Ford Ranger nhập từ Thái Lan khan hàng, đại lý tung chiêu ‘bán bia kèm lạc’
Nguồn cung Ford Ranger nhập khẩu từ Thái Lan ngày càng hạn chế, đại lý phân phối lợi dụng tình thế để tung chiêu “ bán bia kèm lạc”, khiến những ai muốn sở hữu Ranger phải chi hàng chục triệu đồng mua phụ kiện mới mong sớm nhận được xe…
Ford Ranger nhập khẩu từ Thái Lan đang được một số đại lý Ford phân phối theo kiểu “bán bia, kèm lạc” ẢNH: TH
Động thái từng bước giảm nhập khẩu Ford Ranger từ nhà máy Ford ở Thái Lan để chuẩn bị phân phối Ranger lắp ráp trong nước của Ford Việt Nam đang góp phần khiến nguồn cung mẫu xe này dần cạn kiệt. Chính sách bán hàng của các đại lý Ford đối với Ranger ở thời điểm hiện tại cũng có nhiều thay đổi.
Theo khảo sát của phóng viên Thanh Niên , tại nhiều đại lý Ford khu vực TP.HCM, nguồn cung Ford Ranger nhập khẩu từ Thái Lan đang ngày càng hẹn chế. Thậm chí, nhân viên bán hàng một số đại lý cho biết, Ranger bản nhập Thái Lan sắp hết xe để bán.
Nguồn cung Ford Ranger nhập khẩu từ Thái Lan đang ngày càng hạn chế ẢNH: TH
Trước tình thế này, một số đại lý Ford đang tung chiêu “bán bia kèm lạc” – tức buộc khách hàng mua Ford Ranger ở thời điểm hiện tại mua thêm các gói phụ kiện kèm theo xe với trị giá hàng chục triệu đồng mới mong sớm nhận được xe.
Liên hệ với một đại lý Ford thuộc khu vực TP.Thủ Đức, nhân viên bán hàng cho biết Ford Ranger vẫn được bán đúng giá niêm yết nhà sản xuất đưa ra, nhưng đại lý bán kèm gói phụ kiện kèm theo xe. Khách hàng có thể lựa chọn các trang bị trong gói phụ kiện gồm nắp thùng, lót thùng, dán phim cách nhiệt… với trị giá khoảng 30 triệu đồng.
Được biết, chính sách này đang được các đại lý Ford áp dụng đối với những khách hàng mới. Trong khi những khách hàng đã ký hợp đồng đặt cọc, mua xe Ford Ranger những tuần trước đây vẫn được hưởng ưu đãi giá như cam kết từ phía đại lý và không phải mua thêm gói phụ kiện.
Video đang HOT
Khách hàng muốn sở hữu Ford Ranger ở thời điểm này phải mua thêm gói phụ kiện
Theo thông tin từ phía đại lý Ford, đây sẽ là lô xe Ranger cuối cùng nhập khẩu từ Thái Lan được phân phối tại Việt Nam. Bắt đầu từ tháng 6.2021, các đại lý sẽ chuyển sang bán các phiên bản Ford Ranger lắp ráp tại nhà máy Ford ở Hải Dương. Trước đó, thông tin về sự xuất hiện của Ranger “nội” trong năm 2021 cũng đã được đại diện Ford Việt Nam xác nhận. Tuy nhiên, riêng phiên bản Ranger Raptor vẫn sẽ được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan.
Tính đến hết tháng 2.2021, Ford Ranger vẫn đang dẫn đầu phân khúc xe bán tải tại Việt Nam về doanh số bán. Hơn 1.700 xe Ranger đã đến tay khách Viêt trong hai tháng đầu năm 2021. Trước đó, trong năm 2020, doanh số bán Ford Ranger đạt gần 13.300 xe.
Ford bảo đảm chất lượng tiêu chuẩn hàng đầu như thế nào?
Mỗi hai phút, một chiếc xe Ford Ranger được lăn bánh ra khỏi dây chuyền sản xuất tại cơ sở sản xuất của Ford Thái Lan (FTM), để sau đó được chuyển tới các đại lý và khách hàng tại 28 thị trường trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Ở ngay những công đoạn đầu tiên của dây chuyền sản xuất, cho đến khi một chiếc Ford Ranger xuất xưởng, những nhân viên của FTM luôn theo dõi để đảm bảo rằng mọi chiếc xe đều đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt của Ford.
Một đội ngũ bao gồm các chuyên gia thẩm định chất lượng tại Trung tâm Đánh giá Xe của nhà máy (VEC) cũng được giao trọng trách giám sát chặt chẽ từng bước của quy trình sản xuất và đảm bảo rằng các quy trình kiểm soát chất lượng được cập nhật liên tục.
Tất cả đều hướng tới một mục đích chung duy nhất, đó là mang đến cho khách hàng những chiếc xe bán tải chất lượng cao và đáng tin cậy.
Vậy vai trò của các chuyên gia trong quy trình này là gì?
Đó là kiểm tra chất lượng chuyên sâu và tiếp tục thử nghiệm những chiếc xe vừa xuất xưởng. Việc chọn lựa ngẫu nhiên và xem xét kỹ lưỡng một chiếc Ranger bất kỳ được sản xuất trong ngày hôm đó bằng cách sử dụng một loạt các bài thử nghiệm, đo lường và kiểm tra để đảm bảo rằng từng chiếc xe đều đáp ứng và vượt qua các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt của tập đoàn Ford.
Để có mặt ở vị trí kiểm định viên, các chuyên gia này thường cần có trung bình 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực của họ. Hàng ngày, họ giám sát và thực hiện 7 bài kiểm tra chất lượng, bao gồm:
1. Kiểm tra độ thẳng lái và kiểm tra góc chiếu sáng đèn pha
Bài kiểm tra này sử dụng hệ thống laser để đảm bảo 4 bánh xe được lắp đặt chính xác và thẳng hàng trong quá trình sản xuất. Bài kiểm tra này được áp dụng trên tất cả các phiên bản xe Ranger và ít nhất một chiếc ở mỗi phiên bản được lựa chọn mỗi ngày.
Ciếc xe sẽ được đưa đến đường thử Độ thẳng lái để đảm bảo vô lăng đã được căn chỉnh hoàn hảo và chiếc xe di chuyển thẳng như một mũi tên.
Sau đó, xe sẽ trải qua một bài kiểm tra để đảm bảo rằng đèn pha được chiếu sáng đúng hướng. Chiếc Ranger sẽ được đưa vào một khu vực chuyên biệt, nơi tất cả các nguồn sáng bên ngoài đều bị chặn. Đèn pha được bật lên và quá trình kiểm tra bắt đầu. Các camera gắn phía trên khu vực thử nghiệm sẽ kiểm định xem chùm ánh sáng từ đèn pha có chiếu đúng mục tiêu hay không và độ sáng có đều nhau giữa các bên đèn hay không.
2. Kiểm tra độ kín khí
Một cabin kín là yếu tố quan trọng mang đến sự tiện nghi và tinh tế của xe, đồng thời ngăn những mùi không mong muốn xâm nhập vào bên trong chiếc bán tải. Trách nhiệm của các chuyên gia là đảm bảo rằng các gioăng cao su (xung quanh cửa xe và vùng cửa sổ) và hệ thống điều hòa không khí (HVAC) có thể tuần hoàn không khí trong xe mà vẫn đảm bảo kín khí với môi trường bên ngoài. Bài kiểm tra được thực hiện bằng cách bơm không khí vào cabin, nếu áp suất không khí trong xe không có được sự ổn định và nhất quán thì đó có thể là dấu hiệu khoang xe không kín khí hoàn toàn, khi đó các kiểm định viên sẽ kiểm tra kỹ lưỡng lại tất cả các vị trí cho đến khi chiếc xe đáp ứng được tiêu chuẩn Ford đã đặt ra.
3. Kiểm tra kín nước
Đây là một trong những bước kiểm tra cuối cùng để đảm bảo rằng khung cửa và cửa sổ của chiếc bán tải có thể chống nước hoàn toàn. Nước được phun với áp lực cao liên tục trong 20 phút để mô phỏng lại điều kiện mưa lớn nhất có thể, sau đó các chuyên gia sẽ kiểm tra chi tiết đèn hậu, đèn pha và đèn sương mù, để đảm bảo rằng không có nước xâm nhập vào bên trong.
Sau đó, mọi cánh cửa sẽ được mở ra và các gioăng làm kín cao su sẽ được kiểm tra xem có dấu hiệu lọt nước hay không. Để đảm bảo rằng thảm và sàn cabin vẫn được khô ráo, các chuyên gia kiểm định sẽ sử dụng một đầu dò được chế tạo đặc biệt để gửi cảnh báo âm thanh nếu phát hiện ra bất cứ hơi ẩm nào trong khoang xe.
4. Kiểm tra sản phẩm như khách hàng của Ford
Quy trình Kiểm tra sản phẩm như khách hàng (FCPA) - một bài kiểm tra gồm 2 phần là kiểm tra động - cảm giác lái xe, và kiểm tra tĩnh - cảm giác cầm nắm/ chạm, được xem là bài kiểm tra cuối cùng của công đoạn kiểm tra chất lượng.
Ở phần kiểm tra động, một kiểm định viên sẽ lái xe Ranger trên một tuyến đường được quy định sẵn bởi nhóm Phát triển Sản phẩm. Kiểm định viên sẽ kiểm tra và thử nghiệm mọi hệ thống trên chiếc xe, từ những tiếng cảnh báo đơn giản đến các hệ thống hỗ trợ người lái tiên tiến khác nhau (ADAS).
Sau đó, xe sẽ được kiểm tra tĩnh, Kiểm định viên VEC chạm và cảm nhận thực tế mọi bề mặt của xe, nhằm tìm kiếm các khiếm khuyết trên thân xe. Các kiểm định viên cũng sẽ kiểm tra tính nhất quán của các khe hở trên toàn bộ chiếc xe bằng các công cụ đo chuyên dụng. Họ cũng sẽ kiểm tra nghiệm ngặt khoang động cơ, đảm bảo rằng mọi bộ phận đều đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và được lắp ráp một cách đúng quy trình và tiêu chuẩn.
"Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra một chiếc Ranger chất lượng cao và đạt tiêu chuẩn 'Mạnh mẽ đậm chất Ford', để khách hàng của chúng tôi có một trải nghiệm đặc biệt với chiếc Ranger của họ và với Ford."- Ông Chris Collins, Giám đốc chất lượng của FTM chia sẻ.
Ford Việt Nam nói gì về nhóm khách hàng mang xe diễu phố đòi quyền lợi? Phản hồi với báo Tiền Phong về vấn đề thấm dầu và nhóm khách hàng diễu phố Hà Nội đòi quyền lợi, Ford Việt Nam cho biết hãng rất lấy làm tiếc rằng một số ít khách hàng sử dụng xe Ford Ranger và Everest vẫn không hài lòng với sản phẩm và dịch vụ mà Ford cung cấp. Gần đây, việc khách...