 3 tháng đầu năm của tập đoàn đang có những dấu hiệu đáng mừng, mà chủ yếu nhờ tác động từ các thị trường mới nổi - bao gồm cả Đông Nam Á.
Theo Trung tâm nghiên cứu Pew của Mỹ, năm 2014, các nước như Malaysia và Thái Lan có tỷ lệ sở hữu xe hơi tương đối cao, tương ứng 82% và 51% trên mỗi hộ gia đình. Trong khi Philippines, Indonesia và Việt Nam chỉ là 6%, 4% và 2%.
Kinh tế đi lên, kéo theo sự gia tăng xe hơi tại các trung tâm đô thị, làm trầm trọng hơn tình trạng tắc nghẽn giao thông ở các thành phố lớn như Bangkok, Jakarta và Manila. Đẩy việc nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông vào tình thế bắt buộc.
Tình trạng giao thông đang xấu đi
Bangkok và Jakarta đứng thứ 2 và 3 trong danh sách những thành phố tắc nghẽn giao thông nhất thế giới năm 2016, số liệu dựa trên cuộc khảo sát 390 thành phố ở 48 quốc gia.
Trong khi đó, thành phố Manila và Cebu của Philippines; cùng Bandung và Surabaya của Indonesia đứng dưới cùng trong cuộc điều tra năm 2016 về sự hài lòng của người lái xe thực hiện bởi Waze, nhà sản xuất ứng dụng dẫn đường dựa trên dữ liệu từ phía người dùng.
Xây dựng tuyến đường sắt ở Jakarta.
Người kế nhiệm ông Aquino, Tổng thống Rodrigo Duterte của Philippines đã cam kết thực hiện chương trình nâng cấp cơ sở hạ tầng trị giá 160 tỷ USD trong suốt nhiệm kỳ của ông (2016-2022), nhằm cải thiện đường sá, xây thêm đường cao tốc và quy hoạch đô thị.
Chính phủ Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, cũng mong muốn hiện đại hóa đường sá và đường sắt, nằm trong kế hoạch cải tổ cơ sở hạ tầng do Tổng thống Joko Widodo khởi xướng khi lên cầm quyền cuối năm 2014.
Dân cư ở Jakarta, Indonesia hy vọng rằng tình trạng kẹt xe sẽ được giải quyết bằng việc nâng cấp hệ thống giao thông công cộng, bao gồm các dự án như tàu điện ngầm nối liền Jakarta và sân bay.
Trước khi các tuyến tàu điện ngầm mới hoàn thành, ùn tắc giao thông của Jakarta vẫn còn đó, thậm chí tồi tệ hơn. Thị trường xe hơi Indonesia không tăng trưởng nhanh như các láng giềng, nhưng con số 90.000 xe bán ra trong tháng 4 (tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái) thật sự đáng lo ngại.
Phnôm Pênh, thủ đô của Campuchia, nơi mà doanh số bán xe dự kiến tăng 20% vào năm 2017, đang trong giai đoạn bùng nổ các tòa nhà cao tầng để đáp ứng nhu cầu của người dân. Hàng trăm chung cư mọc lên ở một thành phố từng bị coi là thấp kém trước đây. Dân số Phnom Penh thấp hơn nhiều so với Bangkok, Jakarta hay Manila, nhưng tình trạng ùn tắc giao thông đã sớm xuất hiện.
Tầng lớp trung lưu ngày càng tăng. Họ nhiều tiền hơn, có nghĩa nhiều xe hơi mới được mua. Điều đó làm trầm trọng hơn tình trạng tắc nghẽn giao thông, và làm phức tạp quá trình phát triển đô thị ở các thành phố đang phát triển.
Ô nhiễm môi trường
Sự phổ biến xe hơi còn ảnh hưởng tới chất lượng không khí. Theo Carlos Dora, điều phối viên của Tổ chức Y tế Thế giới về sức khỏe môi trường, sự phát triển kinh tế nhanh chóng của châu Á đang làm các thành phố ô nhiễm rất nhanh. Ông nói thêm: "Ở một số nơi, chất lượng không khí đang xấu đi do tác động của việc doanh số xe hơi tăng, bên cạnh các mẫu xe hơi cũ dùng động cơ diesel".
Nhiều ôtô cũ lưu thông tại Myanmar.
Tại Myanma, xe cũ còn bán chạy hơn so với xe mới, do chính phủ đã nới lỏng các hạn chế về nhập khẩu xe hơi vào năm 2011. Trên đường phố ở đây, người ta chủ yếu thấy những mẫu xe Nhật sản xuất từ những năm 1980 và 1990.
Một nguồn ô nhiễm không khí khác ở Đông Nam Á là xe máy. Ở TP.HCM và Jakarta vào giờ cao điểm chật kín xe máy trên đường. Theo một khảo sát người tiêu dùng tại 5 quốc gia Đông Nam Á của FT Confidential Research, doanh số xe máy đang chững lại. Thị trường xe máy đang bão hòa. Nhu cầu đang dần dịch chuyển sang xe hơi.
Phúc Cường
Theo Zing
2 xe ít người mua tại Việt Nam bán chạy nhất thế giới Nissan X-Trail và Toyota Corolla Altis là những mẫu xe bán chậm tại Việt Nam, tuy nhiên doanh số toàn cầu hết quý 1 của 2 dòng xe này lại đứng thứ 2 và thứ 3. Thống kê mới nhất của Jato Dynamic, Toyota Corolla là dòng xe bán chạy thứ 2 tại trên thế giới trong quý I, với doanh số 214.618...