Ford bị tố ‘ăn cắp’ bằng sáng chế động cơ
Ford đã bị cáo buộc “ăn cắp” bằng sáng chế công nghệ kết hợp phun nhiên liệu gián tiếp và trực tiếp của các giáo sư của MIT (Viện Công nghệ Massachusetts) để sử dụng cho động cơ của mình.
Động cơ V6 của Ford.
3 giáo sư từ MIT cho biết các động cơ Ford đã áp dụng quy trình đã được cấp bằng sáng chế của họ về hệ thống phun nhiên liệu kết hợp trực tiếp và gián tiếp mà không trả tiền phí bản quyền.
Theo Bloomberg, 3 giáo sư trên đã đệ đơn kiện Ford lên toàn án liên bang và yêu cầu một khoản tiền bản quyền chưa xác định cho mỗi chiếc xe được bán ra có sử dụng công nghệ này.
Leslie Bromberg, Daniel R. Cohn, và John B. Heywood đã phát minh ra phương pháp kết hợp phun nhiên liệu trực tiếp và gián tiếp được cho sẽ giúp tạo hỗn hợp khí-nhiên liệu tốt hơn. Sau khi trình bày ý tưởng tại MIT, trường đã trao cho họ quyền sở hữu bằng sáng chế và họ đã thành lập một công ty để cấp phép công nghệ trên.
Họ đã liên hệ với Ford vào năm 2014 để cấp phép bằng sáng chế cho nhà sản xuất này, nhưng Ford đã từ chối đề nghị. Tuy nhiên, sau đó Ford đã bắt đầu sử dụng hệ thống phun nhiên liệu kết hợp cho các động cơ của mình. Năm 2017, nhà sản xuất Mỹ đã giới thiệu các công nghệ lên nhiều động cơ như: V6 3.3L hút khí tự nhiên, EcoBoost V6 2.7L, EcoBoost V6 3.5L, và V8 5.0L hút khí tự nhiên.
Xe bán tải Ford F-150 sử dụng động cơ đươc cho “ăn cắp bản quyền”.
3 giáo sư của MIT cho rằng hệ thống phun nhiên liệu kết hợp mà Ford sử dụng là phương pháp của họ. Vụ kiện cũng khẳng định nhà sản xuất ôtô này cũng nhận thức được sai lầm của mình. Trích dẫn từ vụ kiện, Bloomberg cho biết giám đốc sở hữu trí tuệ của Ford đã gặp các giáo sư trên để yêu cầu họ đồng ý “không khẳng định quyền sáng chế chống lại Ford”. Đổi lại, Ford sẽ hợp tác với 3 giáo sư Bromberg, Cohn và Heywood để quảng cáo cho công nghệ khác của họ.
Theo Motor1, khi được hỏi về vấn đề trên, Ford đã trả lời: “Chúng tôi không bình luận gì về vụ kiện đang chờ xử lý”.
Tòa án cần quyết định liệu phương pháp kết hợp hai dạng phun nhiên liệu của Ford có thực sự tương đồng với bằng sáng chế của 3 giáo sư MIT không vì phương pháp này không được độc quyền trên động cơ Ford. Có rất nhiều động cơ của hãng khác cũng dùng phương pháp này như động cơ LT5 V8 siêu nạp trên Chevrolet Corvette ZR1, công nghệ này cũng xuất hiện trên nhiều động cơ Toyota , bao gồm động cơ V6 trên Avalon mới và động cơ Boxer của GT86 và SUbaru BRZ.
Theo ttvn
Xe thể thao Mexico Vuhl 05RR đánh bại hypercar về tỉ lệ công suất/trọng lượng
Tới từ một hãng xe mới nổi của Mexico, tuy nhiên chiếc xe thể thao mui trần Vuhl 05RR đã gây ấn tượng mạnh bởi tỷ lệ công suất/trọng lượng đánh bại các hypercar.
Được thành lập từ năm 2008, Vuhl là đại diện hiếm hoi tới từ Nam Mỹ đã ghi danh trên bản đồ xe hơi Thế giới. Tên gọi khá lạ của hãng xe này trên thực tế cách đọc chệch của Vool, hay viết tắt của "Vehicles of Ultra High-performance and Lightweight" (Những chiếc xe có khả năng vận hành siêu cao và trọng lượng nhẹ). Sau khi tung ra mẫu xe thương mại mang tên 05 vào năm 2015, hãng đã tiếp tục phát triển phiên bản hiệu năng cao Vuhl 05RR tại lễ hội tốc độ Goodwood 2016 và gây được sự chú ý từ cộng đồng yêu xe.
Sau 2 năm kể từ khi xuất hiện chính thức lần đầu tiên, phải tới nay Vuhl mới chính thức bán ra 05RR tại thành phố Mexico. Đúng như tên gọi của hãng đã chỉ ra, 05RR tiếp tục là một mẫu xe thể thao "thuần chất", được sinh ra nhằm đem tới cho người lái cảm giác thú vị nhất. Dựa trên chiếc 05 trước đó, 05RR cũng là một chiếc xe mui trần hoàn toàn với thiết kế độc đáo và không có cửa mở được.
Người lái sẽ phải trèo vào xe và bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm cả hàm có kính, do chiếc xe không có kính chắn gió. Hướng tới cảm giác lái, khoang lái của Vuhl 05RR hoàn toàn không có những tiện nghi xa hoa, chỉ gồm một số nút điều chỉnh và hai chiếc ghế thể thao bằng sợi carbon thậm chí còn không lót đệm. Ngoài những đặc tính chia sẻ với chiếc 05 đầu tiên nêu trên, thiết kế bên ngoài trên 05RR đã được Vuhl thay đổi lớn.
Với bodykit cùng các vây, cánh và hốc gió khí động học mới, chiếc xe đạt lực nén thân xuống mặt đường lớn hơn, đem tới độ ổn định và bám đường cao hơn. Giống như Vuhl 05, 05RR cũng có thân được làm hoàn toàn từ sợi carbon, trong khi chassis làm từ nhôm 6061-T6, để có tỉ lệ công suất/trọng lượng nhẹ. Tuy nhiên với các cải tiến về công nghệ và bộ mâm carbon, hãng xe Mexico đã có thể tiếp tục giảm cân nặng của xe thêm 65kg, chỉ còn đạt 660kg trọng lượng khô.
Dù vẫn sử dụng họ động cơ EcoBoost của Ford, tuy nhiên Vuhl đã thay cho 05RR phiên bản máy 4 xi-lanh thẳng hàng với dung tích nâng từ 2.0 thành 2.3l, đồng thời trang bị cho xe bánh đà siêu nhẹ, côn độ và đặt máy thấp hơn để giảm trọng tâm. Những cải tiến này đã giúp cho Vuhl 05RR có thể đạt công suất tối đa 385 mã lực và mô-men xoắn 500Nm - cao hơn lần lượt 115 mã lực và 100Nm so với phiên bản 05 cũ.
Như vậy, tỷ lệ công suất/trọng lượng của Vuhl 05RR đạt 600 mã lực/tấn, còn đánh bại cả nhiều hypercar nổi tiếng Thế giới như McLaren P1 hay Bugatti Veyron. Kết hợp cùng thiết kế "trần trụi" siêu nhẹ, chiếc xe chỉ mất 2,7 giây để đạt 0-96km/h và tốc độ tối đa 255km/h. Nếu thêm tiền, khách hàng thậm chí còn có thể đặt hàng hệ thống treo và lốp chuyên dụng cho xe đua.
Việc sản xuất chiếc xe được thực hiện tại Mexico, thân xe bằng sợi carbon chế tạo ở Canada, trong khi khả năng vận hành được thử nghiệm và tối ưu tại Anh. Hiện tại, Vuhl đã bắt đầu tiếp nhận đơn đặt hàng cho 05RR tại châu Âu, Mỹ và Mexico nhưng hãng chưa công bố giá bán chính thức của xe.
Quang Nam
Theo Nghe nhìn Việt Nam
SUV khủng hàng hiếm Ford F-650 bán lại giá ngang Porsche mới toanh Đứng cạnh chiếc Ford F-650 này ngay cả những dòng SUV cỡ lớn như Mercedes-Benz G-Class hay Ford F-150 cũng phải thu mình. Được Ford lắp ráp với số lượng nhỏ từ năm 2000 tới nay, Ford F-650 thông thường được sử dụng cho mục đích thương mại nhưng vẫn có một số ít người dùng sử dụng như phương tiện hàng ngày,...