Ford – Thử thách Ford Everest 1 bình dầu: Hơn cả kỳ vọng!
Kế hoạch ban đầu của chúng tôi là thử xem liệu Ford Everest có thể chạy thẳng tới Đà Nẵng với 1 bình dầu diesel? Tuy nhiên, chúng tôi đã đánh giá quá thấp khả năng tiêu thụ nhiên liệu của mẫu SUV 7 chỗ này.
Chúng tôi đã trải nghiệm Ford Everest ở rất nhiều địa hình, từ đường nhựa đô thị, đường cao tốc, đường bê tông nát bươm của những vùng núi Tây Bắc cho đến đường bùn, đường đá sỏi ở các cung off-road. Tất cả những loại địa hình trên chỉ góp phần chứng minh một điều: Ford Everest không chỉ làm tốt nhiệm vụ xe gia đình mà mỗi khi chủ nhân “nổi hứng” khám phá những vùng đất lạ, mẫu xe này luôn sẵn sàng trở thành một người bạn đồng hành đáng tin cậy.
Tuy nhiên, trong rất nhiều lần đồng hành cùng Ford Everest mới, chúng tôi vẫn chưa thể thực hiện một bài thử nghiệm mà rất nhiều người quan tâm. Đó là khả năng tiết kiệm nhiên liệu của mẫu SUV này trong điều kiện thực tế. Gần đây, chúng tôi đã có cơ hội thực hiện điều đó. Một bình dầu, một chiếc xe, một hành trình xuyên xuốt từ Hà Nội tới Đà Nẵng, một quãng đường dài 770 km. Chúng tôi đã từng đi xuyên Việt nhiều lần nhưng hành trình lần này lại thú vị hơn nhiều với sự xuất hiện của nhà báo, bình luận viên Trương Anh Ngọc. Anh sẽ cùng khám phá khả năng tiết kiệm nhiên liệu của Ford Everest Ambiente AT với chúng tôi.
“Fan cứng của AC Milan” được biết đến nhiều hơn với vai trò là bình luận viên bóng đá hay phóng viên thể thao. Tuy nhiên, công việc chính của Anh là một phóng viên thời sự quốc tế với nhiều ấn phẩm xuất sắc.
Có một người bạn đồng hành như vậy trong một hành trình đầy thú vị, chúng tôi cảm thấy háo hức ngay từ khi xe chưa lăn bánh. Chiếc Ford Everest được đổ đầy 78,7 lít dầu trước khi xuất phát (hãng sản xuất công bố dung tích bình nhiên liệu của Everest là 80 lít), đồ đạc cá nhân và dụng cụ ghi hình cũng được chất đầy khoang hành lý phía sau như một chuyến dã ngoại thực thụ.
Hành trình của chúng tôi bắt đầu muộn hơn giờ dự kiến, điều có nghĩa là chúng tôi sẽ mất thời gian hơn cho việc tắc đường. Nhưng không sao! Đó mới là thực tế.
Đây là kiểu hoạt động mà Ford Everest cực kỳ “thích”. Hộp số 10 cấp linh hoạt kết hợp với động cơ 2.0L mạnh mẽ bất ngờ khiến chiếc SUV 7 chỗ này có thể dễ dàng vượt xe khi cần thiết mà không cần phải sử dụng chế độ sang số tay. Ở tốc độ 100 km/h, động cơ 2.0L chỉ hoạt động ở tua máy 1.500 vòng/phút với cấp số 10, tốt hơn nhiều so với Evervest đời trước. Điều này mang lại hàng loạt lợi ích: động cơ phải làm việc ít hơn, tức là sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn, bớt ồn, rung hơn và sẽ bền bỉ hơn.
Sau nhiều giờ lái xe liên tục, cả đoàn đã đến thành phố Đồng Hới, Quảng Bình. Mở Google Maps lên, tôi thấy khoảng cách giữa Đồng Hới và Đà Nẵng còn 267 km, trong khi đồng hồ xe vẫn báo rằng chiếc Everest vẫn chạy được gần… 600 km nữa thì mới cạn bình dầu! Tính từ khi xuất phát ở Hà Nội, chúng tôi đã đi được hơn 500 km. Như vậy, trong điều kiện thực tế, chiếc Ford Everest có thể di chuyển được khoảng 1.100 km chỉ với một bình dầu! Tất nhiên, chúng tôi vẫn chưa đặt chân đến Đà Nẵng và thử thách lớn nhất trong hành trình vẫn còn ở trước mắt: đèo Hải Vân.
Đèo Hải Vân (và vịnh Lăng Cô) là 2 địa điểm đẹp nhất trong hành trình từ Hà Nội đến Đà Nẵng. Những con dốc 10 độ trái phải liên tiếp, những khúc cua tay áo thực sự là bài thử khắc nghiệt cho bất kỳ chiếc xe nào. Với Ford Everest, động cơ 180 mã lực và hộp số 10 cấp có dịp được trổ hết khả năng. Việc leo những con dốc 10 độ là tương đối dễ dàng với 1 chiếc xe mạnh như Everest. Khi qua Hải Vân Quan, tôi chủ động về số để dùng động cơ hãm tốc, hạn chế dùng phanh. Điểm hay của hộp số 10 cấp này là nó rất thông minh, biết duy trì đúng cấp số mà tôi muốn và với việc có rất nhiều cấp số để lựa chọn thì động cơ cũng không phải “gào thét” quá nhiều.
Sau khi xuống đèo Hải Vân, chặng đường còn lại đến với khách sạn tại Đà Nẵng chẳng khác gì một cuộc đi dạo. Đến điểm tập kết, con số tiêu thụ nhiên liệu mà chúng tôi đạt được là 7,1 lít/100 km đường hỗn hợp, một mức tiêu thụ rất ấn tượng với một chiếc SUV 7 chỗ! Đến Đà Nẵng, đồng hồ báo rằng xe vẫn còn đi được 246 km nữa mới cạn dầu. Như vậy, chiếc Ford Everest không chỉ có động cơ mạnh, thiết kế đẹp, nội thất tiện nghi mà còn có khả năng tiết kiệm nhiên liệu rất tốt. Thực sự, khách hàng Việt Nam khó có thể tìm được 1 chiếc xe gia đình đa dụng và phù hợp hơn!
Theo Thanhnien
Mitsubishi Xpander đối đầu Suzuki Ertiga: Mèo nào thắng mỉu nào?
Suzuki Việt Nam vừa mới giới thiệu phiên bản mới của Ertiga - mẫu xe đa dụng 7 chỗ ngồi chủ lực của hãng trước đối thủ đáng gờm của mẫu MPV cùng phân khúc Mitsubishi Xpander.
Video đang HOT
Được định giá thấp hơn với mong muốn có thể cạnh tranh với Xpander, tuy nhiên khi xét về những tính năng và trang bị thì mỗi mẫu xe lại có những ưu điểm riêng để phù hợp với mức giá của mình.
Giá bán
Suzuki Ertiga 2019 hiện được phân phối với hai phiên bản có giá bán lần lượt là:
- Ertiga GL MT: 499 triệu đồng.
- Ertiga GLX AT: 549 triệu đồng.
Trong khi đó, Mitsubishi Xpander đang được bán tại Việt Nam với 2 phiên bản có giá lần lượt là:
- Xpander 1.5 MT: 550 triệu đồng.
- Xpander 1.5 AT: 620 triệu đồng.
Có thể thấy, giá bán là ưu thế cạnh tranh lớn của Ertiga khi phiên bản cao cấp nhất của mẫu MPV Suzuki chỉ tương đương phiên bản thấp nhất của đối thủ nhà Mitsubishi.
Suzuki Ertiga và Mitsubishi Xpander (phải).
Về kích thước, có thể thấy mẫu MPV nhà Mitsubishi hoàn toàn lấn lướt so với đối thủ Suzuki khi lần lượt dài hơn 80mm, rộng hơn 15mm và cao hơn 10mm. Bên cạnh đó, khoảng cách trục cơ sở lớn hơn 35mm cũng cho Xpander nhiều lợi thế về không gian hơn.
Khoảng sáng gầm xe cũng là yếu tố đang chú ý. Xpander với khoảng sáng gầm lớn hơn cho người lái nhiều giới hạn hơn khi cần đi các địa hình khó hoặc leo dốc. Khoảng sáng gầm tốt cũng giúp cho việc xoay trở trong thành phố tốt hơn khi có thể đậu xe hoặc tận dụng lề đường để quay đầu và ít gặp phải nỗi lo "cạ gầm". Trong khi đó, khoảng sáng gầm thấp hơn trên Ertiga giúp mẫu MPV có tính khí động học tốt hơn nhưng với thiết kế xe gia đình MPV không yêu cầu vận hành ở tốc độ cao liên tục thì điều này không mang nhiều ý nghĩa.
Về thiết kế, Xpander nổi bvật với ngôn ngữ trẻ trung, mạnh mẽ và nam tính với lưới tản nhiệt dạng khiên chữ X, cụm đèn trước hai tầng với dải đèn LED chạy ban ngày được tách riêng đang là xu hướng hiện nay. Đèn đuôi và đèn phanh của mẫu MPV là dạng chữ L tách rời, cụm đèn hậu tích hợp cùng công nghệ đèn LED. Nếu nhìn xa hơn, thiết kế của của Xpander sẽ khó bị "lỗi thời" ít nhất trong khoảng 5 năm nữa.
Trong khi đó, thiết kế của Ertiga dù đã được làm mới với nhiều đường nét góc cạnh nhưng vẫn đi theo hướng trung tính và có phần già dặn hơn so với đối thủ đồng hương. Mặt trước của xe nổi bật với cụm đèn pha Halogen Projector hình thang và lưới tản nhiệt dạng lục giác mới. Cản trước cũng được làm lại theo phong cách thể thao. Phía sau xe được trang bị cụm đèn hậu hình chữ L cùng với cột D được sơn đen.
Một chi tiết khác chiếm khá nhiều trong tổng thể ngoại thất chính là bộ mâm, nếu như Ertiga chỉ được trang bị mâm 15 inch thì Xpander sử dụng mâm lớn hơn là 16 inch, mang đến vẻ đẹp cuốn hút hơn.
Nội thất
Khoang cabin của Suzuki Ertiga đã ổn hơn thế hệ trước với ốp táp lô giả gỗ, vô-lăng mang thiết kế D-cut. Xpander cũng không kém với tông màu nội thất sáng mang đến cảm giác rộng rãi. Đáng chú ý nhất là Xpander có không gian nội thất đầy thực dụng với rất nhiều nơi để dụng cá nhân và khay đựng thức uống, giúp mang đến sự thoải mái cho những chuyến đi xa.
Các trang bị nổi bật trên Suzuki Ertiga bao gồm chìa khóa thông minh, nút bấm khởi động, bộ điều chỉnh chiều cao ghế và một màn hình cảm ứng 6,8 inch cùng với khả năng kết nối Bluetooth. Ngoài ra, xe còn được trang bị cổng sạc 12V cho ghế trước/sau, đầu cắm USB và audio, 4 loa và camera lùi.
Khoang cabin của Suzuki Ertiga đã ổn hơn thế hệ trước với ốp táp lô giả gỗ, vô-lăng mang thiết kế D-cut. Các trang bị nổi bật trên xe bao gồm chìa khóa thông minh, nút bấm khởi động, bộ điều chỉnh chiều cao ghế và một màn hình cảm ứng 6,8 inch cùng với khả năng kết nối Bluetooth. Ngoài ra, xe còn được trang bị cổng sạc 12V cho ghế trước/sau, đầu cắm USB và audio, 4 loa và camera lùi.
Xpander cũng không kém với tông màu nội thất sáng mang đến cảm giác rộng rãi. Đáng chú ý nhất là Xpander có không gian nội thất đầy thực dụng với rất nhiều nơi để dụng cá nhân và khay đựng thức uống, giúp mang đến sự thoải mái cho những chuyến đi xa
Cả hai mẫu xe đều được trang bị cấu hình 7 chỗ ngồi với 3 hàng ghế, phục vụ tốt cho nhu cầu gia đình với 3 thế hệ cũng như khi cần chở thêm người trên những quãng đường vừa phải. Tuy nhiên, thế mạnh lớn nhất của Xpander so với Ertiga là không gian rộng rãi hơn do có kích thước tổng thể và chiều dài cơ sở tốt.
Hàng ghế thứ 3 của Xpander rộng rãi hơn Ertiga nhờ chiều dài cơ sở lớn hơn.
Bên cạnh đó, Mitsubishi cũng tận dụng các mảng màu sáng triệt để hơn so với Suzuki để giúp khoang cabin của Xpander có cảm giác rộng rãi hơn nữa. Trang bị tiện ích cho Xpander là hệ thống thông tin giải trí màn hình cảm ứng 6.2 inch, hệ thống âm thanh 6 loa, ổ cắm điện 12V cho cả 3 hàng ghế...
Vận hành và an toàn
Cung cấp sức mạnh cho Suzuki Ertiga 2019 là động cơ 1.5L 4 xylanh cho công suất cực đại 103 mã lực đi cùng mức mô men xoắn 138 Nm. Hộp số sử dụng là loại số sàn 5 cấp hoặc số tự động 4 cấp tùy phiên bản.
Trong khi đó, Mitsubishi Xpander dùng cấu hình động cơ tương tự nhưng nhỉnh hơn đối thủ 1 mã lực và 3 Nm - những con số chênh lệch không qua đáng kể. Cấu hình dẫn động cũng khá tương đồng với hộp số sàn 5 cấp hoặc số tự động 4 cấp. Tất cả các phiên bản của hai mẫu xe đều dùng hệ dẫn động cầu trước FWD.
Mức tiêu hao nhiên liệu (kết hợp/Đô thị/ Đường trường) của Ertiga GLX AT là 5,67 / 7,07 / 4,86 (lít/100km) và của Xpander AT là 6,2 / 7,6 / 5,4 (lít/100km).
Về mặt an toàn, Mitsubishi Xpander cũng tỏ ra vượt trội so với đối thủ. Các trang bị an toàn trên Suzuki Ertiga GLX AT chỉ dừng lại ở mức cơ bản bao gồm 2 túi khí, thanh gia cố bên hông xe, hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hệ thống phân phối phanh điện tử EBD, cảm biến lùi, hệ thống chống trộm và báo động.
Trong khi đó, Xpander có thêm hệ thống trợ lực phanh khẩn cấp BA, hệ thống cân bằng điện tử (ASC), hệ thống khởi hành ngang dốc (HSA), cảnh báo phanh khẩn cấp và khóa cửa từ xa. Đáng chú ý là các hệ thống an toàn này có mặt trên cả phiên bản số sàn của Xpander chứ không chỉ riêng bản số tự động. Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc là một tính năng tuyệt vời cho các tài xế sử dụng Xpander phiên bản số sàn khi rơi và những tình huống kẹt xe ngang dốc, giúp điều khiển xe dễ dàng và ít mệt mỏi hơn.
Bên cạnh đó, Xpander hơn Ertiga còn nổi trội hơn với hệ thống ga tự động (Crusi Control) giúp cho những chuyến đi xa thoải mái hơn cho người điều khiển. Điều quan trọng nhất là các tính năng thuộc về an toàn là không thể tự trang bị thêm, nếu có cũng không đảm bảo khả năng hoạt động ổn định so với xe được trang bị nguyên bản.
Đánh giá chung
Suzuki Ertiga với giá bán hấp dẫn, thiết kế trung tính cùng khả năng vận hành bền bỉ, ổn định tỏ ra phù hợp với nhóm khách hàng tìm kiếm một mẫu xe kinh tế đủ chỗ cho cả gia đình 3 thế hệ trong những chuyến đi chơi xa.
Với nhiều ưu điểm toàn diện hơn so với đối thủ, Mitsubishi Xpander cũng là mẫu xe gia đình đa dụng, đáp ứng được đa dạng mục đích sử dụng của người dùng. Dù có giá bán cao hơn Ertiga nhưng các trang bị an toàn tiên tiến của Xpander xứng đáng với giá trị của mình. Đã qua rồi cái thời mà xe ô tô chỉ để "che mưa, che nắng" mà phải có khả năng đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng xe.
Theo Doanhnghiep
Mitsubishi Pajero Sport 2020 lộ diện toàn bộ thiết kế Mitsubishi Pajero Sport phiên bản cải tiến 2020 bất ngờ xuất hiện tại Thái Lan trước ngày ra mắt chính thức diễn ra vào tuần tới. Mitsubishi Pajero Sport 2020 dự kiến ra mắt vào ngày 25.7 tới, tuy nhiên những hình ảnh đầu tiên của mẫu xe này đã rò rỉ tại Thái Lan. Hình ảnh lộ diện cho thấy, Mitsubishi Pajero...