Financial Times: Trung Quốc giở quẻ trong quan hệ với Việt Nam
Trung Quốc từng lên tiếng đòi tăng cường hợp tác phát triển với Việt Nam, nhưng lại trắng trợn đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vào vùng biển Việt Nam.
Tàu Hải giám 31101 của Trung Quốc tấn công tàu Kiểm ngư Việt Nam
Khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường lần đầu tiên đến thăm Việt Nam hồi tháng 10.2013, chuyến đi của ông được xem là một phần trong nỗ lực cải thiện quan hệ với nước láng giềng ASEAN, theo tờ Financial Times (Anh).
Phát biểu tại Hà Nội lúc bấy giờ, ông Lý cho rằng Trung Quốc và Việt Nam sẽ tạo ra một nhóm làm việc nhằm thảo luận các vấn đề phối hợp phát triển hàng hải.
Ông Wu Shicun, người đứng đầu Viện nghiên cứu biển Đông của Trung Quốc, cho rằng cả hai phía đã từng nhất trí phối hợp giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông nhằm tránh những vụ đụng độ hai bên.
Video đang HOT
Nhưng 6 tháng sau đó, căng thẳng ở biển Đông leo thang khi Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vào vùng biển Việt Nam và tàu Trung Quốc đã đâm vào tàu Việt Nam trên vùng biển Việt Nam. Trung Quốc cũng điều máy bay và tàu quân sự đến khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép trên vùng biển Việt Nam.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Úc, cho rằng động thái này của Trung Quốc hoàn toàn bất ngờ và nó đã đẩy quan hệ Việt-Trung đang dần cải thiện đi lệch quỹ đạo.
Các chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc cho rằng động thái của Bắc Kinh là nhằm phản ứng lại việc Mỹ gần đây lên tiếng đòi đòi Bắc Kinh phải giải thích rõ ràng về tuyên bố chủ quyền phi lý “đường lưỡi bò” của Trung Quốc nuốt trọn gần cả biển Đông.
Chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc Robert Ross thuộc Đại học Boston (Mỹ) cho rằng có thể Trung Quốc đã giận dữ bởi vì sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở thủ đô Tokyo ngày 15.12.2013, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe thông báo hai bên nhất trí tiến hành đàm phán chi tiết về việc Nhật cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam.
Tờ Minh Báo của Hồng Kông gần đây còn cho rằng Nhật Bản có thể đang hướng tới việc thành lập khối đồng minh với Việt Nam và Philippines nhằm phản đối những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ phi lý của Trung Quốc.
Ông Paul Haenle, giám đốc trung tâm Carnegie-Tsinghua chuyên nghiên cứu về chính sách toàn cầu (trụ sở ở Bắc Kinh), nhận định chính quyền Trung Quốc từng công bố chính sách ngoại giao của nước này hồi năm 2013, theo đó đặt trọng tâm vào khu vực Đông Nam Á với mục tiêu xúc tiến môi trường thịnh vượng, ổn định và hòa bình với các quốc gia láng giềng trong khu vực này.
Nhưng những gì mà chính quyền Trung Quốc tuyên bố hoàn toàn đi ngược lại với hành động của nước này, cụ thể là vụ giàn khoan Hải Dương-981, ông Haenle cho hay, theo Financial Times.
Theo TNO
Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi Việt Nam
Ngày 14.5, Ủy ban Hòa bình và Quỹ Hòa bình - phát triển TP.HCM đã có tuyên bố bày tỏ quan điểm liên quan đến việc Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Tuần hành phản đối hành vi ngang ngược của Trung Quốc thu hút nhiều tầng lớp - Ảnh: Độc Lập
Theo tuyên bố của Ủy ban Hòa bình và Quỹ Hòa bình - phát triển TP.HCM, việc Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, đồng thời huy động một lực lượng lớn tàu hộ tống các loại, bao gồm cả tàu quân sự, có máy bay yểm trợ, liên tục tấn công các tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của Việt Nam tại khu vực này, làm nhiều người Việt Nam bị thương, là vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đi ngược lại Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, trái với các thỏa thuận cấp cao Việt Nam - Trung Quốc, trái với Tuyên bố chung năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm phức tạp thêm tình hình, gây mất ổn định ở khu vực.
Hành động phi pháp này còn tác động tiêu cực đến tình cảm của nhân dân Việt Nam, đến tình hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Tuyên bố nêu rõ: Cùng với nhân dân TP.HCM và cả nước, Ủy ban Hòa bình và Quỹ Hòa bình - phát triển TP.HCM hoàn toàn ủng hộ lập trường nguyên tắc của Nhà nước Việt Nam, ủng hộ nội dung bức thư đề ngày 10.5.2014 của Ủy ban Hòa bình Việt Nam gửi Hiệp hội nhân dân Trung Quốc vì Hòa bình và Giải trừ quân bị; ủng hộ Tuyên bố ngày 11.5.2014 của Quỹ Hòa bình - phát triển Việt Nam, cực lực phản đối những hành động phi pháp nói trên của Trung Quốc.
Theo đó, Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan Hải Dương-981 khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Tuyên bố của Ủy ban Hòa bình và Quỹ Hòa bình - phát triển TP.HCM còn kêu gọi các tổ chức nhân dân, các nhân sĩ trí thức Trung Quốc hãy hoạt động vì lợi ích của hòa bình, hữu nghị và phát triển, tích cực góp phần thiết thực vào việc làm giảm tình hình căng thẳng hiện nay vì hòa bình, ổn định và hợp tác tại biển Đông.
Theo TNO
Tổng LĐLĐ Việt Nam: Bảo đảm hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp Hôm nay 14.5, Tổng liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã có công văn khẩn gửi LĐLĐ các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, công đoàn các tổng công ty xung quanh việc công nhân phản phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền nước ta. Công nhân tại TP.HCM tuần hành phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền...