Finger food và những gợi ý món ăn cho bữa tiệc hấp dẫn, cực sang trọng
Finger food là bữa tiệc xuất phát từ Châu Âu được du nhập vào Việt Nam đã khá lâu. Hiện nay loại hình tiệc này đang được các doanh nghiệp, các nhân ưa chuộng áp dụng phổ biến.
Trong bữa tiệc các món ăn được bày trí đẹp mắt, thu hút và cực sang trọng. Chúng thường được áp dụng cho các sự kiện ra mắt phim, hội thảo, ra mắt sách, gặp gỡ giao lưu doanh nghiệp, sinh nhật… Ưu điểm của dạng tiệc này là tạo văn hóa ăn uống lịch thiệp, tiết kiệm, không lãng phí thức ăn và nhẹ nhàng khâu dọn dẹp vệ sinh.
1. Finger food là gì?
Finger food là bữa tiệc nhẹ được du nhập từ các nước phương Tây. Trong đó các món ăn được lựa chọn, bày trí dưới dạng các món khai vị. Thực đơn Finger food được cắt thành các miếng gọn đặt trên khay nhỏ, xiên bằng xiên que, trang trí bắt mắt. Theo đó loại tiệc này sẽ hạn chế sử dụng các dụng cụ chén, đũa, dao, muỗng, nĩa… Thay vào đó thực khách sẽ thưởng thức bằng tay.
Được biết Finger food được truyền cảm hứng từ món Canapé của người Pháp. Chúng xuất hiện vào những năm 1700. Capapé là những lát bánh mì nhỏ, phía trên đặt lên rau củ, sốt đậm đặc. Khi thực khách ăn chỉ cho vào miệng phần nhỏ.
Bàn tiệc tiệc Finger food không quá nhiều và phức tạp như buffet. Tuy nhiên chúng cũng không quá đơn điệu như tea break. Chính vì thế chúng rất phù hợp dành cho các buổi tiệc nhẹ, sự kiện. Chi phí tổ chức tiệc Finger food cũng rất hợp lý, tiết kiệm chi tiêu cho gia đình, doanh nghiệp. Hiện tại loại hình tiệc này đang được ưu tiên trong các buổi hội thảo, hội nghị, tiệc công ty, ra mắt sách, ra mắt phim, liên hoan doanh nghiệp…
Tiêc Finger food thường chọn các món ăn gọn nhẹ, dễ dùng bằng tay không gây vương vãi. Ảnh: Internet
2. Đặc điểm thú vị của tiệc Finger food
Thực đơn Finger food rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên cách thực hiện các món ăn Finger food thì lại khá đơn giản, tiện lợi. Tiệc Finger food hạn chế tối đa các món ăn có nước, chủ yếu là các món đơn giản có thể cầm dễ dàng bằng tay. Ngoài ra các món ăn còn được tối giản nguyên liệu. Từ đó thuận tiện cho việc trang trí bắt mắt, hấp dẫn ánh nhìn của thực khách.
Ở phương Tây các bữa tiệc này rất phổ biến và dễ thấy trong lễ Tạ ơn, tiệc sinh nhật, Giáng sinh. Các món ăn yêu thích được lựa chọn thường là bánh nachos, bánh mì nướng quả mạn việt quất, phô mai que , khoai tây chiên, bánh kem, bánh quy , bánh mì sandwich cắt hình khối nhỏ kèm theo phô mai, pate, cá hồi, thịt nguội…
Ở Việt Nam Finger food được biến tấu theo kiểu “nhập gia tùy tục”. Thông thường người ta có thể đưa các món ăn thuần Việt vào bữa tiệc. Một số món ăn tiêu biểu có thể kể đến nem chua , nem rán, thịt nướng, chạo chua, gỏi cuốn, bò bía , cơm lam, bánh khọt, giò thủ, bánh bèo , bánh mì cắt nhỏ, chả viên… Các món ăn quen thuộc nhưng được trình bày cuốn hút, rất đáng thưởng thức.
Loại tiệc này được xuất phát từ phương Tây nhưng lại được khắp các nước trên thế giới yêu thích. Ảnh: Internet
3. Lưu ý để thưởng thức Finger food đúng cách
Vì đây là bữa tiệc nhẹ nên thực khách chỉ lấy lượng thức ăn phù hợp, thưởng thức đa dạng món ăn. Tránh lấy quá nhiều thức ăn dùng không hết gây lãng phí và người sau chưa kịp thưởng thức.Khi di chuyển bạn nên đi chậm, nhẹ nhàng không chen lấn. Điều này tránh gây ra tình huống khó xử, làm phiền đến mọi người xung quanh.Trước khi vào tiệc bạn nên vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ.Lựa chọn trang phục tiện lợi, gọn gàng nhưng vẫn không kém phần thanh lịch. Việc chọn trang phục thoải mái cũng giúp bạn tự tin và ăn ngon hơn.
Khi ăn Finger food bạn nên lấy lượng vừa đủ, tránh lấy nhiều ăn không hết gây lãng phí, kém duyên. Ảnh: Internet
4. Gợi ý thực đơn finger food
Các món ăn trong tiệc Finger food cần đáp ứng điều kiện nhỏ gọn, tiện lợi. Ăn theo kiểu này thức ăn sẽ ít bị vương vãi, thừa mứa gây lãng phí. Đặc biệt tiệc Finger food cũng không dùng nhiều chén, đĩa rất nhẹ nhàng cho khâu vệ sinh. Chính vì thế các món ăn được đưa vào cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
4.1. Gỏi cuốn
Gỏi cuốn là một trong những món ăn nhẹ mang đậm phong cách ẩm thực Việt. Chính vì thế chúng không thể thiếu trong thực đơn Finger food. Như vậy món ăn này cần được gói chặt tay, cắt thành các khúc nhỏ, để lên khay.
Thông thường cách làm gỏi cuốn có rất nhiều cách kết hợp nguyên liệu nhân tôm băm, thịt băm, tôm thịt lát, tai heo… Tùy theo sở thích.
Video đang HOT
Gỏi cuốn được trang trí trong chiếc ly thủy tinh đẹp mắt, hấp dẫn. Ảnh: Internet
4.2. Chả giò, nem rán
Một món ăn tiện lợi tiếp theo rất thích hợp cho vào thực đơn Finger food. Khi thực hiện bạn có thể dùng bánh tráng bò bía gói thành các cuốn nhỏ, chiên vàng giòn. Theo đó chả giò , nem rán đều có thể dùng tương ớt sền sệt không rơi vãi mất vệ sinh.
4.3. Hoành thánh, sủi cảo chiên
Đây là món ăn bắt nguồn từ các nước Trung Hoa. Chúng được ưa chuộng và phổ biến vì phù hợp với khẩu vị Việt. Hoành thánh , sủi cảo chiên được lựa chọn đưa vào Finger food nhờ tín tiện lợi, dễ ăn, nhẹ nhàng. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận được lớp vỏ bánh giòn, nhân tôm thịt béo bùi cực cuốn hút.
Hoành thánh có hình dáng nhỏ nhắn, vàng ươm, giòn tan cực hấp dẫn. Ảnh: Internent
4.4. Kimbap Hàn Quốc
Kimbap là món ăn truyền thống nổi tiếng của xứ kim chi. Tuy nhiên chúng lại được người Việt ưa chuộng, yêu thích ưu tiên. Cách làm kimbap có màu sắc hấp dẫn, hương vị thơm ngon chấm cùng sốt mayonnaise và tương ớt đều ngon. Không những thế khi bài trí chúng cũng có màu sắc bắt mắt, thu hút ánh nhìn của thực khách.
4.5. Thực đơn Finger food – Bánh mì sandwich
Bánh mì sandwich kẹp thịt xông khói, xúc xích, trứng, rau sống… cắt thành hình thù lạ luôn kích thích vị khác thực khách. Đặc biệt chiếc bánh sandwich này cùng có nhiều tinh bột, đạm có thể thỏa mãn chiếc bụng đói.
Món ăn đến từ phương Tây nhưng được người Châu Á yêu thích làm món khoái khẩu. Ảnh: Internet
4.6. Tôm thịt xiên que
Tôm thịt củ quả xiên que là món ăn hấp dẫn nhưng không kém phần sang trọng. Đặc biệt mùi thơm sau khi nướng của chúng khiến mọi người không thể cưỡng lại. Nếu bạn là tín đồ của món thịt nướng thì đừng bỏ qua gợi ý hấp dẫn này.
Món ăn thơm ngon, cách ướp vừa miệng được xiên que thu hút. Ảnh: Internet
4.7. Thực đơn Finger food – Bánh su kem
Nếu bạn là tín đồ hảo ngọt đừng bỏ qua bánh su kem. Chúng hầu như có mặt khắp các bữa tiệc Finger food. Sở dĩ bánh su kem được ưu tiên là nhờ hương vị thơm ngon, màu sắc bắt mắt. Khi cắn vào bạn sẽ cảm nhận lớp vỏ giòn dai, phần nhân tan chảy béo ngậy.
4.8. Thực đơn Finger food- Bánh kem
Tiệc Finger food luôn là nơi để các món bánh ngọt tỏa sáng. Trong đó bánh kem, bánh tiramisu , bánh bông lang trứng muối… được cắt thành các miếng vuông nhỏ trưng bày ấn tượng, xếp theo hàng lối đều đặn. Khi ăn bạn sẽ dùng tăm hoặc tay thưởng thức. Chiếc bánh béo ngậy, thơm ngon khiến ai cũng mê thích.
Đến với tiệc Finger food bạn sẽ lạc vào thiên đường bánh ngọt ngon tuyệt. Ảnh: Internet
4.9. Trái cây tươi
Trái cây luôn là sự lựa chọn hàng đầu để tráng miệng. Sau khi ăn các món khô bạn nên thưởng thức các loại quả mọng nước, mát lạnh cân bằng cơ thể. Trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ rất tốt cho sức khỏe và làn da.
Các món trái cây đều được tuyển chọn loại tươi ngon, thượng hạng nhất. Ảnh: Internet
4.10. Nước ép trái cây
Thông thường trong tiệc Finger food sẽ chuẩn bị nước ép trái cây , rượu vang hoặc cocktail . Tuy nhiên nước ép trái cây luôn được ưu tiên bởi sự đa dạng hương vị, giải nhiệt, đã khát và thơm ngọt vừa vặn. Nước ép phổ biến trong bữa tiệc như nước ép cam, nước ép dưa hấu, nước ép thơm, nước ép cà rốt…
Nước ép trái cây luôn được ưa chuộng trong các bữa tiệc Finger food, buffet. Ảnh: Internet
Finger food là một dạng tiệc được ưu ái tổ chức tại các sự kiện lớn nhỏ. Mô hình tiệc tùng này không gây lãng phí thức ăn và tiết kiệm chi phí. Không những thế thực khách còn có thể thưởng thức nhiều món ăn ngon, mới lạ.
Những món ăn ngon nhất Việt Nam chinh phục du khách
Tuy là một đất nước nhỏ bé nhưng Việt Nam lại có một nền ẩm thực hấp dẫn và đáng tự hào.Không ít du khách nước ngoài đã đến Việt Nam để thưởng thức những món ăn ngon ở đây và hoàn toàn bị chinh phục.
Mới đây nhất là hai blogger nổi tiếng chuyên viết về du lịch là Mei và Kerstin.
Theo họ, món ăn Việt Nam không những ngon mà còn tốt cho sức khỏe.
1. Gỏi cuốn: Với nhân tôm, thịt, rau thơm và bún cuộn trong một lớp bánh tráng mỏng chấm với nước sốt ngon tuyệt khiến gỏi cuốn trở thành món "ăn hoài không ngán".
2. Chả giò: Không dễ để làm được một chiếc chả giò hoàn hảo. Phải chuẩn bị và trộn nhân theo đúng tỷ lệ, chú ý tới lượng nhân bỏ vào bánh tráng, độ mềm của bánh tráng, cách cuộn chả giò, nhiệt độ dầu rán, cách vớt ra... mọi chi tiết nhỏ đều quan trọng. Nhưng nếu làm đúng, bạn sẽ được thưởng thức món chả giò chấm nước mắm nóng hổi và ngon tuyệt.
3. Bánh cuốn: Đây là món đặc sản của miền Bắc Việt Nam. Lớp bánh mỏng bao quanh nhân thịt băm mộc nhĩ được hấp chín, ăn kèm chả và nước mắm.
4. Nem chua: Nem chua là thịt lợn sống lên men, có vị chua chua, ngọt ngọt và cay cay. Đây thường là món ăn phụ hoặc món ăn vặt của người Việt.
5. Bánh xèo: Mei và Kerstin ví bánh xèo giống như một loại bánh kếp rán làm từ bột gạo. Với nhân tôm, giá, hành và thịt lợn, bánh xèo thường được cắt ra và quấn trong bánh tráng hoặc rau diếp cùng với rau thơm và chấm nước mắm. Bánh xèo ngon nhất là ở Hội An, miền Trung Việt Nam.
6. Bún bò Huế: Nước dùng của món bún này được nấu từ xương bò, xương ống, hành, rau mùi và sả. Vài hàng còn cho thêm chân giò, tiết lợn. Bát bún sẽ ngon hơn nếu cho thêm chút tôm chua và húng quế.
7. Nem nướng: Nếu thích thịt nướng thì chắc chắn bạn sẽ mê mệt món nem nướng đặc sản Nha Trang, gồm thịt xay trộn hành, tiêu đen, nước mắm và đem nướng trên than hoa. Nem nướng được ăn kèm với rau thơm như rau mùi, cà rốt, rau húng, bún và bánh tráng.
8. Phở: Đây là món ăn nổi tiếng của Việt Nam, hình thành từ thế kỷ 20 ở miền Bắc. Phở Hà Nội có nước dùng thanh nhã và vị ngon tuyệt vời, phở Sài Gòn cho nhiều rau tươi hơn.
9. Bánh mì: Bánh mì Việt Nam được coi là một trong những món ăn đường phố ngon nhất thế giới, với vỏ bánh giòn, nhân thịt nướng, pa tê, dưa chuột, rau thơm và sốt trứng gà.
10. Bún riêu: Nước dùng của món bún này được nấu từ cua xay, cùng với màu cua và dấm. Như nhiều món bún khác của Việt Nam, bún riêu được ăn kèm với rất nhiều loại rau sống như hành tươi, rau mùi, giá và rau muống.
11. Bánh canh: Món bánh canh ở miền Nam Việt Nam thường có thêm cá viên, sườn lợn và rau thơm. Ở các vùng khác, nước dùng có thể có vị tôm, cua hoặc đôi khi là chân giò.
12. Chạo tôm: Đây là một món ăn truyền thống khác của Huế được làm từ tôm bọc mía nướng trên than hoa. Vị ngọt của mía đem lại cho phần thịt tôm một hương vị vô cùng đặc biệt. Chạo tôm thường được dùng như một món khai vị, hoặc ăn kèm bún, cà rốt, rau thơm và lạc giã nhỏ.
13. Hủ tiếu: Tương tự như phở ở miền Bắc, hủ tiếu là món đặc trưng của miền Nam Việt Nam. Không giống như phở, sợi hủ tiếu được trộn cùng dầu tỏi, đường, dầu hào và xì dầu trước khi thêm nước dùng được ninh từ xương gà hoặc xương lợn. Những nguyên liệu khác gồm hải sản, gà, tiết lợn.
14. Cơm tấm: Đây là món đặc sản của Sài Gòn, được làm từ gạo vỡ, ăn kèm với sườn nướng, bì, chả, trứng và dưa chuột, rưới thêm nước mắm hoặc nước sườn nướng. Thực khách thường có thêm một bát nước dùng để ăn kèm cơm tấm.
15. Bò lúc lắc: Đây là món ăn có khởi nguồn từ ẩm thực Pháp, xuất hiện từ những năm 1960. Tên của món ăn này bắt nguồn từ hình dạng của miếng thịt bò: "lúc lắc" nghĩa là miếng thịt bò to bằng cỡ một viên xúc xắc để có thể ăn bằng đũa dễ dàng hơn. Bò lúc lắc thường được ăn kèm với rau sống, hành tươi. Thịt bò thường được nhúng vào một loại nước chấm làm từ muối, tiêu và chanh.
Cuốn gà Bì cuốn, gỏi cuốn, chả giò, các món cuốn đã quá quen thuộc. Trong mâm đồ ăn ngày các chị em có muốn góp một món cuốn ăn chơi mới lạ là Cuốn gà này không? NGUYÊN LIỆU Gà: 1/2 con nhỏ Hành tím: 3 củ Thính gạo: 1M Tỏi băm: 2M Tỏi phi: 2M Thơm: 1/4 trái Nước cốt chanh: 1/2M Ớt...