Ford rời Nhật Bản, Indonesia, cơ hội nào cho Việt Nam?
Liệu, việc Ford rút hoạt động của mình tại Nhật và Indonesia có mang lại cơ hội nào cho Việt Nam, quốc gia được đánh giá là thị trường lớn thứ 3 của Ford tại Đông Nam Á?
Ford “rút quân” khỏi Nhật và Indonesia
Nhà máy Ford Hải Dương. Ảnh: Nguyên Đức.
Vừa qua, hãng xe Ford đã tuyên bố xe rời khỏi thị trường Nhật Bản và Indonesia trong năm nay, nơi mà hãng này đã phải đấu tranh để giành thị phần. Lý do mà Ford đưa ra khi rút quân khỏi thị trường Nhật và Indonesia là điều kiện thị trường tại hai quốc gia này khiến hãng không thể phát triển bán hàng hay có lợi nhuận bền vững.
Điều này có nghĩa là khi năm 2016 kết thúc, các đại lý của Ford sẽ dừng nhập khẩu và bán hàng thương hiệu Ford và Lincoln (thương hiệu con của Ford). Nhật Bản được xem là thị trường khép kín nhất. Hiện ở Nhật, các thương hiệu nhập khẩu chiếm chưa đến 6% thị trường xe mới hàng năm, điều này khiến cho các hãng xe khó len chân được vào thị trường này.
Thậm chí, nhiều hãng xe cũng cáo buộc chính phủ nước này đã sử dụng nhiều biện pháp để bảo trợ cho các nhãn hiệu ô tô sản xuất trong nước. Vì vậy, mặc dù đã hoạt động tại Nhật từ 1974, với tất cả 52 đại lý trong nước, nhưng thị phần của Ford tại đây chỉ chiếm 1,5% thị phần của xe nhập khẩu với lượng bán ra chỉ vỏn vẹn 5.000 chiếc.
Indonesia, thị trường lớn thứ 2 trong khu vực ASEAN 6 với hơn 250 triệu dân lại là thị trường không triển vọng của Ford. Hãng bắt đầu hoạt động tại quốc gia này từ năm 2002, có 35 nhân viên và bán hàng thông qua 44 đại lý nhượng quyền. Nhưng, năm ngoái, hãng này chỉ bán được 6.100 chiếc xe (cả xe tải và ô tô), chiếm chỉ 0,6% thị phần xe nhập khẩu mới.
Hãng này sẽ chính thức rời khỏi 2 thị trường này vào cuối năm nay sau khi hoàn thành các cam kết về dịch vụ cung cấp phụ tùng và sửa chữa.
Các nhà phân tích thị trường cho biết: Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP với sự tham gia của 12 quốc gia cũng không thể khải thiện được tình hình kinh doanh của Ford ở thị trường này.
Cơ hội nào cho Việt Nam?
Video đang HOT
Trong email gửi đến các nhân viên và đại lý trong khu vực, Dave Schoch, Chủ tịch Ford khu vực Châu Á Thái Bình Dương viết: “Thật đáng tiếc, điều này cũng có nghĩa các thành viên trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi sẽ không còn làm việc tại Ford Nhật Bản hay Ford Indonesia sau khi các trung tâm này đóng cửa”. Theo đó, khi Ford rút quân khỏi Nhật, bộ phận phát triển sản phẩm của Ford sẽ được chuyển sang quốc gia khác trong khu vực, nhưng vẫn chưa được tiết lộ.
Dù gặp khó tại Nhật và Indonesia, nhưng năm 2015, Ford đạt được mức tăng trưởng đáng kể ở Đông Nam Á. Theo số liệu vừa được công bố, tổng doanh số bán lẻ trên toàn khu vực Đông Nam Á trong năm 2015 là 103.975 xe, tăng trưởng 3.3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thành công về doanh số của Ford lại không phải đến từ các thị trường lớn nhất trong khu vực như Thái Lan và rõ ràng là cả Indonesia mà là ở các quốc gia mới nổi trong khu vực. Trong đó, Việt Nam đã vươn lên trở thành thị trường lớn thứ 3 của Ford trong khu vực với mức tiêu thụ 20.740 xe, tăng 48% trong năm 2015.
Thế nhưng, liệu việc vươn lên trở thành thị trường lớn thứ 3 của hãng xe này trong khu vực có mang đến cơ hội cho Việt Nam? Khi hãng này rút hoạt động của mình tại Nhật Bản, Indonesia và đang phải tìm kiếm một quốc gia thay thế?
Việt Nam được đánh giá là một thị trường ô tô đầy tiềm năng với hơn 90 triệu dân số, chủ yếu là dân số trẻ và tỷ lệ sở hữu xe hơi vẫn còn ở mức độ thấp. Năm 2015, thị trường xe Việt cũng đạt được nhiều bước tiến khi tiêu thụ tới 245.0000 ô tô. Ford cũng là thương hiệu chiếm thị phần khá lớn tại thị trường Việt Nam trong năm nay.
Nhưng trong khi thị trường được đánh giá là có nhiều khởi sắc, thì vẫn chưa có một tín hiệu đáng mừng nào cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong năm 2015. Thậm chí, từ giữa 2015, ngành công nghiệp ô tô nước ta còn cho thấy nhiều dấu hiệu ảm đạm, mở đầu là việc Toyota đang tính toán việc rời khỏi Việt Nam sau 20 năm.
Lý do được đưa ra là chi phí sản xuất ô tô tại Việt Nam hiện cao hơn tới 20% so với quốc gia láng giềng Thái Lan và nguồn cung cấp linh kiện của các doanh nghiệp nội địa vẫn còn yếu.
Đồng thời, nhiều hãng sản xuất đang có nhà máy lắp ráp tại Việt Nam cũng lo ngại, việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết chung từ cộng đồng kinh tế ASEAN (năm 2018) sẽ khiến nền công nghiệp ô tô của Việt Nam thêm nhiều khó khăn khi ô tô của các nước có thể ồ ạt vào Việt Nam.
Về phía liên doanh Ford, nhà máy sản xuất của hãng này đặt tại Hải Dương có công suất 14.000 xe/năm với nhiều dòng xe ăn khách như Transit, Everest, Escape, Ranger, Mondeo, Focus, Laser, Fiesta và Ecosport. Tức là dù hoạt động hết công suất, thì số xe xuất xưởng từ Ford Hải Dương vẫn chưa đủ để cung cấp cho nhu cầu thị trường trong nước.
Nhìn lại bối cảnh chung trong khu vực, mặc dù thị trường nội địa liên tiếp suy giảm trong 4 năm, nhưng Thái Lan vẫn là thị trường xuất khẩu nhiều xe nhất trong khu vực với mức tăng trưởng 6,8 triệu xe. Quốc gia này vẫn xuất khẩu tới 1,2 triệu chiếc xe.
Hiện, Ford cũng xây dựng tại đây 3 nhà máy sản xuất và tung ra thị trường khu vực nhiều sản phẩm ăn khách như Ranger hay Foucs. Thái Lan cũng trở thành quốc gia cung cấp ô tô chủ yếu cho thị trường Việt Nam với lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc đổ về Việt Nam trong năm 2015 lên tới 25.000 chiếc trong năm 2015.
http://ictnews.vn/cong-nghe-360/o-to-xe-may/ford-roi-nhat-ban-indonesia-co-hoi-nao-cho-viet-nam-135086.ict
Theo_Zing News
5 mẫu xe "hàng hot" sắp về Việt Nam trong năm 2016
Trong năm 2016, thế hệ mới của nhiều dòng xe "hot" tại Việt Nam sẽ "đổ bộ" thị trường và tiếp tục làm hài lòng khách hàng.
Năm 2015, thị trường Việt Nam đã đón nhận mẫu xe "hàng hot" đầu tiên sử dụng nền tảng chassis IMV đa dụng thế hệ mới là Toyota Hilux. Chính vì vậy, một mẫu xe "hot" sắp ra mắt trong năm 2016 cũng sử dụng nền tảng này được người dùng trông chờ là Toyota Fortuner thế hệ mới.
Ra mắt vào tháng 7/2015 tại Thái Lan, Fortuner chỉ còn lại "phom" giống thế hệ cũ. Còn lại, từ trong ra ngoài chiếc xe đều được thiết kế lại từ đầu để trở nên sang trọng và cao cấp hơn. Fortuner mới được bán với 3 phiên bản động cơ (2 diesel, 1 xăng) cùng 2 loại hộp số là sàn 6 cấp hoặc tự động 6 cấp.
Cũng sử dụng nền tảng IMV là một mẫu MPV cực "hot" tại Việt Nam trong nhiều năm qua - Toyota Innova. Trong 3 mẫu xe thế hệ mới sử dụng nền tảng này, Innova ra mắt muộn nhất khi "trình làng" trong tháng 11/2015.
Giống như Fortuner, Innova cũng cao cấp hơn từ trong ra ngoài, đồng thời còn được bán cùng với thế hệ động cơ dầu mới GD 2.5l với công suất tối đa 147 mã lực và mô-men xoắn 342 mã lực. Ngoài ra xe còn có bản máy xăng 2.0l 137 mã lực/183 Nm.
Giống như trường hợp của Fortuner và Hilux, dù thị trường Việt đã được đón nhận mẫu bán tải Mitsubishi Triton thế hệ mới từ đầu hè nhưng phải tới năm 2016 này, "người anh em" Pajero Sport 2016 mới có thể "đặt chân" tới Việt Nam.
Pajero Sport sở hữu thiết kế cực độc đáo, lấy cảm hứng từ những mẫu concept như GC-PHEV và GR-HEV của Mitsubishi. Nội thất của xe có 7 hàng ghế rộng rãi và tiện nghi hơn Triton, trong khi sử dụng hoàn toàn hệ động lực bền bỉ của những chiếc Triton thế hệ mới hiện tại.
Năm 2015, Chevrolet đã hé lộ trước về mẫu crossover cỡ nhỏ Trax tại triển lãm ôtô Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người dùng vẫn đang mong chờ mẫu xe này được bán chính thức ở thị trường ôtô Việt.
Được coi là đối thủ của Ford EcoSport tại Việt Nam, tuy nhiên Trax có lợi thế hơn ở động cơ tăng áp 1.4l ECOTEC 140 mã lực mạnh hơn. Các trang bị đi kèm xe cũng khá hấp dẫn như hệ thống cân bằng điện tử, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, dàn loa Bose, cảm biến đỗ xe...
Một mẫu xe đã rất được trông đợi trong năm 2015, nhưng lại "lỡ hẹn" với người tiêu dùng Việt là Mazda CX-3 - "đàn em" của CX-5. Sở hữu ngôn ngữ thiết kế KODO ấn tượng ở ngoại thất, trong khi nội thất của xe có bảng táp-lô với thiết kế tương tự Mazda 2 và không gian cabin rộng hơn.
Tại các thị trường Đông Nam Á, CX-3 sẽ chỉ có hệ dẫn động cầu trước/số tự động 6 cấp. với 2 phiên bản động cơ: xăng 2.0l SKYACTIV-G 156 mã lực/204 Nm và diesel 1.5l SKYACTIV-D 105 mã lực/270 Nm. Các đối thủ của CX-3 ở Việt Nam là Suzuki Vitara thế hệ mới và Hyundai Creta.
Theo_Kiến Thức
Ford rời Nhật Bản và Indonesia, tín hiệu tốt cho Việt Nam? Ford vừa công bố chính thức việc sẽ chấm dứt mọi hoạt động tại Nhật Bản và Indonesia trong năm nay do "không nhìn thấy lối đi nào đem lại lợi nhuận". Sự khó khăn tại thị trường Nhật và Indonesia cũng có thể là tín hiệu tốt cho các nước khác trong khu vực Đông Nam Á - đặc biệt là Việt...