Ford Mustang 1965 rao bán với giá hơn 1 tỉ đồng tại Việt Nam
Một chiếc Ford Mustang đời đầu 1965 thuộc sở hữu của một người chơi xe ở TP.HCM đang rao bán với giá trên 1 tỉ đồng.
Ford Mustang ra đời từ năm 1964. Phiên bản concept lần đầu được giới thiệu năm 1962 dựa trên nền tảng chiếc Ford Falcon. Đây cũng là dòng xe xuất hiện nhiều trong những bộ phim bom tấn của Hollywood trong đó có loạt phim Fast & Furious. Điểm đặc trưng dễ nhận biết nhất trên mẫu xe này là nắp capô kéo dài, kiểu dáng coupe và những đường gân cơ bắp chạy dọc thân xe.
Chính vì kiểu dáng và ý nghĩa đặc biệt của dòng xe này mà giá trị của những chiếc xe cổ kiểu như thế này luôn có mức giá cao. Người ta sẵn sàng bỏ số tiền lớn để mua nó nhằm mục đích sưu tầm, vì trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, số lượng xe Ford Mustang cổ còn lưu thông được là rất ít.
Kiểu dáng “trường tồn” theo thời gian khiến chiếc xe này càng cũ càng có giá trị
Phiên bản Mustang GT/CS 1965 có chiều dài 4.660 mm, rộng 1.800 mm và cao 1.310 mm, chiều dài cơ sở 2.700 mm. Xe có trọng lượng chỉ 1.251 kg. Những đặc điểm chính về ngoại thất là đèn hậu lõm, gương chiếu hậu hình vuông. Xe được trang bị hệ thống treo của xe đua và kiểm soát độ bám đường ở phía sau xe, ngoài ra tay lái trợ lực và hệ thống phanh điện đi kèm với phanh đĩa ở phía trước.
Nội thất xe đậm chất cổ điển với tone màu đen chủ yếu và nổi bật bởi các chiếc tiết ốp gỗ hiện đại. Xe trang bị ghế da màu đen đi kèm vô lăng 3 chấu. Vì kích thước xe tương đối lớn nên khoang cabin bên trong rất rộng rãi, đặc biệt là ở hàng ghế trước.
Được cầm lái Ford Mustang là mơ ước của nhiều tay lái Việt
Động cơ của xe cũng thuộc loại “quái vật” ở thời điểm ấy với cấu hình máy V8 7 Lít, cho công suất cực đại lên tới 335 mã lực, xe dẫn động cầu sau và số sàn 5 cấp mang lại cảm giác lái “mê hoặc” cho bất kỳ tay lái nào.
Những nhà phát minh miệt mài nghiên cứu chắc chắn luôn gặt hái được một kết quả nào đó. Điều này đúng với Ford Mustang. Bởi Ford Mustung được coi là chiếc xe đầu tiên được lắp đặt túi khí đầu gối cho người ngồi phía trước trong ngăn chứa đồ và đã được cấp 15 bằng sáng chế tại thời điểm ra mắt, gây được tiếng vang lớn và đã giành được thành công.
Hiện nay, số lượng Ford Mustang cổ tại Việt Nam chỉ trên chục chiếc, những chiếc xe còn đẹp và vận hành bình thường không còn nhiều.
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Những điều luật cấm xe hơi kỳ quặc trên thế giới mà bạn khó có thể hiểu nổi
Thị hiếu người dùng luôn đa dạng và đôi khi "khó chiều", do đó không phải mẫu xe nào khi ra đời cũng được chào đón. Có khi là vì dùng tên phạm húy, hay đơn giản dùng màu sơn không vừa mắt tổng thống cũng sẽ bị cấm.
Ở Úc, cấm Ford Mustang "đốt lốp"
Mặc dù có văn hóa JDM và lịch sử xe cơ bắp lâu đời, chính phủ Australia rõ ràng không thích người dùng đùa giỡn với chiếc xe của mình. Luật pháp nước này nghiêm cấm hành vi khóa bánh trước (line lock) tạo ra đám khói khét mù sau xe, hay còn gọi với cái tên bình dân hơn là "đốt lốp".
Đây là "nghi lễ" thường thấy trong cuộc đua xe, hoặc có thể nhìn thấy ở bất cứ đâu khi người cầm lái là tay đua trẻ tuổi. Đó cũng lý do Ford Mustang bán ra tại Australia không có tính năng line lock nhằm tránh đối đầu với luật pháp bản địa.
Ở Châu Âu, cấm gắn bộ kit khí động học vào Chevrolet Camaro ZL1 1LE
Là xe Mỹ nhưng Camaro lại rất được lòng người dùng châu Âu. Tuy nhiên, gói hiệu suất cao 1LE gắn thêm cánh khí động học cỡ lớn vào phần mũi xe lại bị cấm ở châu Âu. Lý do là kiểu thiết kế này có thể vô tình cắt đứt chân ai đó khi di chuyển trên đường, dù cho nhờ có bộ kit khí động học đó Chevrolet Camaro ZL1 được gia tăng sức mạnh và lực ép xuống mặt đường khi vào cua hoặc di chuyển tốc độ cao.
Ở Ấn Độ, cấm xe tự lái
Dù xe tự lái vẫn chưa chính thức lưu hành nhưng chính phủ Ấn Độ vẫn quyết định cấm phương tiện giao thông này. "Tôi đã nói rất rõ về việc xe tự lái không được phép tồn tại ở Ấn Độ" - khẳng định của Bộ trưởng giao thông Ấn Độ Nitin Gadkari.
Ông Nitin Gadkari lo ngại nếu xe tự lái tràn vào nước này, người dân sẽ thất nghiệp nhiều hơn. Nói một cách dễ hiểu, ông Nitin Gadkari cho rằng công nghệ xe tự lái sẽ cướp đi công ăn việc làm của người dân.
Ở Mỹ, cấm xe thể thao TVR
Những chiếc xe thể thao danh tiếng như TVR Tuscan, T350, Cerbera và Sagaris của hãng xe Anh quốc chưa bao giờ xuất hiện trên đường công cộng ở Mỹ.
Lệnh cấm được chính phủ Mỹ đưa ra do xe TVR thiếu nhiều tính năng an toàn như chống bó cứng phanh, kiểm soát lực kéo và không có túi khí. TVR một mực nói rằng xe của họ vẫn an toàn (sau khi đã thử nghiệm) dù không có các tính năng này.
Ở Turkmenistan, cấm xe màu đen
Năm 2015, chính phủ Turkmenistan ra lệnh cấm tất cả xe màu đen không được xuất hiện tại thủ đô nước này. Tiếp sau đó là lệnh cấm nhập khẩu xe màu đen. Những chiếc xe màu đen đã có từ trước được lệnh sơn màu khác, nếu không sẽ bị tịch thu.
Tổng thống Gurbanguly Berdymukhammedov của Turkmenistan cho rằng chỉ có màu trắng mới mang lại may mắn. Ông chỉ sử dụng xe sang màu trắng, thậm chí thủ đô Ashgabat của Turkmenistan còn được gọi với tên "Thành phố Cẩm thạch".
Ở Israel, cấm Chevrolet SS
Tên đầy đủ của Chevrolet SS là Chevrolet Super Sport nhưng hãng xe Mỹ muốn tên rút gọn nên chỉ chọn "SS". Vô tình SS lại trùng với tên tổ chức bán vũ trang thuộc Đức Quốc xã từng giết hại 6 triệu người Do thái.
Đó là lý do Chevrolet SS không được nhập khẩu vào Israel chỉ vì cái tên nằm trong danh sách đen.
Vẫn là ở Mỹ, cấm Pagani Zonda R
Danh sách xe bị cấm lưu hành tại Mỹ khá dài, trong đó có Pagani Zonda R, chỉ vì không đáp ứng yêu cầu an toàn. Bạn chỉ có thể lái một chiếc Pagani Zonda R trên đường phố Mỹ nếu gắn biểu hiệu "Show and Display" (phục vụ mục đích trình diễn).
Khi đó, xe chỉ có thể lưu hành tối đa 4.000 km mỗi năm. Lý do Pagani Zonda R không đáp ứng yêu cầu an toàn là do túi khí trên xe không được thiết kế cho bảo vệ trẻ nhỏ.
Ở Hàn Quốc, cấm Volkswagen
Phần mềm gian lận khí thải của Volkswagen chính là nguyên nhân xe bị cấm tại Hàn Quốc. Năm 2016, chính phủ Hàn Quốc cấm bán 32 mẫu xe Volkswagen tại thị trường nước này sau khi hãng xe Đức thừa nhận đã gian lận chỉ số khí thải.
Chính quyền Hàn Quốc đã bố ráp văn phòng Volkswagen tại nước này, đồng thời thẩm vấn nhiều quan chức hãng xe. Scandal mang tên Dieselgate đã khiến ba quan chức Volkswagen bị khởi tố tại Hàn Quốc.
Volkswagen đã nhiều lần muốn dàn xếp với chính phủ Hàn Quốc nhưng không thành, chủ yếu do hãng xe Đức chưa chính thức đưa ra lời xin lỗi và bồi thường hợp lý cho hành vi gian lận khí thải.
Ở Ai Cập, cấm xe Chevrolet
Đây là chiếc Chevrolet thứ ba lọt vào danh sách đen. Chính phủ Ai Cập cấm triệt để sau năm 2012. Logo Chevrolet được cho giống với biểu tượng cây Thánh Giá, và đó là lý do nó bị cấm tại đây.
Theo Khampha
Dân chơi Sài Gòn phục chế Mustang cổ, thay hơn 1.000 chi tiết Chiếc Ford Mustang 351 Cleveland đời 1972 được chủ nhân dành 10 tháng đại tu và một tập hóa đơn dày cộp. Việc phục chế mẫu xe có 46 năm tuổi đời xuất phát từ niềm đam mê dòng xe cơ bắp Mỹ thuộc những năm 1960-1970 của tay chơi ở Sài Gòn. Anh quyết tâm đưa cỗ máy 5.8 V8 trở lại...