FLC muốn cho cây nghe nhạc giao hưởng như mô hình của Farmdo
Cứ tháng Một hàng năm, khi thời tiết tại Nhật Bản vẫn còn khá lạnh, thì tại tỉnh Gunma ở phía Tây Bắc của vùng Kanto trên đảo Honshu, hàng nghìn lượt du khách và người dân địa phương lại nô nức kéo về trang trại Nakazato để thử một trải nghiệm khá “lạ thường”: hái dâu tây trên nền nhạc giao hưởng thính phòng Mozart.
“Nhạc giao hưởng đã chứng minh khả năng làm giảm stress đối với con người, được cho là cũng có tác dụng tương tự trên cây trồng và hoa quả, khiến mùi vị của chúng ngọt hơn và ngon hơn”, đại diện Farmdo, chủ đầu tư của trang trại, lý giải về việc canh tác 80.000 cây “dâu tây giao hưởng” trong nhà kính cùng với “cà chua giao hưởng”.
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC thăm trang trại nông nghiệp của Farmdo tại Nhật bản.
Nông nghiệp “cộng sinh” cùng năng lượng tái tạo
Ứng dụng nhạc giao hưởng trong canh tác chỉ là một trong nhiều công nghệ nông nghiệp tiên tiến của Farmdo, một tên tuổi khá nổi tiếng trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại Nhật Bản.
Bắt đầu từ canh tác và sản xuất nông nghiệp truyền thống, Farmdo đã nhanh chóng chuyển mình và sáng tạo để theo kịp yêu cầu của những xu hướng kinh tế – xã hội hiện đại tại Nhật Bản.
Điển hình nhất, hưởng ứng lời kêu gọi tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường của Chính phủ Nhật Bản, từ năm 2011, Farmdo đã nghiên cứu và ứng dụng thành công công nghệ nông nghiệp kết hợp sản xuất năng lượng mặt trời.
Với dự án điện năng lượng mặt trời triển khai tại tỉnh Gunma, 100 tấm pin lắp đặt trên diện tích 23.000m2 sản sinh năng lượng không chỉ đủ để phục vụ hoạt động canh tác của trang trại, mà còn dư để bán lại cho người dân địa phương với giá cả phải chăng.
“Mô hình này cũng được Farmdo bắt tay triển khai tại Mông Cổ và Myanmar, giúp tiết kiệm năng lượng, nâng cao chất lượng thực phẩm và sức khỏe con người”, đại diện Farmdo cho biết.
Lợi ích lớn nhất của mô hình này là có thể tiến hành song song hai quá trình sản xuất điện năng và sản xuất nông nghiệp trên cùng một diện tích canh tác. Người ta dựng các tấm pin mặt trời lưỡng diện trên cao để tái tạo năng lượng còn diện tích phía dưới sẽ được tận dụng để trồng trọt, giúp tăng tổng năng suất đất, bao gồm cả sản lượng cây trồng và điện năng.
Video đang HOT
Ký kết hợp tác giữa Farmdo và FLC.
Mới đây nhất, Farmdo đã chọn được điểm đến mới để triển khai các ứng dụng trên tại châu Á, đó là Việt Nam, với nhà đầu tư bản địa là Tập đoàn FLC. Đây là thương vụ hợp tác đầu tiên mà Farmdo ký kết với một doanh nghiệp tại Việt Nam.
Một nhân tố không thể không nhắc đến trong hợp tác Farmdo – FLC là ông Norio Hattori, nguyên Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, hiện là Trưởng Văn phòng Đại diện FLC tại Nhật Bản.
Với hiểu biết sâu sắc về nhu cầu và lợi thế của cả Farmdo và FLC, chính ông Norio Hattori đã “bắc cầu” để hai đối tác có buổi gặp nhau đầu tiên, trong roadshow quảng bá của FLC tại Tokyo, Nhật Bản hồi tháng 9 vừa qua.
“Mô hình tiên tiến của Farmdo rất thích hợp với mục tiêu phát triển nông nghiệp xanh, sạch của FLC. Tôi tin rằng với nhiều điểm chung giữa hai quốc gia, công nghệ của Farmdo sẽ nhanh chóng được áp dụng tại các dự án của FLC, để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng, an toàn, không chỉ mang lại lợi ích cho FLC mà còn mang lại lợi ích cho nền nông nghiệp nói chung tại Việt Nam”, ông Norio Hattori nói.
Những điểm tương đồng
“Mô hình điện năng lượng mặt trời này đặc biệt thích hợp triển khai tại các khu vực có số giờ nắng nhiều và mật độ năng lượng bức xạ cao trong ngày, như miền Trung và Nam Bộ của Việt Nam”, Chủ tịch Farmdo, ông Masayuki Iwai nói.
Mô hình trang trại nông nghiệp công nghệ cao của Farmdo.
Đây cũng là những khu vực mà FLC đã xác định là địa bàn chiến lược để phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam – một lĩnh vực hoạt động mới được tập đoàn này công bố gần đây, nhưng đã được lên kế hoạch chuẩn bị từ khá lâu.
Với các bước chuẩn bị tạo tiền đề, FLC đã ghi tên trong danh sách dự án đất nông nghiệp có diện tích 4.000 ha trải trên nhiều khu vực, như các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đồng Tháp, Thanh Hóa…, những nơi được đánh giá là sở hữu thời tiết thuận lợi để phát triển những giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Có một điểm chung thú vị giữa mô hình đầu tư của Farmdo cũng như FLC, đó là cả hai doanh nghiệp đều có xu hướng rót vốn lớn nhằm cải tạo những khu vực từng là đất hoang hóa, ít khả năng khai thác, như trang trại Nakazato tại Nhật Bản của Farmdo, hay các khu vực đầu tư quần thể nghỉ dưỡng của FLC tại Sầm Sơn – Thanh Hóa (nằm trên nơi từng là đầm lầy), Hạ Long – Quảng Ninh (nằm trên đồi cao), hay Quy Nhơn – Bình Định (nằm trên bãi cát hoang).
Ông Masayuki Iwai, Chủ tịch của Farmdo giới thiệu các công nghệ cao của nông nghiệp Nhật Bản
Bên cạnh lợi thế về quỹ đất, FLC cũng cho thấy đang ấp ủ mục tiêu lớn khi tiến quân vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao trong nước, với tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2018-2020 được xác định ở mức 1,5 tỷ USD.
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nói, ông hy vọng ưu thế về tốc độ – điều người ta đã thấy trong các dự án bất động sản của FLC – sẽ tiếp tục được đẩy mạnh trong dự án mới về nông nghiệp, trong nỗ lực sớm mang lại thêm một thương hiệu nông nghiệp chất lượng cao cho thị trường trong nước, đồng thời góp phần xây dựng nền nông nghiệp bền vững, vì sức khỏe và tương lai lâu dài của người dân.
Đây cũng là mục tiêu phù hợp với triết lý kinh doanh được gìn giữ qua hơn hai thập kỷ của Farmdo – cung cấp cho người dân nông sản sạch từ vườn lên đĩa, cùng lúc bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.
Theo Danviet
"Mái nhà, góc phố" giúp TP.HCM trình diện NNCNC trong 5 năm tới
Tại cuộc Hội thảo "Mô hình ứng dụng công nghệ cao hiệu quả và khả năng áp dụng cho TP.HCM", ngày 30.10, ông Từ Minh Thiện-Phó Trưởng Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) khẳng định, 5 năm nữa TP.HCM sẽ hình thành nền NNCNC.
Cũng theo ông Thiện, NNCNC của TP sẽ rõ nét hơn trong đô thị, khi mà đất nông nghiệp ngoại thành mất dần do công nghiệp hóa, đô thị hóa. Lúc ấy, nông nghiệp của TP hầu như không còn làm theo kiểu truyền thống nữa mà khu trú dưới "mái nhà, góc phố", được ứng dụng công nghệ cao để sản xuất và tự cung, tự cấp.
"5 năm nữa TP sẽ lộ diện nền NNCNC, sẽ nhận thấy rất rõ ràng" ông Thiện tự tin.
Trong trang trại nuôi cá cảnh CNC xuất khẩu của Công ty Vina Fish Farm (TP.HCM)
Theo các chuyên gia nông nghiệp, để hình thành nền NNCNC cần có 2 điều kiện: tư duy nông dân và công nghệ. Tuy nhiên, ông Thiện thừa nhận, về tư duy làm NNCNC của hơn 300.000 hộ nông dân ở TP hiện nay vẫn đang ở mức khá thấp.
"Tôi lạc quan về công nghệ hơn. Hiện, TP có những mô hình làm nông được đầu tư CNC rất tốt. Công nghệ ở đây thuộc loại tiên tiến của thế giới. Có thể xem, những mô hình này đứng vào top đầu của Đông Nam Á. Có doanh nghiệp đầu tư NNCNC đã sản xuất công nghệ bán ra nước ngoài", ông Thiện thổ lộ.
Trồng dưa lưới CNC tại TP.HCM.
Từ đầu năm đến nay, Thành phố tiếp tục triển khai hiệu quả 7 chương trình đột phá và 21 chương trình, đề án, chính sách của ngành, đó là Chương trình phát triển rau an toàn, hoa cây cảnh, bò sữa, bò thịt, giống cây - con chất lượng cao, cá cảnh, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, xúc tiến thương mại, chuỗi an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
Mô hình trồng ớt ƯDCNC xuất khẩu tại TP.HCM. Ảnh. Bà Nguyễn Thị Kim Xuân-chủ trang trại.
Việc ban hành các chương trình, cơ chế, chính sách đặc thù đã giúp cho người dân, doanh nghiệp quan tâm đầu tư vào sản xuất NNCNC tăng nhanh. Trong 6 tháng đầu năm nay, TP đã phê duyệt 54 quyết định cho 142 hộ được hỗ trợ lãi vay với tổng vốn đầu tư 168 tỷ đồng, tổng vốn vay trên 109 tỷ đồng.
Sở NNPTNT TP.HCM cho biết, tính đến thàng 8.2018, TP đã chứng nhận VietGAP cho hơn 1.100 tổ chức, cá nhân, với tổng diện tích canh tác hơn 900ha, tương đương gần 5.000ha diện tích gieo trồng. Sản lượng dự kiến gần 120.000 tấn/năm.
Theo Danviet
Long An: 22 cử nhân đại học đầu tiên về làm ở các HTX nông nghiệp Nhằm củng cố bộ máy và từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp HTX ứng dụng công nghệ cao và tham gia đề án thí điểm mô hình HTX kiểu mới, UBND tỉnh Long An vừa có quyết định điều hàng chục cán bộ trẻ có trình độ đại học - cao đẳng (ĐH-CĐ) về làm việc. Theo Sở...