Ford Ranger hay Toyota Hilux an toàn hơn?
Cả Ford Ranger và Toyota Hilux đều đạt tiêu chuẩn an toàn 5 sao nếu có hệ thống cân bằng điện tử, theo đánh giá của Tổ chức đánh giá an toàn xe khu vực Đông Nam Á ASEAN NCAP. Tuy nhiên mức độ bảo vệ người trên xe của hai xe này khác nhau.
Xếp hạng an toàn tổng thể của Ford Ranger
Cụ thể, theo đánh giá của ASEAN NCAP với mẫu Ranger 2.2L 4WD XL, khả năng bảo vệ người lớn AOP trên xe đạt mức khá cao: 15,45 điểm trên số điểm tuyệt đối 16 (5 sao). Đây cũng là điểm AOP cao nhất trong phân khúc xe bán tải tại khu vực ASEAN. Khả năng bảo vệ các bộ phận cơ thể lái xe và hành khách trên xe của Ranger đều đạt mức cao nhất, ngoại trừ bảo vệ ống chân phải của lái xe ở mức khá.
Khả năng bảo vệ người trên xe của Ranger
Tuy nhiên, khả năng bảo vệ trẻ em COP của Ranger chưa ấn tượng, chỉ đạt 30,75 điểm trên số điểm tuyệt đối 49 điểm, tương đương với mức 63%, mức an toàn 3 sao.
Chung cuộc, Ford Ranger cùng có 2 túi khi nhưng xe có hệ thống cân bằng điện tử ESC được đánh giá an toàn cao nhất 5 sao, trong khi thiếu hệ thống này chỉ được mức 4 sao.
Điểm an toàn tổng thể của Toyota Hilux
Về phần mình, đối thủ nặng ký nhất của Ranger từ trước tới nay là Toyota Hilux cũng đạt mức an toàn chung cuộc 5 sao với xe trang bị ESC, 7 túi khí và 4 sao với xe không có ESC, 3 túi khí. Tuy nhiên điểm bảo vệ người ngồi trên xe AOP của Hilux thấp hơn Ranger, ở mức 14,53 điểm, dù vẫn nằm trong chuẩn an toàn 5 sao. Cụ thể, dù cùng đạt mức an toàn cao nhất cho hành khách nhưng khả năng bảo vệ cẳng chân tài xế của Hilux ở mức khá với chân trái và mức trung bình với chân phải.
Khả năng bảo vệ người trên xe của Hilux
Tuy vậy, Toyota Hilux lại vượt Ford Ranger ở khả năng bảo vệ trẻ em COP, với tỷ lệ 71%, đạt 34,59 điểm trên điểm tuyệt đối 49, tương đương với mức 4 sao. Được biết, mẫu xe được ASEAN NCAP thử nghiệm là Hilux bản máy dầu 2.8D AT.
* Ngoài Ranger và Hilux, ASEAN NCAP cũng đã đánh giá an toàn các mẫu xe khác cùng phân khúc như Mitsubishi Triton, Isuzu D-Max, Chevrolet Colorado, kết quả cụ thể như sau:
STT
Video đang HOT
Mẫu xe
Phiên bản test
Điểm bảo vệ người lớn
Điểm bảo vệ trẻ em
Điểm an toàn tổng thể
1
Ford Ranger
2.2L 4WD XL
15,45 (5 sao)
63% (3 sao)
5 sao (có ESC)
4 sao (không ESC)
2
Toyota Hilux
2.8D AT
14,53 (5 sao)
71% (4 sao)
5 sao (có ESC)
4 sao (không ESC)
3
Chevrolet Colorado
14,19 (5 sao)
63% (3 sao)
5 sao
4
Isuzu D-Max
11,87 (4 sao)
71% (4 sao)
4 sao
5
Mitsubishi Triton ( bản tiêu chuẩn)
2.5L STD
13,56 (4 sao)
48% (2 sao)
4 sao
6
Mitsubishi Triton (bản cao cấp)
2.5L High
15,22 (5 sao)
48% (2 sao)
5 sao
Phương Vũ
Theo_VnMedia
Chỉ có Toyota Hilux mới hạ bệ được Ford Ranger?
Kể từ khi ra mắt cho đến nay, mẫu Ford Ranger vẫn có ưu thế vượt trội trước các đối thủ tại Việt Nam. Hàng loạt mẫu xe hoàn toàn và cả những phiên bản nâng cấp của Mitsubishi Triton, Isuzu D-Max... đều không thể cạnh tranh với Ranger về doanh số Liệu điều này có thay đổi khi Toyota chính thức nhập khẩu Hilux mới về Việt Nam?
Trong tháng 8/2015 vừa qua, Nissan Việt Nam vẫn chỉ công bố doanh số của dòng xe lắp ráp trong nước là Sunny chứ không công bố những số liệu của Navara NP300. Do đó, thống kê này không cập nhật thông tin về mẫu xe bán tải của Nissan.
Như Phúc
Theo Dantri
Đến thời ôtô pick up: Dân phố không ngán chơi xe lớn Những chiếc xe bán tải (pick up) nhập khẩu nguyên chiếc, giá từ trên 500 tới gần 900 triệu đồng đang tạo ra cuộc ganh đua quyết liệt trên thị trường. Mặc cho dòng pick up bị áp dụng niên hạn sử dụng tối đa là 25 năm như xe tải và khi bán lại có giá trị thấp, nhu cầu loại xe...