Foodmap đồng hành cùng nông sản Việt trên nền tảng gọi vốn cộng đồng nổi tiếng Mỹ
Lần đầu tiên nông sản Việt được chạy trên nền tảng gọi vốn cộng đồng nổi tiếng Indiegogo của Mỹ. Hành trình mang nông sản Việt ra nước ngoài đang từng bước thành hiện thực với sự hỗ trợ của nhà tài trợ Pernod Ricard Việt Nam .
Đại diện Foodmap – Phạm Ngọc Anh Tùng nhận giải thưởng quán quân Doanh n hân vì cộng đồng BLUE VENTURE mùa 3 .
Sau khi trở thành quán quân của giải thưởng Doanh nhân vì cộng đồng BLUE VENTURE mùa 3, anh Phạm Ngọc Anh Tùng với hành trình xây dựng “Foodmap-Bản đồ nông sản Việt” tiếp tục đưa sản phẩm nông sản Việt lên một nền tảng kêu gọi vốn cộng đồng hàng đầu trên thế giới là Indiegogo. Foodmap mong muốn truyền đi thông điệp: L uôn sẵn sàng đồng hành cùng bà con nông dân, mang những nông sản chất lượng của Việt Nam vươn ra thế giới nhằm nâng tầm những giá trị vốn có của nông sản Việt .
Với khát vọng đưa nông sản Việt Nam vươn ra thế giới, trong hành trình tham gia kêu gọi vốn, sau khi tìm hiểu nhiều sản phẩm nông sản, trao đổi với những nhà cung cấp và nông trại khác nhau Foodmap đã lựa chọn Sokfarm với sản phẩm chủ lực là mật hoa dừa. Đây là sản phẩm đầu tiên thú vị của Việt Nam đồng hành cùng Foodmap đến với bạn bè quốc tế.
Video đang HOT
Foodmap lựa chọn Sokfarm với sản phẩm chủ lực là mật hoa dừa để đưa đến bạn bè quốc tế.
Mật hoa dừa là một sản phẩm vô cùng đặc biệt và quý của bà con nông dân ở khu vực tiểu vùng sông Mekong. Hằng ngày, người nông dân đều đặn trèo lên cây dừa (3-10 năm tuổi) 2 lần để mát xahoa dừa và thu nước mật về. Là một sản phẩm thuần 100% tự nhiên, mật hoa dừa có hàm lượng dinh dưỡng cao và những ưu điểm vượt trội hơn cả đường mía và mật ong như có chỉ số đường huyết thấp (so với đường mía có chỉ số đường huyết là 100 thì mật dừa có chỉ số nhỏ hơn 45) nên có thể sử dụng cho cả người ăn kiêng, người bệnh tiểu đường typ 2. Mật hoa dừa còn phù hợp cho chế độ dinh dưỡng của cả người ăn thuần chay và chế biến các món chay thuần thực vật 100%.
Với sản phẩm vô cùng đặc biệt này, bên cạnh yếu tố dinh dưỡng, mật hoa dừa còn mang đậm nét văn hóa vùng miền. Do đó, đây không chỉ là câu chuyện bán sản phẩm, mở rộng đầu ra của sản phẩm mà còn là việc duy trì, gìn giữ nét văn hóa sản phẩm địa phương.
Anh Phạm Ngọc Anh Tùng, người sáng lập ra Foodmap chia sẻ: “Một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của vòng kêu gọi vốn lần này, Foodmap và Sokfarm cần phải mang về tối thiểu 250 đơn đặt hàng từ nền tảng Indiegogo và quan trọng là truyền bá được tinh túy của sản phẩm nông sản Việt đến cộng đồng người nước ngoài thông qua câu chuyện của mình”.
Ứng dụng công nghệ sinh học tạo sức cạnh tranh tốt hơn cho nông sản Việt
Sự bứt phá của khoa học, đặc biệt là công nghệ sinh học (CNSH) với những phát minh của công nghệ di truyền, công nghệ gen, công nghệ vi sinh... đã giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập nhờ việc tăng năng suất và giảm thiểu chi phí thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản Việt. Tuy nhiên, vẫn còn những quan ngại đối với việc ứng dụng CNSH trong nông nghiệp.
Chiều ngày 7/4, Hiệp hội Thương mại giống cây trồng (VSTA) cùng Trung ương Hội nông dân Việt Nam (HND) và Tổ chức quốc tế và Ứng dụng và Tiếp thu CNSH trong nông nghiệp (ISAAA) đồng tổ chức hội thảo với chủ đề: "Đóng góp của cây trồng CNSH trong nông nghiệp tại Việt Nam".
Diện tích cây ngô CNSH tại Việt Nam vẫn chưa đạt được như kỳ vọng
Phát biểu mở đầu hội thảo, ông Trần Xuân Định - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam - cho biết: Tại Việt Nam, cây trồng CNSH đã được chính thức được cấp phép canh tác thương mại từ năm 2014-2015 trên cây ngô. Ngô cũng là một trong các cây trồng chính trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nước ta cũng là một trong các quốc gia canh tác ngô nhiều nhất trên thế giới. Việc đưa các giống CNSH thời điểm đó được xem là một trong các công cụ quan trọng giúp tiếp tục nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất, gia tăng giá trị và giúp nông dân trồng ngô có thêm lợi nhuận, từ đó củng cố năng lực của Việt Nam trong việc đảm bảo nguồn cung cho chuỗi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi trong nước.
Ông Trần Xuân Định - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam - phát biểu tại hội thảo
Vào năm 2019 - 2020, Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam phối hợp với Viện PG Economics (Anh quốc) đã tiến hành một nghiên cứu đánh giá và phân tích tác động của cây ngô CNSH với các tính trạng chuyển gen kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ sau 5 năm canh tác.
Trình bày kết quả nghiên cứu, ông Trần Xuân Định cho hay, tổng diện tích ngô CNSH canh tác tại Việt Nam cho cả giai đoạn 2015 - 2019 là 225.000 ha. Riêng năm 2019, diện tích canh tác ngô CNSH là 92.000 ha, chiếm 10% tổng diện tích ngô cả nước. Năng suất thu hoạch được của các giống ngô CNSH với các tính trạng kháng sâu và chống chịu thuốc trừ cỏ cao hơn so với các giống ngô lai thường từ 15,2% tới 30%. Lợi nhuận canh tác có được từ việc trồng các giống ngô CNSH cũng gia tăng với mức từ 196 USD/ha cho tới 330 USD/ha. Tổng thu nhập tích luỹ tăng thêm khi ứng dụng ngô CNSH là từ 43,8 cho tới 74,1 triệu USD. Lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng khi canh tác ngô CNSH giảm đáng kể với thuốc từ cỏ là 26% và thuốc trừ sâu là 78%; các tác động môi trường tính toán được từ việc giảm các loại thuốc này tương ứng là 36% và 77% (theo chỉ sổ EIQ)...
Dù vậy, theo ông Trần Xuân Định, diện tích cây ngô CNSH tại Việt Nam có tăng nhưng chưa đạt như kỳ vọng. Ông Trần Xuân Định cho hay, mặc dù nhu cầu sử dụng ngô cho ngành chăn nuôi tăng nhanh mỗi năm nhưng diện tích trồng ngô trong nước 5 năm trở lại đây có xu hướng giảm. Ngô trong nước đang phải chịu áp lực rất lớn từ ngô hạt nhập khẩu cả về giá và về chất lượng, nông dân nhiều vùng đã chuyển sang các cây trồng khác khi lợi nhuận thu được từ canh tác ngô không cao, đặc biệt khi giá thu mua trong nước giảm mạnh.
Cần có sự đầu tư trọng điểm của Nhà nước cho các doanh nghiệp tiên phong
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý đã cùng nhau chia sẻ thông tin về hiện trạng ứng dụng cây trồng CNSH trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam và đặc biệt thảo luận về các tác động kinh tế, xã hội và môi trường của ngô CNSH sau 5 năm cấp phép canh tác trong nước.
Phân tích về các tác động của cây trồng CNSH ở phạm vi toàn cầu, tiến sĩ Graham Brookes - Viện PG Economic - đã dẫn chứng các số liệu trong nghiên cứu gần nhất phát hành năm 2020: "Tính đến năm 2018, tổng thu nhập gia tăng dành cho nông dân canh tác cây trồng CNSH là 19 tỷ USD. Theo đó với mỗi USD chi phí đầu tư thêm cho hạt giống CNSH, lợi nhuận thu được thêm là 4,42 USD. Bên cạnh đó, chỉ tính riêng năm 2018, cây trồng CNSH cũng giúp hạn chế tổng lượng CO2 thải ra môi trường khoảng 23 tỷ kg, tương đương với việc loại bỏ 15,3 triệu ô tô lưu thông trên đường trong 1 năm. Đặc biệt là những nông hộ có quy mô sản xuất nhỏ tại các nước đang phát triển thu được lợi ích rõ ràng hơn từ cây trồng CNSH, không chỉ từ việc năng suất cây trồng tăng (từ 10 tới 16,5% tuỳ loại cây trồng), lợi nhuận tăng (trung bình khoảng 103 USD/ha) mà còn giúp giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng từ đó giảm bớt các tác động tiêu cực lên môi trường khoảng 19% (theo chỉ số EIQ)".
Vẫn còn nhiều quan ngại đối với cây trồng biến đổi gen? Tại hội nghị, các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân đến từ thông tin không đúng. Bên cạnh đó, một số Chính phủ chưa cho phép sử dụng, việc này có thể liên quan đến vấn đề chính trị.
Nhận định về tương lai về ứng dụng CNSH trong nông nghiệp, ông Nguyễn Xuân Định cho biết: Theo Quyết định số 429/QĐ-TTg ban hành ngày 24/3/2021 về việc phê duyệt Đề án phát triển CNSH ngành nông nghiệp đến năm 2023, một trong các mục tiêu tới năm 2030 đó là Việt Nam có thể làm chủ được một số CNSH thế hệ mới, tạo ra sản phẩm quy mô nông nghiệp ứng dụng thực tiễn sản xuất và phát triển số lượng doanh nghiệp CNSH trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng thêm tối thiểu 30% so với giai đoạn 2021-2025. Điều này cũng cho thấy định hướng phát triển và ứng dụng CNSH trong nông nghiệp là định hướng phát triển chung là việc bắt kịp xu hướng của Việt Nam cùng các nước trên thế giới trong ứng dụng các giống cây trồng thế hệ mới với các tính trạng cải tiến bằng khoa học hướng tới phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững và hiện đại.
Để thúc đẩy phát triển CNSH trong nông nghiệp trong thời gian tới, cùng với Quyết định số 429/QĐ-TTg, ông Trần Xuân Định cho rằng, cần có sự chỉ đạo và chính sách rất minh bạch. Bên cạnh đó, cần có đầu tư trọng điểm của nhà nước cho các đơn vị, doanh nghiệp đi tiên phong trong việc ứng dụng CNSH trong nông nghiệp. Ở đây, CNSH chúng tôi muốn nói đến công nghệ gen, công nghệ phân tử, công nghệ tạo ra các sản phẩm mới dựa trên nền tảng của việc di truyền của công nghệ phân tử. "Ứng dụng CNSH bao quát rất nhiều khía cạnh, trong đó, cây trồng biết đổi gen chỉ là một khía cạnh. Biến đổi khí hậu với hệ quả của nó sẽ làm phát sinh ra rất nhiều loài côn trùng mới, bệnh tật mới. CNSH sẽ góp phần giải quyết tốt các vấn đề này, góp phần tăng năng suất, giảm giá thành, tạo sự cạnh tranh tốt hơn trong nông sản của Việt Nam trên thị trường thế giới", ông Trần Xuân Định nói.
Hoa quả Trung Quốc núp bóng hàng Việt tràn ngập chợ Những ngày cuối tháng 10, tại hệ thống chợ truyền thống, nhiều tiểu thương bày bán các loại hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng lại quảng cáo là nông sản Việt. Ảnh minh họa Thời điểm tháng 9 - 10, hồng giòn của các tỉnh Sơn La, Đà Lạt, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Mộc Châu... vào vụ thu hoạch và được...