Ford Ranger Raptor kênh giá 40-50 triệu đồng
Raptor vẫn nhập khẩu từ Thái Lan thay vì lắp ráp trong nước như Ranger tiêu chuẩn, vì vậy mẫu bán tải hiệu suất cao trở nên khan hàng.
Dịch covid-19 vẫn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và logistic nên nguồn cung xe về nước không nhiều. Ranger Raptor đang khan hàng trên cả nước, từ giá bán tiêu chuẩn (1,202-1,209 tỷ đồng), khách hàng muốn có xe cần mua thêm 40-50 triệu phụ kiện, tất nhiên vẫn phải chờ xe. Các phiên bản màu bán ở mức 1,252 tỷ đồng, riêng màu xám đắt hơn 7 triệu đồng.
Mẫu Raptor được bầy bán tại đại lý.
Video đang HOT
Các đại lý cho biết, trung bình mỗi nơi chỉ nhận được 2-3 xe/tháng và hạn chế về màu. Trong khi đó, nhu cầu khách hàng còn cao nên đại lý yêu cầu khách mua thêm phụ kiện trị giá 40-50 triệu đồng (hoặc bảo hiểm thân vỏ).
Raptor là một phiên bản hiệu năng cao của Ranger nhằm tăng trải nghiệm lái và mức độ hưởng thụ. So với Ranger, Raptor được thay đổi nhiều chi tiết cấu tạo như khung gầm, hệ thống treo, ngoại và nội thất cũng được tinh chỉnh. Vì thế, không ít khách hàng đã bỏ ra khoảng 1,5 tỷ đồng để lăn bánh chiếc xe này do xe được tính phí trước bạ và biển số như của một chiếc xe con.
Không chỉ Raptor, mẫu tiền nhiệm Ranger cũng bị kênh 10-30 triệu đồng phụ kiện do tâm lý người mua săn tìm mẫu nhập khẩu sắp bị thay thế bởi lắp ráp trong nước. Hiện các đại lý đều hết Ranger, trong khi Raptor số lượng khá hạn chế.
Ranger là mẫu xe chiến lược của Ford trong 5 năm trở lại đây khi các mẫu Fiesta, Focus bị khai tử, EcoSport và Everest có doanh số đi xuống. Việc Ranger chuyển sang lắp ráp, thay vì nhập khẩu ngoài mục đích ổn định nguồn cung còn giúp gia tăng sức cạnh tranh từ giá bán và trang bị.
Ford sẽ dừng bán ôtô sử dụng động cơ đốt trong tại châu Âu từ năm 2030
Từ năm 2030, các dòng ôtô du lịch được Ford bán tại châu Âu sẽ chỉ sử dụng động cơ thuần điện.
Ford cho biết sẽ loại bỏ hoàn toàn động cơ đốt trong trên các dòng ôtô du lịch được bán tại châu Âu từ năm 2030. Điều này đồng nghĩa những mẫu xe như Fiesta hay Focus sẽ không còn lựa chọn động cơ xăng.
Theo kế hoạch, đến giữa năm 2026, tất cả dòng xe Ford sẽ được điện hóa, chỉ sử dụng động cơ thuần điện (EV) hoặc động cơ plug-in hybrid (PHEV). Tiếp đó, khi bước sang năm 2030, mọi dòng ôtô du lịch của Ford sẽ là xe EV.
Trên thực tế, Ford đã bắt đầu quá trình điện hóa dải sản phẩm với mẫu SUV thuần điện Mustang Mach-E, cùng nhiều biến thể hybrid của các dòng xe khác.
Ford Mustang Mach-E thuộc nhóm những mẫu xe đầu tiên trong kế hoạch điện hóa toàn bộ dải sản phẩm của Ford.
Với ôtô thương mại, kế hoạch điện hóa của Ford dự kiến tốn nhiều thời gian hơn. Cụ thể, đến năm 2024, các mẫu xe như Transit và Tourneo sẽ có thêm phiên bản PHEV và EV, trong khi vẫn giữ lại lựa chọn động cơ đốt trong truyền thống.
Đến năm 2030, Ford ước tính 2/3 doanh số ôtô thương mại tại châu Âu sẽ là xe PHEV và EV.
Để đạt mục tiêu nói trên, thương hiệu xe Mỹ cho biết sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào nhà máy tại Cologne (Đức) để phục vụ sản xuất ôtô điện. Nhà máy này sẽ xuất xưởng mẫu xe EV đầu tiên cho thị trường châu Âu vào năm 2023.
Như vậy, tại châu Âu, thế hệ Fiesta và Focus tiếp theo - dự kiến ra mắt trong một vài năm tới - sẽ là những mẫu xe Ford cuối cùng đi kèm lựa chọn động cơ đốt trong. Trong khi đó, mẫu sedan hạng D Mondeo nhiều khả năng sẽ trở thành xe wagon gầm cao khi bước sang thế hệ mới và sử dụng động cơ hybrid.
Ford Ranger Raptor độ căng đét: Dùng hẳn động cơ 3.2L, gầm thấp chưa từng thấy Mảng đua xe tại Thái Lan dù không được chuyên nghiệp ở mức đỉnh cao như các quốc gia phương Tây nhưng lại vượt trội ở điểm vô cùng đa dạng. Chiếc Ford Ranger Raptor dưới đây có xuất xứ từ quốc gia châu Á này với mục đích duy nhất là... vào cua mượt nhất và tăng tốc nhanh nhất có thể....