Forbes đánh giá vai trò dẫn dắt thị trường của cổ phiếu VCB
Tối 29/9, tại TPHCM, Tạp chí Forbes sẽ tổ chức Lễ vinh danh “50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam” lần thứ 4.
Nhóm các doanh nghiệp trong danh sách này được Forbes phân chia theo lĩnh vực gồm: Bảo hiểm, Ngân hàng, Chứng khoán, Bất động sản, Công nghệ, Bán lẻ, Hàng hóa gia dụng, Chăm sóc sức khỏe, Nông nghiệp và ngành phụ trợ, Logistics, Tiện ích, Nguyên vật liệu xây dựng, Ngành ô tô và phụ tùng, Ngành F&B, Đa ngành.
Danh sách xếp hạng mà Forbes đưa ra hầu hết là các công ty dẫn đầu trong từng lĩnh vực kinh doanh, có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội thông qua đổi mới sản phẩm, công nghệ, sáng tạo trong cung ứng dịch vụ. Theo dữ liệu thống kê, 50 công ty trong danh sách có giá trị vốn hóa 829.010 tỷ đồng, chiếm 62,14 % giá trị vốn hóa thị trường (theo mức giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/05/2016). Tổng giá trị doanh thu của 50 công ty đạt 475.546 tỷ đồng, bằng 37,77% của toàn thị trường. Lợi nhuận sau thuế đạt 53.482 tỷ đồng, chiếm 53,08% toàn thị trường.
Diễn đàn kinh doanh do Forbes Việt Nam tổ chức trước thềm Lễ vinh danh “50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam” lần thứ 4
Theo phương pháp của Forbes với phần tính toán định lượng, ở vòng sơ loại, hơn 700 cổ phiếu niêm yết được sắp xếp theo từng nhóm ngành. Những cổ phiếu đang thua lỗ hay trong quá trình hủy niêm yết, có giá trị vốn hóa dưới 300 tỷ đồng và doanh thu dưới 150 tỷ đồng đều không đủ tiêu chuẩn lọt vào danh sách. Các công ty được chấm điểm theo các tiêu chí: tỷ lệ tăng trưởng kép về doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ sinh lời ROE, ROA và tăng trưởng EPS giai đoạn 2011-2015.
Ở bước kế tiếp, Forbes Việt Nam xem xét độc lập mức độ phát triển bền vững của doanh nghiệp: thương hiệu, chất lượng quản trị doanh nghiệp, nguồn gốc lợi nhuận trong quá khứ và triển vọng phát triển bền vững. Các công ty con có hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào công ty mẹ (đã có tên trong danh sách), các công ty nhiều lần vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin của hai sở giao dịch chứng khoán đều bị loại khỏi danh sách.
Một số điểm nhấn trong danh sách “50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam” của Forbes
Trong lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã xuất sắc vượt qua các ngân hàng thương mại lớn mà nhà nước giữ cổ phần chi phối để trở thành đại diện duy nhất trong số các ngân hàng tại Việt Nam có mặt trong danh sách bình chọn của Forbes liên tiếp trong 4 năm qua.
Video đang HOT
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu Vietcombank (mã VCB) hiện là một trong những cổ phiếu có giá trị vốn hoá lớn nhất thị trường (khoảng 140 ngàn tỷ đồng). Được niêm yết tại HOSE từ tháng 6/2009, cổ phiếu Vietcombank trong những năm qua liên tiếp là cổ phiếu có mức giá giao dịch cao nhất trong các cổ phiếu ngân hàng niêm yết và liên tục được nhà đầu tư nước ngoài duy trì trạng thái mua ròng.
Đại diện Vietcombank, bà Lê Thị Hoa – Ủy viên Hội đồng quản trị (đứng giữa) nhận giải thưởng do Tạp chí Forbes trao tặng cho Vietcombank
Tạp chí Forbes Việt Nam đánh giá: Lợi nhuận sau thuế năm 2015 của Vietcombank tăng 16.4%. Vietcombank là một trong số ít ngân hàng trả cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 10% mệnh giá nhờ chất lượng tài sản đảm bảo. Cổ phiếu VCB tăng giá kéo nhóm cổ phiếu ngân hàng phục hồi và góp phần dẫn dắt thị trường đi lên trong năm 2015. Forbes ghi nhận Vietcombank là ngân hàng vượt trội về nhiều mặt: chất lượng tài sản tốt nhất, lợi thế chi phí vốn thấp nhất, ngân hàng có cấu trúc thu nhập đa dạng hóa và đứng đầu ở nhiều mảng sản phẩm dịch vụ.
Chia sẻ tại diễn đàn kinh doanh 2016 do Forbes tổ chức trước thềm Lễ trao giải, bà Lê Thị Hoa – Ủy viên Hội đồng quản trị Vietcombank cho biết: “Đây là lần thứ tư Forbes Việt Nam công bố danh sách Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và Vietcombank vinh dự là ngân hàng duy nhất có tên trong danh sách này liên tiếp 4 năm qua. Chúng tôi tin tưởng rằng những đánh giá độc lập, khách quan theo phương pháp của Forbes đã phản ánh đúng chất lượng tài sản và giá trị doanh nghiệp niêm yết, thông qua đó mang lại giá trị thông tin cùng lợi ích thiết thực cho nhà đầu tư, góp phần phát triển bền vững thị trường chứng khoán Việt Nam”.
PV
Theo Dantri
Chân dung tỷ phú bí ẩn vừa được Forbes cho là đã soán ngôi giàu nhất hành tinh của Bill Gates
Amancio Ortega, nhà sáng lập bí ẩn của Zara, vừa chính thức vượt mặt tỷ phú công nghệ Bill Gates để trở thành người giàu nhất hành tinh.
Amancio Ortega
Tạp chí Forbes cho biết, việc cổ phiếu của công ty mẹ Inditex tăng 2,5% đẩy khối tài sản của Ortega lên 79,5 tỷ USD. Sự tăng trưởng này khiến nhà sáng lập của Zara, thương hiệu thời trang vừa khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam, vượt qua tỷ phú công nghệ Bill Gates với 1 tỷ USD nhiều hơn.
Dù sở hữu khối tài sản vô cùng ấn tượng nhưng truyền thông không có nhiều thông tin về Ortega. Tỷ phú 80 tuổi người Tây Ban Nha rất cương quyết trong việc bảo vệ cuộc sống riêng tư. Số lần ông trả lời báo giới chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
Cùng với vợ cũ, bà Rosalia, Ortega lập ra thương hiệu thời trang Zara vào năm 1975. Ngày nay, Inditex, tập đoàn sở hữu thương hiệu Zara và các thương hiệu nổi tiếng khác như Massimo Dutti và Pull&Bear, đã có 6.600 chi nhánh trên khắp thế giới. Việt Nam cũng vừa được bổ sung vào danh sách thị trường của Inditex.
Tỷ phú Ortega kết hôn với người vợ thứ 2, Flora, vào năm 2001. Họ sống trong một căn hộ ở thành phố cảng La Corua, Tây Ban Nha. Với số tiền kếch xù, tỷ phú Ortega vẫn giữ cho mình phong cách giản dị với áo với những bộ trang phục đơn giản. Tuy nhiên, chúng không phải sản phẩn do Zara sản xuất.
Ngoài ra, tỷ phú Ortega cũng chỉ tới một quán cà phê duy nhất để ăn trưa với các nhân viên. Thời gian rảnh, vị tỷ phú 80 tuổi theo đuổi đam mê cưỡi ngựa. Ông cũng sở hữu một câu lạc bộ dành cho người cưỡi ngựa ở Galicia, Tây Ban Nha.
Về bất động sản, nhà sáng lập thương hiệu Zara sở hữu Tháp Torre Picasso, tòa nhà cao nhất Tây Ban Nha. Ông mua nó với giá 536 triệu USD.
Ngoài ra, ông còn sở hữu tổ hợp nhà ở, khách sạn Epic nằm tại Miami và biến nó trở thành một trong những khách sạn sang trọng bậc nhất ở Mỹ.
Tuy nhiên, vị tỷ phú này chỉ sử dụng một chiếc Audi A8 vì cho rằng nó thoải mái hơn nhiều so với các dòng xe hạng sang.
Chuyên cơ của ông là chiếc Global Express BD-700 do Bombardier chế tạo. Đây là thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực chế tạo máy bay tư nhân sang trọng. Chiếc phi cơ có giá 45 triệu USD.
Dù rất giàu có nhưng Ortega gần như không có thời gian nghỉ ngơi vì ông quá đam mê công việc.
Theo CafeF
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng nâng tài sản ròng lên trên 49.000 tỷ đồng Ông Phạm Nhật Vượng hiện đang xếp thứ 903 trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Với 2,2 tỷ USD tài sản ròng (tương đương hơn 49.000 tỷ đồng), ông Phạm Nhật Vượng hiện đang xếp thứ 903 trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Chỉ trong vòng 4 tháng, ông Vượng đã nâng tài sản thêm 400 triệu...