Forbes: 400 chiến đấu cơ F-35 không đủ cho một cuộc chiến với Nga
Theo Forbes, các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) quyết định mua thêm 400 chiến đấu cơ F-35 mới, nhưng chúng có thể không đủ trong trường hợp nổ ra cuộc chiến với Nga.
Cụ thể, trong số khoảng 1.900 máy bay chiến đấu và máy bay cường kích đang phục vụ cho các nước NATO ở châu Âu, chỉ có 100 chiếc là những cải tiến mới nhất của máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 và tất cả những chiếc còn lại đều dễ bị tấn công bởi các hệ thống phòng không của Nga.
400 chiến đấu cơ F-35 có thể không đủ cho một cuộc chiến với Nga. (Ảnh: Reuters)
“Họ đã quyết định mua thêm 400 máy bay mới, nhưng chúng có thể không đủ trong trường hợp nổ ra cuộc chiến với Nga”, Forbes viết.
Lực lượng không quân châu Âu đang tăng cường khả năng phòng thủ và sử dụng các máy bay tàng hình mới. Tuy nhiên, Forbes trích dẫn một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chính sách của Chính phủ Mỹ (RAND Cooperation) ở California cho rằng, việc mua những chiếc máy bay chiến đấu như vậy là một chuyện, còn việc để duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu với trang bị vũ khí, huấn luyện phi công cho chúng là một chuyện khác.
Video đang HOT
Tổng cộng các nước NATO ở châu Âu có khoảng 1.900 máy bay chiến đấu và máy bay cường kích. Nhưng chỉ 100 máy bay trong số đó là những sửa đổi mới nhất của F-35. Phần lớn những chiếc còn lại thuộc thế hệ thứ tư. Chúng có các cảm biến và vũ khí hiện đại, nhưng chúng lại sa sút về khả năng chống lại radar. Vì vậy, ngay cả những hệ thống tốt nhất trong số đó cũng dễ bị tấn công bởi các hệ thống S-300 và S-400 của Nga, những hệ thống phòng không này có thể bắn hạ máy bay địch cách xa hàng trăm km.
“Nếu xảy ra xung đột với Nga, khả năng NATO phóng lực lượng vào không gian không thể tiếp cận để phá hủy các hệ thống phòng không. Do đó, việc hạn chế khả năng chiếm đóng lãnh thổ của liên minh và mở đường cho các hoạt động liên quan của NATO sẽ bị đặt dấu hỏi ngay từ đầu”, Forbes nhận định.
Tuy nhiên, theo Forbes, những chiếc chiến đấu cơ F-35 có thể bay sát các hệ thống phòng thủ của Nga và tiêu diệt chúng. Vì vậy, việc mua sắm máy bay thế hệ thứ 5 hiện tại và trong tương lai có thể thay đổi cơ bản hoạt động không quân của NATO, qua đó tăng cường sự tham gia của các quốc gia châu Âu vào sứ mệnh của liên minh.
Được biết, các quốc gia châu Âu sẽ mua hơn 400 máy bay F-35 vào năm 2030. Nhưng vẫn chưa rõ liệu họ có mua được đủ đạn dược dẫn đường chính xác và có thể huấn luyện phi công đúng cách hay không. Hiện vẫn chưa rõ sẽ có bao nhiêu chiếc máy bay sẽ có thể cất cánh vào một thời điểm nhất định.
Theo các chuyên gia, các phi công có một vấn đề, họ cần huấn luyện các kỹ năng quan trọng nhất, bao gồm cả việc phá hủy hệ thống phòng không của đối phương. Điều này có thể được thực hiện, trong các cuộc tập trận diễn ra nhiều lần trong năm. Tuy nhiên, theo quy định của các cuộc tập trận đó, ban tổ chức chỉ có thể chia sẻ dữ liệu chiến thuật với những người tham gia đến từ Vương quốc Anh.
“F-35 Lightning II có giá 100 triệu USD/ chiếc, nhưng chúng rất không đáng tin cậy. Nhiều nước NATO mua loại máy bay này, nhưng một số nước mua với số lượng rất nhỏ. Ví du, Hà Lan sẽ mua 43 chiếc, nhưng chỉ 4 chiếc được triển khai, vì số còn lại sẽ được bảo dưỡng hoặc trong đang thời gian huấn luyện”, Forbes giải thích.
“Do đó, với 400 chiến đấu cơ có vẻ là nhiều, nhưng trên thực tế số sẵn sàng chiến đấu lại ít hơn nhiều”, Forbes kết luận.
Chiến đấu cơ F-35 do hãng Lockheed Martin thiết kế và phát triển dựa trên phiên bản máy bay X-35 trước đó. Đây là loại chiến đấu cơ tiêm kích đa năng tàng hình hiện đại và cơ động bậc nhất thế giới. Máy bay này được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ như tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trinh sát và phòng không.
Dự án F-35 được ca ngợi là kỳ tích công nghệ, tạo ra sản phẩm có thể thống trị bầu trời được sản xuất từ năm 2001. F-35 có 3 phiên bản khác nhau gồm F-35A, F-35B và F-35C. Trong đó, F-35A có khả năng cất và hạ cánh như máy bay chiến đấu thông thường; F-35B cất và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng và F-35C triển khai trên các tàu sân bay.
Quân đội Nga dùng hệ thống tên lửa Bastion bắn thẳng vào biên giới NATO
Quân đội Nga ngày 24-10 đã tiến hành cuộc tập trận toàn diện, sử dụng hệ thống tên lửa bờ biển Bastion để tấn công ở Biển Baltic, ngay tại biên giới của các nước thuộc tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), qua đó thể hiện khả năng sẵn sàng chiến đấu nếu bị khiêu khích.
Nga sử dụng hệ thống tên lửa bờ biển Bastion trong cuộc tập trận ngày 24-10-2020
"Hạm đội Baltic (BF) đã tiến hành các cuộc tập trận chiến thuật tấn công các mục tiêu hải quân bằng hệ thống tên lửa bờ biển Bastion (DBK) ở khu vực Kaliningrad. Các sư đoàn của DBK Bastion, các tổ hợp cơ động ven biển để trinh sát tình hình trên biển và trên không đã tham gia tập trận", BF cho biết trong một thông báo được phát đi hôm 24-10.
"Trong cuộc tập trận, các đơn vị đã thực hiện một cuộc hành quân dài 50 km đến một khu vực đã định trên bờ biển Baltic ở phía Tây của vùng Kaliningrad. Trong quá trình di chuyển, trực thăng hàng không hải quân Mi-24 đã thực hiện trinh sát trên không để tìm kiếm các nhóm phá hoại của kẻ thù giả định, và máy bay chiến đấu Su-27 đã che chở cho các hệ thống tên lửa khỏi các cuộc không kích", thông báo của BF cho biết thêm.
Mặc dù các nước NATO có thể giám sát việc Nga triển khai hoạt động của BRK Bastion và theo dõi hoạt động điện tử của vũ khí hủy diệt này, song cần phải lưu ý đến thực tế là, chỉ một Bastion cũng có thể dễ dàng đánh bại toàn bộ đội tàu chiến trong khu vực, rõ ràng điều này không khuyến khích NATO có bất kỳ hành động khiêu khích nào.
"Các hệ thống tên lửa của Nga kiểm soát hầu hết vùng biển Baltic, và trong trường hợp nguy hiểm nhỏ nhất, chúng sẵn sàng tiêu diệt bất kỳ mục tiêu bề mặt nào trong bán kính 10 km trong vòng 15 đến 600 phút", các chuyên gia quân sự lưu ý.
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion của Nga được trang bị tên lửa hành trình dẫn đường chống hạm siêu thanh Yakhont (hay còn gọi là Onyx), được thiết kế để tiêu diệt tất cả tàu chiến, tàu vận tải, tàu xuồng các loại, tấn công mọi mục tiêu đơn lẻ hoặc tấn công cụm tàu thuyền chiến đấu, đồng thời có thể tấn công các cụm binh lực đổ bộ đường biển, đường không, các cụm binh lực trang bị hạng nặng cho những hoạt động đột phá. Tổ hợp có thể hoạt động trong điều kiện hỏa lực đối phương rất mạnh, khả năng gây nhiễu điện từ và chế áp điện tử của đối phương cao nhất.
'Lợn béo' F-35 thích hợp nhất để châu Âu đương đầu Nga? RAND nhận định, trong tương lai gần loại vũ khí chính của châu Âu sẽ là máy bay chiến đấu chủ lực có nhiệm vụ chống Nga. Defense News dẫn báo cáo của tập đoàn RAND có trụ sở tại Mỹ cho hay, do có khả năng tàng hình khó nhận biết và trang bị nhiều loại cảm biến, chiến đấu cơ thế...