FINMA cân nhắc kỷ luật ban lãnh đạo ngân hàng Credit Suisse
Cơ quan giám sát thị trường tài chính Thụy Sĩ (FINMA) cho biết đang cân nhắc kỷ luật ban lãnh đạo ngân hàng Credit Suisse, sau khi ngân hàng lớn thứ hai của Thụy Sĩ này buộc phải nhờ vào ngân hàng UBS giải cứu trong một thỏa thuận trị giá 3 tỷ franc (3,26 tỷ USD).
Trụ sở ngân hàng Credit Suisse tại Zurich, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhật báo NZZ am Sonntag dẫn lời Chủ tịch FINMA, bà Marlene Amstad, nêu rõ hiện FINMA “vẫn để ngỏ” việc bắt đầu thủ tục tố tụng mới đối với ban lãnh đạo Credit Suisse, song bà nhấn mạnh trọng tâm hiện nay vẫn là “giai đoạn chuyển tiếp của vụ sáp nhập” và “bảo vệ sự ổn định tài chính”. Khi được hỏi liệu có quy trách nhiệm cho ban lãnh đạo Credit Suisse về sự sụp đổ của ngân hàng này hay không, bà Amstad cho biết vẫn “đang cân nhắc các lựa chọn”. Theo bà, Credit Suisse đã phạm phải nhiều sai lầm trong những năm gần đây và FINMA đã tiến hành 6 “hành động cưỡng chế” công khai đối với ngân hàng này. Theo đó, FINMA đã can thiệp và sử dụng những công cụ mạnh nhất của mình.
Bên cạnh đó, Chủ tịch FINMA tiếp tục bảo vệ quyết định của Thụy Sĩ xóa sổ 16 tỷ franc trái phiếu cấp 1 bổ sung (AT1) của Credit Suisse, trong khuôn khổ thỏa thuận sáp nhập giải cứu bắt buộc. Bà Amstad giải thích: “Quy định đã nêu rõ rằng công cụ AT1 có thể bị xóa sổ hoàn toàn khi xảy ra một sự kiện bất thường, đặc biệt là khi chính phủ hỗ trợ khẩn cấp”.
AT1 là một loại trái phiếu ngân hàng ra đời sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, vốn được thiết kế để tăng vùng đệm an toàn cho các ngân hàng, đồng thời giải quyết rủi ro “quá lớn để sụp đổ” mà các ngân hàng có thể cần sự hỗ trợ của chính phủ nếu khủng hoảng xảy ra. Nói cách khác, AT1 được thiết kế như một loại trái phiếu để chuyển đổi thành vốn chủ sở hữu khi các ngân hàng gặp khó khăn. Đây là loại trái phiếu đặc biệt, giống công cụ “bảo lãnh” cho các ngân hàng đang phá sản – trái ngược với gói cứu trợ kinh tế hoạt động bằng tiền của người nộp thuế – bằng cách chuyển thiệt hại sang các nhà đầu tư. Do đó, những trái phiếu này mang lại lợi tức cao hơn, nhưng có rủi ro lớn hơn cho những người nắm giữ chúng vì nếu hoạt động kinh doanh của ngân hàng suy giảm mạnh, tổ chức đó có thể xóa nợ trái phiếu AT1 của mình.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn của tờ SonntagsZeitung (Thụy Sĩ), Giám đốc Điều hành FINMA, ông Urban Angehrn, đã bảo vệ vai trò của FINMA trong giải quyết vấn đề của Credit Suisse trước khi tiếp quản ngân hàng này. Ông khẳng định FINMA đã sử dụng các công cụ, can thiệp nhất quán đối với những trường hợp này và chúng đã phát huy tác dụng. Giám đốc Điều hành FINMA khẳng định không điều hành Credit Suisse và trách nhiệm này thuộc về ban giám đốc và quản lý của ngân hàng. Ông cho biết hiện đang có cuộc thảo luận công khai về việc tăng thẩm quyền cho FINMA, trong đó có quyền đưa ra hình phạt đối với những sai trái của ngân hàng.
Credit Suisse và UBS chưa đưa ra bình luận nào về những tuyên bố mới nhất của FINMA.
Triển vọng Fed tăng lãi suất phủ bóng lên chứng khoán châu Á phiên sáng 19/9
Sáng 19/9, thị trường chứng khoán châu Á đi xuống trước dự báo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ công bố một đợt tăng lãi suất tiếp theo trong tuần này.
Bên cạnh đó, một loạt vấn đề bất ổn như xung đột Nga - Ukraine và chính sách phong tỏa của Trung Quốc cũng khiến các chỉ số chứng khoán có nguy cơ rơi trở lại mức thấp hồi tháng 6.
Bảng chỉ số chứng khoán tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải giảm 3,64 điểm (0,12%) xuống 3.122,75 điểm, còn chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong giảm 66,34 điểm (0,35%) xuống 18.695,35 điểm.
Phiên này, các thị trường chứng khoán Sydney (Australia), Seoul (Hàn Quốc), Singapore, Manila (Philippines) và Wellington (New Zealand) cũng chìm trong sắc đỏ. Trong khi thị trường Tokyo đóng cửa nghỉ lễ.
Những hy vọng rằng Fed sẽ giảm tốc độ tăng lãi suất đã tiêu tan sau khi Mỹ công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 8 tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với dự báo 8,1% của các nhà kinh tế đưa ra trước đó.
Số liệu trên đã khiến các nhà đầu tư ngày càng bi quan về triển vọng kinh tế toàn cầu. Nhiều nhà quan sát đã cảnh báo về một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng ở nhiều quốc gia khi lạm phát "bào mòn" ngân sách của các hộ gia đình.
Bên cạnh đó, một loạt vấn đề bất ổn như xung đột Nga-Ukraine và chính sách phong tỏa của Trung Quốc cũng khiến các chỉ số chứng khoán có nguy cơ rơi trở lại mức thấp hồi tháng 6.
Nhiều các nhà giao dịch dự kiến Fed sẽ tăng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ ba liên tiếp, thậm chí một số người còn dự đoán về mức tăng 100 điểm cơ bản. Các nhà hoạch định chính sách, trong đó có cả Chủ tịch Fed Jerome Powell, đã nhiều lần khẳng định mục tiêu hàng đầu là kiểm soát lạm phát, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc đẩy nền kinh tế vào suy thoái.
Môi trường lãi suất cao không phải là nhân tố tích cực với giá cổ phiếu. Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 16/9 đóng cửa trong sắc đỏ và khép lại tuần tồi tệ nhất kể từ giữa tháng Sáu.
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 15/9 cảnh báo nguy cơ suy thoái toàn cầu đang gia tăng trong bối cảnh các ngân hàng trung ương tập trung nỗ lực vào việc kiềm chế lạm phát leo thang. Mới đây, Tổng giám đốc công ty giao nhận kho vận FedEx Corp của Mỹ, ông Raj Subramaniam, cũng cho rằng nền kinh tế toàn cầu đang bước vào thời kỳ suy thoái.
Tại thị trường trong nước, sáng 19/9, chỉ số VN - Index giảm 13 điểm (1,05%) xuống 1.221,03 điểm. Chỉ số HNX - Index cũng để mất 3,04 điểm (1,11%) xuống 269,84 điểm.
Nhóm tỷ phú kiếm tiền nhanh như vũ bão, giờ dần trắng tay sau đại dịch Đầu đại dịch, khi những thực khách khó tính chuyển sang đặt hàng trực tuyến, một kiểu tỷ phú mới đã xuất hiện: ông trùm giao đồ ăn. Ba người đồng sáng lập của DoorDash Inc. có trụ sở tại San Francisco, mỗi người đều tích lũy được khối tài sản trị giá 2,5 tỷ USD trở lên. Jitse Groen - chủ của...