Food tour Thanh Hóa điểm danh những món ngon nổi tiếng nhất tiểu vương quốc
Nếu bạn là một người yêu thích trải nghiệm du lịch ẩm thực, thích vi vu đến những miền đất mới, la cà hết hàng này đến quán nọ thì chắc chắn không thể bỏ qua bài viết này.
Đến với Thanh Hóa, ngoài thưởng ngoạn những cảnh đẹp “miền đất hứa”, bạn đừng quên thưởng thức những món ăn xứ Thanh ngon nức tiếng. Theo chân Tạp chí ẩm thực đảo một vòng Food tour Thanh Hóa nhé.
Thưởng thức “chuỗi” đặc sản xứ Thanh
Cùng khám phá nét ẩm thực độc đáo qua những món ngon nổi tiếng nhất tiểu vương quốc.
Là đặc sản của Thanh Hóa, không ai không biết đến. Đặc sản nem chua Thanh Hóa được làm từ thịt nạc, bì lợn thái chỉ, ớt, tỏi, hạt tiêu và không thể thiếu đi lá đinh lăng. Bao bọc bên ngoài là lớp lá chuối tươi xanh. Nem ở đây có mùi vị rất khác so với các vùng miền khác, nó có đủ vị chua, cay, mặn, ngọt và dậy mùi thơm nồng nhưng không bị hắc. Là thành quả gìn giữ qua nhiều thế hệ, mang đến hương vị thơm ngon đặc biệt, và là món đặc sản nhiều người dành làm quà khi đến với xứ Thanh. Nem chua ăn theo cách truyền thống, chấm với tương ớt vẫn cứ gọi là ngon tuyệt đỉnh.
Địa chỉ 1: Nem chua cô Chí – đường Hàm Nghi, Cầu Treo, TP.Thanh Hóa
Địa chỉ 2: Cơ sở nem Thắng Tuyến – 409 Đường Lê Hoàn, Lam Sơn, TP.Thanh Hóa
Không chỉ có nem chua, chả tôm cũng là một trong những món ngon nức tiếng xứ Thanh. Món ăn làm bao du khách mê mẩn khi đến đây bởi hương vị thơm ngon đặc trưng mà không nơi đâu có được. Chả tôm sau khi nướng lên có màu vàng ruộm, hơi xém chút cùng một lớp mỡ óng ánh trong bóng rất bắt mắt. Mà ngon nhất phải được nướng bằng than hoa không khói. Chả tôm nướng nóng hổi, giòn giòn ở vỏ ngoài và mềm ở bên trong, ăn nóng ngay tại chỗ cùng một bát nước chấm chua ngọt và rau sống thì thôi rồi “ngon tuyệt”. Vị ngọt của tôm thịt, chua cay của nước chấm hòa quyện với vị thanh mát của rau sống, ăn cuốn ngay từ chiếc đầu tiên, thật sự là một món ngon rất đáng thử khi đến Thanh Hóa.
Địa chỉ: số 9 Lê Thị Hoa, P. Lam Sơn, Thanh Hoá
Món này khá giống với bánh xèo của Hà Nội, nhưng phần nhân được thay bằng rau bắp cải, rau cần thái nhỏ và tép. Bánh được tráng mỏng giòn tan, béo bùi hương vị của tép hòa cùng vị ngọt mát của bắp cải và rau cần. Rau bên trong chín vừa tới không bị nát, dùng với nước chấm mắm chua cay thêm một xíu tiêu nữa sẽ khiến món bánh đưa vị hơn. Bánh hơi xem một chút sẽ giúp bạn cảm nhận được độ ngon, giòn của bánh. Đặc biệt, nếu bạn thưởng thức món bánh khoái tép vào một ngày se lạnh thì đúng chuẩn ngon.
Video đang HOT
Địa chỉ 1: 122 Đào Duy Từ, Thanh Hoá
Địa chỉ 2: 22 Đinh Lễ, TP.Thanh Hóa, Thanh Hóa
Khác với bánh cuốn nhân thịt mộc nhĩ thì bánh cuốn Thanh Hóa được biến tấu với phần nhân tôm tươi, thịt nạc vai, hành và mộc nhĩ vô cùng bắt mắt. Vỏ bánh mềm mướt, dẻo, nhân tôm thịt được xào săn, ngấm gia vị từ trước. Nước mắm được pha với loại mắm ngon hảo hạng, thêm chút hạt tiêu, ớt tươi đúng chuẩn vị đậm đà. Phần hành khô rắc lên bánh là hành tươi được thái bằng tay đem chiên vàng ruộm, không bị mềm. Vì lý do đó mà dù có từng thử hết các loại bánh cuốn từ nhiều vùng miền khác nhau thì bánh cuốn Thanh Hóa vẫn luôn giữ được bản sắc riêng biệt, không thể lẫn mùi vị.
Địa chỉ: Bánh cuốn bà Lành – 252 Tống Duy Tân, Thanh Hóa
Thức quà ăn vặt này là một trong những món giản dị, gần gũi mà bạn nên thử khi đến đây. Được làm hoàn toàn từ nguyên liệu đồng quê: gạo tẻ, thịt lợn, mộc nhĩ đem gói trong lá chuối xanh. Đơn giản là vậy nhưng khi hoàn thiện lại cho ra thứ bánh béo ngon, thơm mềm rất cuốn miệng người thưởng thức.
Địa chỉ: Chợ Điện Biên
Bánh gai Tứ Trụ
Vị dai của lớp vỏ, thịt bánh dẻo mịn cùng mùi thơm của lá chuối tiêu. Khi ăn, bạn sẽ thấy vị đậm đà của đậu xanh, vị bùi của lá gai, ngọt của mật mía. Bánh gai Tứ Trị có nhiều loại nhân cho bạn lựa chọn như: nhân đậu xanh, hạt sen, thịt,…
Địa chỉ: Làng Tứ Trụ, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa
Bánh bèo bà Điếc
Trải nghiệm ẩm thực du lịch Thanh Hóa không thể không nhắc đến địa điểm ăn uống vô cùng hút khách “bánh bèo bà Điếc”. Theo người dân ở đây kể quán bán được mấy chục năm và là điểm đến rất quen thuộc với họ. Mặc dù chỉ là quán ven đường nhưng lúc nào cũng tấp nập người đến thưởng thức. Quán có 2 loại bánh là bánh bèo và bánh nếp. Bánh ăn kèm với nhân ruốc, hành phi cùng nước chấm chua ngọt phải nói là ngon khó cưỡng. Nếu có dịp đến Thanh Hóa, bạn hãy thử đến đây một lần nhé.
Ở quán này có rất nhiều loại nem, nhưng đặc sắc nhất phải kể đến nem nướng và nem cuốn.
Nem nướng mở lá ra thơm nức mũi, mùi tiêu khá dậy, ăn lạ miệng dùng với tương ớt hay nước chấm cay ngọt đều ngon cả.
Nem cuốn: vỏ dai, dày, phần nhân gồm rau sống, thính bì, trứng, ăn cùng nước mắm ngọt, cay sánh. Đúng như tên gọi ăn cực lôi “cuốn”.
Ngoài ra còn có nem quả núi nhìn trông rất giống bánh oản, nem thính ăn cũng rất ngon.
Địa chỉ: 17B Lê Hữu Lập, Thanh Hóa
Bánh đúc sốt là một trong những món ăn gắn liền với tuổi thơ của người dân Thanh Hóa. Bánh có màu xanh lá rất đẹp mắt cùng hương vị rất đặc trưng. Gọi là bánh đúc nhưng thực ra bánh được làm từ bột gạo, đậu xanh và nước cốt rau ngót, rau cải. Khi ăn phải ăn nóng khi bánh mới được múc ra từ nồi. Một lớp đõ xanh hấp chín được đánh tơi bên dưới, sau đó là lớp bánh đúc sốt màu xanh ngọc sóng sánh, nóng hổi, trên cùng lại là một lớp đỗ xanh bao trùm. Và cuối cùng không thể thiếu vài ba miếng tóp mỡ béo ngậy, chút hành phi thơm nức mũi.
Xúc một thìa bánh sánh mịn, thưởng thức độ ngầy ngậy của bột gạo nấu nước cốt rau ngót, rau cải, lại có vị bùi bùi của đỗ xanh, thêm chút béo thơm của tóp mỡ và hành phi. Tất cả như hòa quyện vào nhau khiến các giác quan phải “thức tỉnh” để thưởng thức một cách trọn vẹn nhất.
Địa chỉ: Đường Lê Lợi, Thanh Hóa
Đặc trưng của bưởi tiến vua là chúng sẽ chuyển dần từ màu xanh sang màu vàng và khi chín hẳn sẽ đổi sang màu đỏ như quả gấc. Đỏ từ ngoài vào trong, từ vỏ đến ruột. Bưởi có mùi thơm dịu, mọng nước, vị ngọt ăn rất ngon. Theo quan niệm của người lão niên nơi đây, màu đỏ của quả bưởi sẽ đem lại may mắn, thịnh vượng và được dùng để tiến vua thời xa xưa.
Địa chỉ: Chợ Chùa, các nhà vườn xã Thọ Xuân, Thanh Hóa.
Food tour Thanh Hóa theo chiếc bản đồ ẩm thực, la cà, khám phá những món ngon nhất tiểu vương quốc. Mỗi món ăn ngon là một điểm dừng chân đẹp giúp bạn có thêm những trải nghiệm thú vị. Đến đây, sáng – trưa – tối ăn gì? chắc bạn đã có câu trả lời.
Món ngon xứ Thanh phần 3
Mới nghe qua nhiều người sẽ nhầm với món bánh đúc, thức quà quê dân dã của các làng quê Bắc Bộ. Nhưng đây là món ăn độc nhất vô nhị, có màu xanh rất đẹp và bạn chỉ có thể ăn ở thành phố Thanh Hóa.
11. Bánh đúc sốt
Bánh đúc sốt chỉ bán vào buổi chiều. Hiện nay không còn nhiều hàng bán món này, chỉ có ở một số hàng rong. Bạn có thể ghé qua một số chợ Vườn Hoa hoặc chợ NamThành... để tìm và thưởng thức.
12. Bánh cuốn
Bánh cuốn Thanh Hóa mềm, dai và thơm hương rất riêng. Trước đây bánh cuốn là món ăn sáng phổ biến của người Thanh Hóa nhưng nay được bán thêm vào các buổi chiều, tối như món ăn vặt. Bánh làm từ bột gạo sau khi được hấp chín bằng hơi nước trên nồi căng vải, dùng ống tròn lấy ra rồi khéo léo trải rộng trên một cái mẹt nhỏ, bỏ nhân làm từ tôm bóc vỏ, thịt nạc vai băm nhỏ, mộc nhĩ, hành... và cuốn tròn. Một đĩa bánh cuốn có 5 cái, ăn kèm nước mắm pha nhạt, vắt chanh, rắc hạt tiêu xay và thêm vài lát ớt đỏ tươi. Bánh cuốn ngon nhất là ở các phố Nguyễn Chích, Hàng Thanh, Tống Duy Tân, với giá 10.000-15.000 đồng đĩa.
13. Bánh gai Tứ Trụ
Bánh gai Tứ Trụ hay bánh gai làng Mía là loại bánh đặc sản của làng Mía, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân. Nguyên liệu bánh gai chia thành hai phần gồm vỏ và nhân. Trong đó, vỏ chỉ gồm gạo nếp và lá gai còn phần nhân có mỡ lợn, đậu xanh, dừa và hạt sen. Bánh gai được gói bằng lá chuối khô, hấp chín trong vòng 2 giờ. Chiếc bánh gai đạt chuẩn phải mịn và thơm ngon, có vị dẻo thơm của lá gai và gạo nếp, hương thơm của dầu chuối, vị ngọt của mật mía, mùi thơm thanh dịu của đậu, vị béo ngậy của thịt, mùi thơm thoảng của vừng và hương vị tự nhiên của lá chuối khô.
Bạn có thể mua bánh gai về làm quà với giá 25.000 - 30.000 đồng một cột bánh 5 cái. Bánh để được rất lâu, khoảng 5 - 7 ngày vẫn dẻo thơm.
14. Bánh khoái tép
Đây là món ăn chỉ có ở TP Thanh Hóa, với nhân bánh là tép rang và rau bắp cải thái sợi, rau cần cắt khúc. Bột gạo được tráng lên chảo gang trên bếp củi, sau đó cho rau cần, bắp cải, tép đã xào vào, lật cho bánh chín đều và giòn. Có thể cho thêm trứng gà. Bánh khoái ngon khi chín đều, mép giòn, nhưng không nhiều mỡ gây ngán. Sau 3h chiều đến tối, hãy đến phố Hàn Thuyên, Đào Duy Từ, Tô Vĩnh Diện... để ăn bánh khoái với giá 5.000 đồng cái.
15. Bánh răng bừa
Đây là loại bánh có ở nhiều nơi với tên gọi bánh tẻ, bánh giò, bánh lá, còn người Thanh Hóa gọi là bánh răng bừa vì có hình dạng giống một nông cụ quen thuộc của nhà nông. Chiếc bánh răng bừa nhỏ xinh nhưng mang đậm hồn quê bình dị là thứ quà sáng yêu thích của nhiều người. Bánh được gói bằng lá dong hoặc lá chuối, nhân bánh gồm thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hạt tiêu và hành khô băm nhỏ đã xào qua. Khi mới luộc xong, chiếc bánh bốc khói nghi ngút, dậy mùi thơm của hành mỡ, ăn vào thấy mềm và rất vừa miệng. Còn khi để nguội, ăn sần sật cũng ngon không kém phần.
Nghe đầu bếp kể về đặc sản và mâm cỗ ngày Tết ở xứ Thanh Thanh Hóa là vùng đất có nhiều món ngon, vật lạ thuộc hàng đặc sản nức tiếng gần xa. Mỗi một vùng của xứ Thanh đều có món đặc sản riêng, tạo nên bức tranh ẩm thực đa dạng và phong phú. Trong những ngày Tết, Sài Gòn Tiếp Thị có dịp gặp gỡ các đầu bếp xứ Thanh để cùng chia sẻ...