FLC khẳng định cam kết đầu tư tại các địa phương
FLC cho biết sẽ xúc tiến và hoàn thành pháp lý để tiếp tục triển khai các dự án trong năm 2022 theo lộ trình, mục tiêu mà Hội đồng Quản trị và Ban Tổng giám đốc đã đề ra từ đầu năm 2022.
Dự án FLC Quảng Bình.
Ngày 20/4/2022, Tập đoàn FLC đã có công văn gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thông tin chính thức về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, sau vụ việc ông Trịnh Văn Quyết – nguyên Chủ tịch HĐQT của FLC bị tạm giam để điều tra.
Theo thông tin được ghi nhận tại các quyết định của cơ quan chức năng, về mặt pháp lý, vụ việc liên quan đến cá nhân ông Trịnh Văn Quyết.
Là doanh nghiệp đại chúng đã niêm yết, hoạt động theo các quy định của pháp luật, FLC không phải chủ thể có liên quan và do đó, về cơ bản, vụ việc sẽ không cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp.
Video đang HOT
Đồng nghĩa với việc toàn bộ các dự án đầu tư vẫn đang được FLC triển khai theo kế hoạch. Đồng thời, FLC cam kết sẽ xúc tiến và hoàn thành pháp lý để tiếp tục triển khai các dự án trong năm 2022 theo lộ trình, mục tiêu mà HĐQT và Ban Tổng giám đốc đã đề ra từ đầu năm 2022.
Với việc ông Đặng Tất Thắng chính thức đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT FLC từ ngày 31/3/2022, Ban Lãnh đạo FLC đã tổ chức họp và xây dựng các phương án cụ thể để đảm bảo vận hành ổn định cho doanh nghiệp và giữ vững cam kết đầu tư tại các địa phương có dự án.
Dự kiến, FLC sẽ có báo cáo chi tiết tới các tỉnh, thành phố về các phương án này trong thời gian sớm nhất từ tháng 4 đến tháng 5/2022. Mục tiêu của doanh nghiệp là nỗ lực xúc tiến hoạt động đầu tư, triển khai dự án theo các tiến độ, kế hoạch, đảm bảo tuân thủ đầy đủ quy định hiện hành của cơ quan chức năng, qua đó bảo vệ tốt nhất các quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, đối tác cũng như nhà đầu tư.
FLC lo bị thâu tóm, đề nghị đình chỉ giao dịch chính mã chứng khoán của mình
Khối lượng giao dịch lên tới hơn 100 triệu cổ phiếu FLC, Tập đoàn FLC đề nghị tạm dừng, đình chỉ và kiểm tra giao dịch trong phiên ngày 1/4.
Công ty CP tập đoàn FLC vừa có văn bản số 193/2022/FLC-CV gửi Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán nhà nước cùng cơ quan liên quan về áp dụng biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán.
Tập đoàn FLC có văn bản gửi cơ quan chức năng đề nghị tạm dừng, đình chỉ giao dịch và kiểm tra các bất thường trong phiên giao dịch ngày 1/4 đối với cổ phiếu FLC.
Theo tập đoàn FLC, trong phiên giao dịch ngày 1/4, mã cổ phiếu FLC của tập đoàn này có thanh khoản tăng đột biến với tổng khối lượng khớp lệnh 59 triệu đơn vị ngay trong phiên sáng. Kết thúc phiên giao dịch ngày 1/4, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 100 triệu đơn vị và đóng cửa ở mức giá 10.850 đồng/cổ phiếu, giảm 1,36% so với phiên trước.
Trong khi đó, tại hai phiên giao dịch liền trước đó ngày 30 và 31/3, cổ phiếu FLC liên tục giảm kịch sàn với khối lượng giao dịch trung bình mỗi phiên chỉ bằng 1% khối lượng khớp lệnh trong phiên ngày 1/4 (thanh khoản tăng đột biến gấp 100 lần).
Ngoài ra, trong tối 31/3, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin mua gom cổ phiếu của tập đoàn này, thậm chí còn có tin Chủ tịch HĐQT mới của FLC là ông Đặng Tất Thắng đăng ký mua cổ phiếu FLC.
Ông Đặng Tất Thắng đăng ký mua cổ phiếu FLC là thông tin sai sự thật, làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý của cổ đông FLC và các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu này. Trong trường hợp có tổ chức, cá nhân nào phát tán thông tin nói trên thì có thể được xem là hành vi có mục đích thâu tóm doanh nghiệp; làm mất an ninh, an toàn của thị trường; gây tâm lý hoang mang, mất niềm tin đối với thị trường chứng khoán của nhiều nhà đầu tư.
Việc phát sinh nhiều dấu hiệu bất thường trước, trong và sau phiên giao dịch 1/4 đối với cổ phiếu FLC có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của tập đoàn FLC và sự ổn định của thị trường. Việc tiếp tục có những dấu hiệu bất thường nói trên sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của tập đoàn FLC, tiềm ẩn rõ ràng nguy cơ gây thiệt hại cho cổ đông của công ty.
Do đó, Tập đoàn FLC kiến nghị cơ quan chức năng xem xét, làm rõ những dấu hiệu bất thường trong phiên giao dịch ngày 1/4 đối với cổ phiếu FLC, nhanh chóng có biện pháp nhằm ổn định thị trường và hạn chế tối đa thiệt hại cho cổ đông, nhà đầu tư.
Tập đoàn này cũng kiến nghị Ủy ban Chứng khoán nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM ngay lập tức áp dụng biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn thị trường chứng khoán theo quy định, bao gồm nhưng không giới hạn ở các biện pháp tạm ngừng, đình chỉ giao dịch đối với mã FLC, kiểm tra, làm rõ các dấu hiệu bất thường trong phiên giao dịch 1/4.
Đồng thời, Tập đoàn cũng kiến nghị xem xét hủy bỏ toàn bộ giao dịch đã thực hiện trong ngày hôm nay nếu phát hiện các vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán.
Những ngân hàng nào đang là chủ nợ của FLC do ông Trịnh Văn Quyết đứng đầu Nhiều ngân hàng đang cho FLC vay ngắn hạn lẫn dài hạn cũng như mua trái phiếu với số tiền hàng ngàn tỉ đồng. Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2021, vốn điều lệ của Tập đoàn FLC đến hết năm 2021 gần 7.100 tỉ đồng với 14 công ty con, 2 công ty liên kết và 1 chi nhánh hạch...