Ford Motor đẩy mạnh sản xuất các loại ôtô chạy bằng điện
Ford đã ký các hợp đồng mua pin nhằm đảm bảo tăng sản lượng lên 600.000 xe điện/năm vào cuối năm 2023; trong đó, hãng xe Mỹ đề ra mục tiêu sản xuất 270.000 xe Mustang Mach-E SUV….
Ngày 21/7, Ford Motor đã công bố một loạt các sáng kiến nhằm đẩy mạnh sản xuất pin và vật liệu thô cần thiết cho lắp ráp các loại ôtô chạy bằng điện (EV).
Đây là một nỗ lực của hãng sản xuất ôtô Mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đang bùng nổ trên thị trường.
Ford đã ký các hợp đồng mua pin nhằm đảm bảo tăng sản lượng lên 600.000 xe điện/năm vào cuối năm 2023. Trong đó, hãng xe Mỹ đề ra mục tiêu sản xuất 270.000 xe Mustang Mach-E SUV, 150.000 xe bán tải F-150 Lightning, 150.000 xe Transit và 30.000 chiếc SUV mới cho châu Âu.
Ford cho biết đã đảm bảo được 70% lượng pin cần thiết để đạt được mục tiêu sản xuất 2 triệu xe điện/năm vào năm 2026.
Video đang HOT
Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Ford, ông Jim Farley cho biết dòng sản phẩm xe điện của hãng đã thu hút sự quan tâm lớn, kéo theo nhu cầu gia tăng, tạo động lực cho Ford đẩy mạnh hệ thống công nghiệp để mở rộng quy mô sản xuất một cách nhanh chóng.
Trong một thông báo, hãng cho biết bên cạnh các loại pin đang sử dụng – được làm từ các kim loại niken, cobalt hay mangan (NCM), Ford dự định sẽ bổ sung cả các chất lithium, sắt và phosphate (LFP) vào quy trình sản xuất pin.
Theo đó, hãng đã ký một thỏa thuận với công ty Contemporary Amperex Technology (CATL) của Trung Quốc để cung cấp pin phosphate (LFP) cho quy trình lắp ráp Mustang Mach-E tại Bắc Mỹ bắt đầu từ năm 2023 và cho F-150 Lightning từ năm 2024. Bên cạnh đó, Ford cũng sẽ tăng cường mua hàng từ các đối tác như LG Energy Solution và SK On.
Ngoài ra, công ty cho biết có kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất pin LFP ở Bắc Mỹ với tổng công suất 40 gigawatt bắt đầu từ năm 2026, song không tiết lộ thêm chi tiết về địa điểm hay chủ đầu tư.
Nhà sản xuất xe Mỹ cũng đã gia tăng nguồn cung cấp nguyên liệu thô trực tiếp khi ký thỏa thuận với các công ty khai thác niken và lithium.
Trong bối cảnh Tesla và các công ty khởi nghiệp xe điện khác đang thúc đẩy vị thế sản phẩm EV trên thị trường, thì các nhà sản xuất ôtô truyền thống cũng nỗ lực tìm cách bắt kịp xu hướng khi nhiều hãng đã quyết định tăng tốc quá trình điện khí hóa sản phẩm trong những năm gần đây.
Theo thông tin từ báo chí, Ford đang chuẩn bị cắt giảm vài nghìn lao động nhằm tiết kiệm chi phí, tập trung đẩy nhanh quá trình chuyển đổi trọng tâm sản xuất sang sản phẩm xe điện. Tuy nhiên, Phó chủ tịch chuyên trách các dòng xe điện của Ford, bà Lisa Drake, không xác nhận thông tin này trong buổi họp báo diễn ra ngày 21/7./.
GM xin cấp phép xe tự lái không trang bị hệ thống điều khiển vật lý
GM và đơn vị phát triển công nghệ xe tự lái Cruise của hãng này cho biết đã nộp đơn yêu cầu NHTSA cho phép triển khai phương tiện tự hành không cần vôlăng, gương, đèn xinhan hay cần gạt nước.
Xe ôtô gắn logo của General Motors. (Ảnh minh họa: AFP)
General Motors và Ford Motor đã nộp đơn lên Cơ quan An toàn giao thông quốc gia (NHTSA) của Mỹ, đề nghị được cấp phép triển khai một số lượng hạn chế các xe tự lái không trang bị hệ thống điều khiển vật lý như vôlăng và bàn đạp phanh.
NHTSA đã công bố đơn đề nghị của 2 hãng ôtô trên trong ngày 20/7 và cho biết sẽ tiến hành lấy ý kiến công chúng liên quan vấn đề này trong vòng 30 ngày.
NHTSA là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các đơn đề nghị cấp phép lưu hành xe tự lái trên các tuyến giao thông tại Mỹ.
Theo NHTSA, cả General Motors và Ford Motor đều đang muốn triển khai 2.500 xe/năm-mức tối đa được phép theo luật định, nhằm thực hiện các dịch vụ đi chung xe và giao hàng, chứ không bán cho người tiêu dùng.
Hồi tháng 2 vừa qua, GM và đơn vị phát triển công nghệ xe tự lái Cruise của hãng này cho biết đã nộp đơn yêu cầu NHTSA cho phép triển khai phương tiện tự hành không cần vôlăng, gương, đèn xinhan hay cần gạt nước kính chắn gió.
GM mong muốn triển khai Origin-một chiếc xe tự lái có cửa hoạt động giống như tàu điện ngầm và không có tay lái. GM cho biết các phương tiện sẽ yêu cầu tất cả hành khách thắt dây an toàn trước khi bắt đầu hành trình.
Trong khi đó, trong đơn đề nghị đệ trình hồi tháng 7/2021, Ford bày tỏ ý định triển khai dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng xe tự lái vào đầu thập kỷ này.
Ford muốn triển khai xe điện hybrid tự lái "được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ các dịch vụ di chuyển, như chia sẻ chuyến đi, gọi xe và giao hàng trọn gói."
Giám đốc NHTSA Steven Cliff cho biết cơ quan này "sẽ xem xét kỹ lưỡng từng đơn đề nghị để đảm bảo an toàn là trên hết, trong đó bao gồm cả việc cân nhắc các yếu tố liên quan quyền tiếp cận của những người khuyết tật, đảm bảo công bằng và yếu tố môi trường."./.
Hệ thống hỗ trợ người lái trên xe hơi có liên quan đến hàng trăm vụ tai nạn Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Hoa Kỳ (NHTSA) đã công bố dữ liệu về các vụ tai nạn liên quan đến ô tô có các chức năng lái tự động. Cơ quan quản lý an toàn ô tô hàng đầu của chính phủ liên bang đã thống kê có tới gần 400 vụ tai nạn ở Hoa...