Food blogger 9X Hàn Quốc coi Việt Nam như quê hương thứ hai: Đồ ăn Việt món nào cũng ngon, lại còn tốt cho sức khỏe nữa!
Hóm hỉnh, duyên dáng và có phần hơi… “tưng tửng” là những ấn tượng đầu tiên của khán giả về Woossi sau khi xem các video đánh giá ẩm thực của chàng trai sinh năm 1996 này.
Dù tiếng Việt còn hơi “lơ lớ”, nhưng với lối nói chuyện chân thành và mộc mạc, Woossi đã thu hút hơn 1,5 triệu người theo dõi trên kênh cá nhân, trở thành một trong những YouTuber nước ngoài nổi tiếng nhất đang hoạt động tại Việt Nam
Woossi đã sống ở Việt Nam được bao lâu rồi?
Woossi sang Việt Nam từ năm 2007, tính tới hiện tại thì chắc cũng được 12 năm.
Cơ duyên nào đã đưa bạn và gia đình tới đây?
Chính là hải sản Việt Nam (cười). Đúng hơn là ba của Woossi làm nghề buôn bán hải sản, nên cả gia đình mới có cơ hội chuyển đến Việt Nam.
Khi mới sang, có điều gì ở Việt Nam mà Woossi cảm thấy khác xa so với những tưởng tượng ban đầu không?
Lúc đó Woossi mới 6 tuổi, gọi là chưa biết “thức tỉnh”. Thế nên, Woossi nghĩ Việt Nam chắc giống như… sa mạc Sahara, xuống sân bay sẽ toàn sa mạc không, chẳng có chút nước nào!
Sau khi đến, mình cảm thấy Việt Nam rất khác so với mình nghĩ. Ở đây có nhiều cây cối xanh tươi. Lúc này Woossi nhận ra Việt Nam rất đẹp. Nhưng chỉ có một bối rối nhỏ, đó là Woossi thấy giao thông Việt Nam rất khác với Hàn Quốc. (cười)
Trở ngại nào khiến bạn và gia đình cảm thấy khó thích nghi nhất trong thời gian đầu sinh sống ở đây?
Woossi khó thích nghi với khí hậu ở Việt Nam nhất. Tại trước khi chuyển đến TP. HCM, Woossi đã sống 10 tháng ở Phan Thiết, mà ở Phan Thiết thì nắng nóng nên lúc ấy Woossi chưa thích ứng được.
Giải pháp duy nhất “chống chọi” là bật quạt hoặc dùng máy lạnh. Nhưng Woossi cảm thấy lo lắng cho trái đất vì bây giờ khí hậu nóng lên toàn cầu làm cháy rừng xảy ra liên tục, thương cho cây cối và động vật quá!
Có khi nào Woossi gặp khó khăn với cuộc sống ở Việt Nam và bi quan tới mức muốn quay về Hàn Quốc chưa?
Chưa bao giờ Woossi bi quan tới mức nghĩ đến việc trở lại Hàn Quốc luôn. Vì Woossi cảm thấy bây giờ Việt Nam như là quê hương thứ hai của mình. Woossi yêu Việt Nam lắm!
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nhập gia tùy tục”, nghĩa là đi tới đâu thì phải hòa nhập với phong tục, văn hóa ở nơi đó. Bạn tự thấy mình học hỏi điều gì ở Việt Nam là nhanh nhất?
Ban đầu, đúng là Woossi có gặp sự khác biệt về ngôn ngữ, cách suy nghĩ, văn hóa…
Khi mình đến giao lưu với các bạn sinh viên, ở đó có rất nhiều bạn đến từ những vùng miền khác. Vậy nên Woossi đã nghe không rõ và… ngớ người liên tục (cười). Đặc biệt là có đôi lúc Woossi hay nói ngược. Ví dụ như “Cho các bạn xem” thành “Cho xem các bạn” (cười).
Nhưng may mắn là Woossi được trải nghiệm và va chạm rất nhiều trường hợp “dở khóc dở cười” như vậy khi giao tiếp với mọi người, nên Woossi nắm bắt được khá nhanh bản tính cũng như văn hóa của người Việt Nam.
Sống ở Việt Nam cũng tương đối lâu, Woossi thấy cuộc sống thay đổi ra sao?
Video đang HOT
Khá là nhiều đấy! Woossi cảm thấy mình trưởng thành và mạnh mẽ hơn. Vì Woossi được đi nhiều nơi, gặp gỡ mọi người và học được rất nhiều thứ. Điều Woossi cảm thấy tự hào nhất chắc là tính tự lập của mình.
Có thể nói, cuộc sống của Woossi thay đổi mỗi năm, rất nhiều khổ cực vất vả, nhưng mình rất hạnh phúc khi sinh sống ở Việt Nam.
Woossi từng gọi Việt Nam là “quê hương thứ hai” của mình, thậm chí còn khen đây là “thiên đàng”. Điều gì ở Việt Nam đã để lại trong bạn ấn tượng sâu sắc đến vậy?
Vì ở Việt Nam không chỉ có con người Việt Nam thân thiện mà thiên nhiên và cảnh đẹp cũng rất rất nhiều. Mỗi lần đi khám phá những danh lam thắng cảnh ở Việt Nam, Woossi cảm thấy mình thật may mắn vì được sống ở nơi có thiên nhiên tuyệt vời như vậy.
Ở Hàn Quốc thì cũng có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên, nhưng càng ngày càng phát triển thì căn hộ xuất hiện càng nhiều, nên cũng không còn giữ được vẻ đẹp tự nhiên như ở Việt Nam.
Tất cả các yếu tố thiên thời địa lợi nhân hòa mà Woossi vừa nói ở trên cộng gộp lại với nhau đã làm cho Woossi dù đi đâu cũng chỉ nhớ về Việt Nam.
À ngoài ra mọi người hay nói đó là vì Woossi “có duyên” với Việt Nam nữa đấy!
Bạn đã được trải nghiệm Tết Nguyên đán ở Việt Nam bao lần rồi?
Woossi sống ở Việt Nam 12 năm nên đã đón 12 cái Tết Nguyên Đán rồi. Chắc là Tết ở Việt Nam được nghỉ nhiều hơn và kéo dài hơn ở Hàn Quốc. Ở Hàn Quốc thì do công việc khá bận rộn nên mọi người thường chỉ nghỉ 4-5 ngày.
Gia đình mình trước đây có thường kết hợp các món ăn truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc lại với nhau trong dịp Tết. Sau này thì hết rồi vì gia đình Woossi muốn giữ gìn văn hoá Hàn Quốc.
Món ăn nào của Việt Nam khiến bạn thích thú nhất?
Để chọn ra món ăn thích nhất với Woossi thì khó quá, vì đồ ăn Việt Nam món nào cũng ngon hết. Nhưng để nói là món mà mỗi lần đi ăn tiệm, Woossi hay chọn nhất chính là hủ tiếu. (cười)
Ngay cả những món “khó nhằn” như đuông dừa, mắm tôm, hột vịt lộn, sầu riêng… Woossi cũng thử hết rồi. Còn nói về đồ ăn đặc trưng ngày Tết, món “khoải khẩu” là thịt kho trứng.
Woossi nhận ra có món dễ ăn, có món khó ăn. Nhưng chúng đều tốt cho sức khoẻ nên Woossi thích hết! Nếu ai chưa biết phản ứng của người Hàn Quốc khi ăn những món này như thế nào thì nhớ mở kênh WoossiTV xem xong nhấn like, subscribe và share nhé! (cười)
Kênh YouTube của bạn có cái tên khá ngắn gọn: WoossiTV. Tại sao bạn lại chọn nghệ danh này?
Woossi tên thật là Park Woo Sung, mà gia đình ở nhà hay gọi là “Woossi”. Woossi thấy tên này dễ nhớ, dễ gọi nên quyết định đặt cho kênh của mình tên đó luôn.
Từ lúc nào mà bạn quyết định trở thành food blogger?
Thật ra ban đầu Woossi đi lên từ nghề game streamer. Thế nhưng, có một lần vừa stream game vừa ăn nhẹ lót dạ, Woossi thấy lượng người xem nhiều hơn bình thường khi chỉ chơi game không. Vậy nên Woossi quyết định chuyển qua làm food blogger.
Woossi biết chơi nhiều loại nhạc cụ, đã từng cover không ít bài hát, đi show giải trí cũng rất duyên. Vì sao Woossi lại chọn ẩm thực làm chủ đề chính cho kênh YouTube của mình mà không phải các lĩnh vực kia?
Ẩm thực là niềm đam mê lớn nhất của Woossi, còn các lĩnh vực khác chỉ là thích.
Woossi nghĩ hạnh phúc nhất trên đời này ngoài tình yêu chắc chắn là được ăn (cười). Woossi muốn truyền tải đến các bạn trẻ những điều vui vẻ, tích cực và đặc biệt là niềm đam mê ẩm thực thông qua những video review và nấu ăn trên kênh Youtube của mình.
Ngoài ra thì Woossi còn yêu bóng rổ nữa đấy. (cười)
Làm YouTube ẩm thực tại Việt Nam, bạn phải đối mặt với những thách thức gì?
Thách thức lớn nhất chắc là thị trường Youtuber ẩm thực hiện nay khá đa dạng, nhiều người biết cách review hay hơn, nói chuyện duyên hơn, nhiều cái giỏi hơn mình. Woossi phải suy nghĩ rất nhiều để cho khán giả lúc xem clip của mình thì thật sự ấn tượng. Mặc dù là mình cũng có nhiều điểm yếu cần phải cải thiện hơn nữa.
Bên cạnh đó, Woossi cũng gặp rất nhiều phản ứng tiêu cực từ fan. Ví dụ, mọi người hay chê Woossi nói tiếng Việt khó hiểu, nhưng Woossi nghĩ đó là một động lực để mình học nhiều tiếng Việt hơn nữa.
Woossi có từng nghĩ tới chuyện bỏ ngang công việc đang làm không?
Đúng là lúc ấy mình thực sự cảm thấy khó khăn về những vấn đề đó. Có những lúc mình đã rất nản lòng, hành động có chút bốc đồng. Tuy nhiên sau này, Woossi đã hiểu ra nhiều điều hơn nên cũng bình tĩnh vượt qua.
Woossi đã tập cho mình một thói quen hằng ngày đó là ngồi thiền để tịnh tâm. Bạn chỉ cần dành ra khoảng 5-15 phút mỗi ngày để nhắm mắt, thở sâu, gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực xung quanh. Lúc ấy bạn chắc chắn sẽ hiểu ra được mình đang cần gì và muốn gì? Khi hiểu rõ bản thân mình hơn thì bạn sẽ biết được điều gì là quan trọng với mình. Việc còn lại là chỉ tập trung vào điều đó thôi. Hãy bỏ qua những lời tiêu cực xung quanh. Woossi gọi đó là “thức tỉnh” đấy! (cười)
Là một food blogger, có kỷ niệm nào khiến Woossi đặc biệt ấn tượng không?
Có lẽ sự đa dạng của ẩm thực Việt Nam đã tạo ra nhiều kỷ niệm khiến Woossi ấn tượng khó phai.
Ví dụ như Woossi từng có video review hột vịt lộn, nhìn con vịt mà mình sợ luôn không dám ăn. Ngoài ra thì Woossi có review món bún cua “thối” nữa, chỉ cần ngửi mùi là cảm thấy như mình đang đi sở thú chơi với voi vậy! (cười)
Giữa thị trường YouTube rộng lớn như thế, Woossi nghĩ đâu là thế mạnh sẽ giúp mình tạo ra dấu ấn riêng?
Do là người Hàn Quốc nên Woossi nghĩ rằng nếu làm thêm nhiều nội dung liên quan đến Hàn Quốc thì mọi người sẽ nhớ đến mình nhiều hơn.
Và cũng do Woossi là người Hàn Quốc nên cách nói tiếng Việt của Woossi hơi kỳ lạ về cách sắp xếp câu từ. Woossi cũng khá vui tính nữa, nên khi nhắc đến Woossi chắc mọi người sẽ nhớ đến một anh chàng vui tính nhưng có cách nói tiếng Việt hơi kỳ.
Woossi chia sẻ rằng nếu không làm food blogger thì sẽ mở cửa hàng bán tokbokki. Vì sao vậy?
Vì Woossi thích tokbokki (cười). Nhưng mà, Woossi có thể làm những công việc khác nhau là huấn luyện viên bóng rổ dành cho các bạn trẻ, thông dịch viên cho ca sĩ hoặc diễn viên Hàn Quốc… Nhiều lắm!
Bài: Ngọc Hà
Thiết kế: Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ
Tại sao cá sấu - 'sát thủ đầm lầy' lại sợ hà mã?
Cá sấu được xem là một trong những loại động vật ăn thịt, sở hữu tốc độ săn mồi kinh ngạc, trong khi Hà mã có vẻ ngoài hiền lành, cục mịch. Vậy tại sao cá sấu lại phải sợ hà mã.
Cá sấu được xem là một trong những loại động vật ăn thịt, sở hữu tốc độ săn mồi kinh ngạc, được mệnh danh là những sát thủ bẩm sinh với vô số "vũ khí" đáng sợ chết người. Mặc dù sở hữu khả năng trời phú, sự kiên nhẫn đáng nể khi đi săn mồi nhưng kẻ sát thủ bẩm sinh ấy lại phải sợ hà mã một loài động vật tưởng chừng rất hiền lành.
Hà mã là động vật có vú trên cạn lớn thứ ba về khối lượng (từ 1 đến 3 tấn), sau ba loài voi (3 đến 9 tấn) và tê giác trắng (1 đến 3 tấn), dài 3.6-4 m, cao từ 1.5-1.7m. Tuy là động vật ăn cỏ nhưng Hà mã là một trong những động vật nguy hiểm nhất ở châu Phí, là một trong những sinh vật hung hăng nhất trên thế giới.
Hà mà tấn công cá sấu.
Hà mã và cá sấu đều là những loài động vật sinh sống chủ yếu ở dưới nước và trên bờ chúng có tập tính bảo vệ lãnh thổ rất cao. Do đó, khi chúng sống gần nhau thường xuyên xảy ra những cuộc đụng độ đầy căng thẳng.
Hà mã tuy không phải là loài ăn thịt thuần túy chúng là loài động vật có vú ăn cỏ lớn nhưng hà mã lại sở hữu nhiều vũ khí đáng sợ như: chiếc hàm rộng, lớp da dày ngang áo giáp, có tính cách thất thường, gan lì, lực cắn cực mạnh hàm của chúng có thể tấn công cá sấu hoặc nghiền nát những con cá sấu dài khoảng 3m
Nếu như cá sấu vô tình chọc giận loài vật này hoặc có ý định tấn công hà mã con làm thức ăn chúng sẽ phải chịu sự nổi giận của hà mã mẹ và khó có thể toàn mạng thoát khỏi chiếc hàm to lớn cùng với chiếc răng nanh sắc nhọn của hà mã.
Thậm chí, cá sấu thường chấp nhận chung sống hòa bình với hà mã trên một khúc sông. Ngay cả những con hà mã còn nhỏ có thể ngang nhiên đi qua một đàn cá sấu khổng lồ.
Sẽ có những lúc những con hà mã còn dọa nạt cá sấu khiến cá sấu bỏ chạy hoặc biến chúng thành đồ chơi của hà mã. Những con hà mã trưởng thành thường thích thú với việc gặm đuôi cá sấu để luyện cho hàm răng của chúng trở nên sắc khỏe.
Cá sấu cổ đại từng phi như ngựa
Hóa thạch của loài cá sấu cổ xưa này đã được các nhà khảo cổ khai quật ở một vùng hẻo lánh của sa mạc Sahara. Chúng nằm ở địa phận tiếp giáp giữa Morocco và Niger. Có tổng cộng 5 loài đã được xác định từ những dấu vết còn lại. Chúng được xác định là những loài vật đã từng "phi nước đại" và thống trị các con sông ở Bắc Phi cách đây 100 triệu năm.
Trong số các bộ xương được phát hiện, các nhà khảo cổ tìm ra 3 loài mới lần đầu được khám phá. Kaprosuchus, loài thú dài 6,5m với một bộ mõm giống hệt cá sấu ngày nay, thậm chí còn cứng cáp và khỏe mạnh hơn thế. Nó đủ khả năng để đâm xuyên con mồi như một chiếc hàm thép.
Cá sấu cổ đại từng phi như ngựa
Loài thứ hai, Laganosuchus thaumastos, chúng có chiều dài tương tự Kaprosuchus. Sở hữu một chiếc đầu dẹt như cá sấu, các con Laganosuchus thường xuyên lẩn khuất dưới dòng nước với chiếc miệng há rộng. Chỉ cần một con cá nào đó vô tình lọt qua sẽ bị tóm gọn.
Các loài này đều được xếp vào dòng dõi tổ tiên của cá sấu sống dưới nước. Tuy nhiên, có một điều đặc biệt, cấu trúc xương của chúng tiết lộ rằng không những bơi lội giỏi, những con cá sấu này còn có thể "phi nước đại" trên cạn chẳng khác nào loài ngựa.
Bên cạnh đó, loài mới thứ ba được phát hiện không để lại cho các nhà khoa học một ấn tượng nào rõ rệt. Chúng chỉ dài vỏn vẹn 1m và có một hàm răng thích hợp với việc đào đất.
Các nhà khoa học tại ĐH La Trobe (Úc) cho hay, cá sấu có khả năng "ngủ đơn bán cầu" - tức là chỉ có một bên bán cầu não dừng hoạt động khi ngủ, trong khi bán cầu còn lại vẫn hoạt động. Nói cách khác, khi ngủ chúng chỉ nhắm một mắt, mắt còn lại để quan sát xung quanh. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi cá sấu bắt mồi trong khi ngủ. Trước kia, khả năng này xuất hiện ở nhiều loài chim và bò sát, thậm chí là một số loài động vật biển như cá heo và sư tử biển.
Cá sấu lớn nhất
Loài cá sấu có kích thước lớn nhất là một loài sống ở nước mặn (còn gọi là Crocodylus porosus), đã được các nhà khoa học tìm thấy ở Ấn Độ, Bắc Australia và Fiji. Loài cá sấu này có chiều dài tới 7m với trọng lượng 1 tấn. Nhưng với độ dài 5m, trọng lượng của chúng cũng chỉ đạt có 0, 5 tấn. Dầu vậy, trứng của loài cá sấu này vẫn không khác so với trứng ngỗng là bao.
Loài cá sấu nhỏ nhất
Loài nhỏ nhất là một loài cá sấu lùn (gọi là Osteolaemus tetraspis) ở Trung Phi, chiều dài tối đa chỉ đạt 1, 9 m. Đây là loài cá sấu sống nhiều trên cạn hơn so với các loài khác. Cơ thể của cá sấu lùn có màu đen và một tấm giáp không chỉ bảo vệ nó khỏi bị tổn thương mà còn giúp ngăn loài động vật khỏi bị đốt cháy bởi nắng nóng.
Da cá sấu: 15.000 USD/bộ
Da cá sấu được coi là một trong những nguyên liệu tốt nhất: vừa mềm, dẻo lại rất bền. Ở nhiều dân tộc, da cá sấu được sử dụng như là một biểu tượng của người có địa vị cao trong xã hội. Nhưng chỉ phần da ở bụng cá sấu mới có những đặc điểm trên; da ở lưng có lẫn xương nên có khả năng đỡ được tên bắn, giáo mác xiên và đạn bắn.
Một bộ da cá sấu nguyên chất đáng giá tới 15.000 USD. Giá trị của da cá sấu lớn đã làm cho nạn câu bắt cá sấu trộm trở nên nhức nhối và ngày nay, trong số 23 loài cá sấu và nhiều họ hàng khác của loài đang bị đe dọa, một số lượng lớn đã bị làm thịt để lấy da. Do đó, nuôi cá sấu trang trại cũng đóng vai trò lớn trong công tác cứu rỗi loài bò sát này.
Tôn sùng cá sấu
Một số tộc người đã từng tôn sùng loài cá sấu (giống những người Ai cập cổ đại). Với một số bộ tộc ở New Guinea, cá sấu là một vị tổ và người dân thường săm hình loài này lên trên cơ thể.
Những người thổ dân châu Úc rất giỏi trong việc săn bắt cá sấu, nhưng với một số khác việc săn bắt cá sấu lại là một điều cấm kỵ.
Châu Anh
Theo Tiền phong
Giả mã bí mật về sa mạc nóng nhất thế giới Sa mạc nóng nhất thế giới Sahara nổi tiếng với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hoang vu. Tuy nhiên, đây là nơi sinh sống của khoảng 2 triệu người. Nhiều bí mật thú vị về sa mạc này đã được giới chuyên gia giải mã. Sahara là sa mạc nóng nhất thế giới. Nhiệt độ cao kỷ lục của Sahara được ghi...