Ford tính chuyện tự sản xuất pin xe chạy điện
Việc này một mặt sẽ giúp Ford chủ động nguồn cung pin xe chạy điện; mặt khác, đảm bảo việc làm cho người lao động khi xe điện dần thay thế xe động cơ đốt trong.
Ảnh: Getty/AFP
Chỉ cách đây vài tháng, cựu Giám đốc điều hành của Ford, Jim Hackett, vẫn cho biết Ford không có lợi thế gì để tự chế tạo pin cho xe điện. Thế nhưng giờ đây, quan điểm này đã thay đổi dưới thời nhà lãnh đạo mới – Jim Farley.
Vị giám đốc điều hành mới của Ford đã chia sẻ rằng, việc chủ động trong sản xuất xe điện thực sự sẽ là một định hướng vững chắc để tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến về ô tô của Reuters diễn ra cuối tuần trước, ông Farley đã nhận xét về sự tăng trưởng của thị trường xe điện và những lo ngại đi kèm: “Chúng tôi đang thảo luận về việc sản xuất pin. Tôi nghĩ điều đó là tất yếu khi lượng xe điện đang ngày càng tăng lên.”
Việc một chiếc xe điện có ít bộ phận hơn so với xe động cơ đốt trong đã là một mối quan tâm lớn đối với các công nhân sản xuất ô tô đang dõi theo sự gia tăng của làn sóng điện khí hóa. Việc cân bằng giữa xu thế mới và nhu cầu tạo thêm việc làm là điều không hề đơn giản với nhiều doanh nghiệp.
“Xe chạy điện ít bộ phận ít hơn 40% so với ô tô truyền thống, tức là việc lắp ráp đơn giản hơn, cần ít nhân công hơn. Chúng ta phải giải quyết một thực tế là khi tỷ lệ điện khí hóa lên đến 25% hoặc 50% sản lượng xe của ngành công nghiệp ô tô trong những năm tới, người lao động sẽ làm những công việc gì? Một trong những lựa chọn rõ ràng là bắt tay vào sản xuất pin,” ông Farley cho biết.
Việc tự chế tạo ra một bộ pin sẽ rất khó khăn và theo quan điểm của ông Hackett, điều này sẽ không thực sự có ý nghĩa đối với Ford khi bên ngoài đã có sẵn những bộ pin được chế tạo tốt và công ty chỉ cần rất lắp chúng vào ô tô không mấy khó khăn. Rõ ràng, ở góc độ kinh doanh, quan điểm này không hề sai. Với những hãng xe đang tập trung tìm cách cắt giảm nhân lực để tạo ra lợi nhuận lớn hơn, thì việc mua pin ngoài là lựa chọn đúng đắn.
Video đang HOT
Xét cho cùng, GM và Tesla là hai công ty đã đầu tư hàng tỷ USD để tạo ra các nhà máy sản xuất pin của riêng mình. Đó là những con số khổng lồ.
Còn với Farley, ông dường như quan tâm nhiều hơn đến yếu tố con người. Đây có lẽ là một điều tốt, đặc biệt là trong môi trường kinh tế hiện nay. Mọi người cần việc làm và việc Ford tự phát triển sản xuất pin cho riêng mình sẽ mở ra nhiều cơ hội mới.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, tất cả mới chỉ dừng lại ở ý tưởng. Trên thực tế, các mẫu xe điện sắp tới của Ford vẫn sẽ sử dụng pin từ các nhà cung cấp bên ngoài.
Xe chạy điện Ford E-Transit 'trình làng', có thể đi được 202 km
Trái tim" của Ford E-Transit là bộ pin 67 kWh sản sinh ra công suất 266 mã lực và mô-men xoắn cực đại 429 Nm. Quãng đường xe có thể di chuyển được là 202 km.
Ford vừa trình làng mẫu xe E-Transit mới, phiên bản chạy hoàn toàn bằng điện của dòng xe tải chở hàng bán chạy nhất thế giới. Giá bán của xe khởi điểm từ 45.000 USD (khoảng 1,37 tỷ đồng).
Theo dự kiến, E-Transit sẽ cung cấp lựa chọn tới 8 phiên bản khi ra mắt vào cuối năm 2021 bao gồm 3 lựa chọn chiều cao mui và 3 chiều dài, 1 tuỳ chọn ca bin khung và các mô hình cắt rời.
Tất cả biến thể đều sẽ có hệ dẫn động cầu sau hoàn toàn bằng điện. Cung cấp sức mạnh cho Ford E-Transit là một bộ pin 67 kWh nằm bên dưới thân xe, sản sinh ra công suất 266 mã lực và mô-men xoắn cực đại 429 Nm.
Tại khu vực Bắc Mỹ, Ford E-Transit ước tính quãng đường di chuyển là khoảng 202 km, trong khi đó các mô hình bán tại châu Âu sẽ có quãng đường di chuyển là 350 km.
Thiết kế của Ford E-Transit trông giống như phiên bản chạy bằng xăng, ngoại trừ các điểm nhấn màu xanh trên lưới tản nhiệt.
E-Transit cung cấp không gian chở hàng lên tới 1.380 lít cho biến thể mui cao và biến thể chiều dài cơ sở kéo dài. Xe tải chở hàng E-Transit có tải trọng là 1.723 kg, trong khi đó biến thể cắt rời có tải trọng là 1.946 kg.
Ford E-Transit có cả sạc nhanh AC và DC. Hãng cũng cung cấp bộ sạc di động tiêu chuẩn có thể cắm vào ổ cắm 120 volt thông thường để sạc chậm và ổn định hoặc vào ổ cắm 240 volt để sạc nhanh hơn. Ngoài ra, còn có tùy chọn Ford Connected Charge Station cung cấp giải pháp sạc tại nhà nhanh nhất có thể sạc đầy pin trong 8 giờ.
Ford cũng cung cấp tùy chọn Pro Power Onboard, cung cấp năng lượng lên tới 2,4 kilowatt cho khách hàng Bắc Mỹ để biến E-Transit thành một máy phát điện di động để cung cấp năng lượng cho các máy công cụ và thiết bị trên công trường.
Bên trong, xe được trang bị hệ thống thông tin giải trí SYNC 4 mới nhất với màn hình cảm ứng 12 inch tiêu chuẩn, nhận dạng giọng nói nâng cao, điều hướng tăng cường qua đám mây, modem 4G LTE tiêu chuẩn và các bản cập nhật khác.
Xe được trang bị gói an toàn Ford Co-Pilot360 bao gồm các công nghệ tiêu chuẩn bổ sung như hệ thống giữ làn đường và hỗ trợ va chạm trước với phanh khẩn cấp tự động, cũng như hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng thông minh có thể nhận dạng biển báo tốc độ, hỗ trợ tốc độ thông minh, hệ thống hiển thị điểm mù, camera 360 độ và hỗ trợ phanh khi lùi.
E-Transit sẽ được chế tạo tại nhà máy ở thành phố Kansas của Ford, dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm 2021, có nghĩa là sẽ tiếp cận thị trường trước F-150 chạy điện, dự kiến sẽ ra mắt vào giữa năm 2022.
Tại thị trường Việt Nam, Ford Transit chạy bằng động cơ đốt trong đang bán với 3 phiên bản và có giá dao động từ 798 triệu đồng đến 845 triệu đồng.
Honda rót tiền vào hãng pin xe điện lớn nhất thế giới Đó là CATL, hãng pin xe điện lớn nhất thế giới của Trung Quốc, cũng là hãng vừa gây chấn động với việc đã sản xuất thành công pin "triệu dặm". Honda đã quyết định đầu tư một phần nhỏ vào nhà sản xuất pin CATL của Trung Quốc vì hai bên dự kiến sẽ hợp tác phát triển hệ thống pin cho...