Forbes tiết lộ vũ khí ‘xung kích’ chính của quân đội Ukraine
Trong bối cảnh giao tranh kéo dài tại Kursk, các UAV cỡ nhỏ mang chất nổ được cho là nguyên nhân khiến nhiều xe bọc thép Nga bị vô hiệu hóa.
Tuy nhiên, nhà phân tích David Axe của Forbes nhấn mạnh rằng, phần lớn tổn thất đến từ tên lửa chống tăng như Javelin hoặc Stugna-P chứ không phải UAV.
Tên lửa chống tăng Javelin tại Kiev, Ukraine, ngày 24/8/2018. Ảnh: AFP/ TTXVN
Trong bối cảnh xung đột kéo dài, một số video ghi lại các trận chiến ở khu vực Kursk của Nga đã chỉ ra rằng thiết bị bay không người lái (UAV) FPV (First Person View) mang theo chất nổ là nguyên nhân chính khiến nhiều xe bọc thép của Nga bị vô hiệu hóa. Tuy nhiên, theo nhà phân tích David Axe của Forbes ngày 15/12, kết luận này có thể không hoàn toàn chính xác.
Ông Axe cho rằng mặc dù UAV FPV truyền video thời gian thực tới người điều khiển, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy các cuộc tấn công không hoàn toàn tương ứng với thực tế tại khu vực Kursk. Chuyên gia Axe nhận định: “Thực tế là các đơn vị tên lửa chống tăng, chứ không phải người điều khiển thiết bị bay không người lái, mới là những lực lượng thực hiện nhiều cuộc tấn công vào các phương tiện của Nga”.
Cụ thể, theo thông tin từ người điều khiển UAV Kriegsforscher, Trung đoàn tấn công đổ bộ đường không số 237 đã mất 17 xe bọc thép trong hai ngày tấn công của Nga, và hầu hết chúng đều bị phá hủy bởi mìn hoặc tên lửa chống tăng có điều khiển như Javelin hoặc Stugna-P. Chỉ có khoảng 10-15% xe bọc thép bị gây hư hại bởi UAV FPV khi đang di chuyển.
Chuyên gia Axe giải thích rằng, mặc dù thiết bị bay không người lái FPV của Ukraine ngày càng được nâng cấp và người điều khiển có kỹ năng cao hơn, nhưng sức mạnh hủy diệt của chúng vẫn không thể so sánh với tên lửa chống tăng Javelin. Ông nhấn mạnh: “Về sức mạnh tàn phá, 1 tên lửa Javelin nặng 35 pound (khoảng 15 kg) tương đương với hàng chục UAV FPV”.
Video đang HOT
Tổng hợp lại, mặc dù thiết bị bay không người lái FPV đóng vai trò quan trọng trong chiến thuật hiện tại của Ukraine, nhưng sức mạnh thực sự trong các cuộc tấn công lại đến từ các hệ thống vũ khí truyền thống như tên lửa chống tăng.
Điều này cho thấy sự cần thiết phải kết hợp cả công nghệ mới và chiến thuật truyền thống để đạt được hiệu quả tối ưu trên chiến trường.
Seoul từ bỏ ý định cung cấp vũ khí cho Kyiv vì e ngại Tổng thống Trump?
Tưởng như Ukraine sắp được Hàn Quốc cung cấp vũ khí trực tiếp thì diễn biến không thuận lợi với chính quyền Kyiv đã tới.
Lực lượng vũ trang Ukraine có thể chưa được cung cấp vũ khí sát thương trực tiếp từ Hàn Quốc trong tương lai gần bởi một diễn biến đầy bất ngờ đã tới.
Sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu xem xét lại chính sách của mình liên quan đến việc cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Theo hãng tin Bloomberg, chiến thắng của ông Trump đã làm dấy lên mối lo ngại ở Seoul về sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine trong tương lai gần.
Lý do là bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến các cuộc thảo luận về khả năng thay đổi lập trường của nước họ, liên quan đến việc cung cấp viện trợ vũ khí sát thương cho Kyiv.
Một nguồn tin thân cận với chính phủ Hàn Quốc cho hay, nội các của Tổng thống Yoon Seok-yeol hiện buộc phải tính đến quan điểm của nhà lãnh đạo Mỹ để đưa ra quyết định về việc cung cấp đạn dược và các loại vũ khí khác cho Ukraine.
Hàn Quốc trước đây đã tuân thủ chính sách từ chối cung cấp vũ khí sát thương cho khu vực xung đột vì lo ngại tình hình trong khu vực sẽ phức tạp hơn, đồng thời làm căng thẳng gia tăng với Triều Tiên.
Các nhà phân tích lưu ý rằng ông Trump nhiều khả năng sẽ xem xét lại sự ủng hộ của mình đối với Ukraine, khiến tình hình ngày càng trở nên khó khăn hơn đối với Hàn Quốc.
Nhà khoa học chính trị Kim Yun của Đại học Nghiên cứu Seoul đã nói rõ: "Sẽ thật khó xử nếu Hàn Quốc, một đất nước quốc gia thậm chí không phải là thành viên NATO lại tham gia vào cuộc xung đột, đặc biệt nếu ông Trump muốn tránh xa nó".
Mặc dù vậy, một luồng ý kiến khác lại cho rằng bất kể quan điểm từ ông Trump, Hàn Quốc sẽ vẫn viện trợ vũ khí sát thương trực tiếp cho Ukraine nếu có bằng chứng xác thực binh sĩ Triều Tiên chính thức tham chiến.
Theo giới quan sát, sở dĩ có nhận định nói trên là bởi Seoul còn lo ngại hợp tác giữa Moskva và Bình Nhưỡng hơn nhiều so với thái độ của người đứng đầu Nhà Trắng về sự can dự của họ vào cuộc chiến Ukraine.
Những vấn đề chiến thuật quân sự rút ra từ việc Ukraine mất thành phố Vuhledar Việc mất quyền kiểm soát Vuhledar là kết quả của nhiều yếu tố phức tạp, từ sự tàn phá của xung đột, thay đổi chiến thuật của quân Nga, đến sự thiếu hụt lực lượng và nguồn lực của Ukraine. Sau hai năm phòng thủ kiên cường, quân đội Ukraine đã buộc phải rút lui khỏi thành phố Vuhledar do áp lực quân...