Financial Times thực hiện phóng sự đặc biệt về cuộc đời “vua trà Việt Nam”
Tờ báo kinh tế nổi tiếng thế giới của Anh là Financial Times (FT) vừa thực hiện một phóng sự được cho là “hiếm có” về một doanh nhân Việt Nam mà ban biên tập báo này đánh giá là “rất đặc biệt”. Đó là ông Trần Quí Thanh (thường gọi là Dr Thanh) – người sáng lập Tập đoàn Tân Hiệp Phát.
Hình ảnh TS. Trần Quí Thanh xuất hiện trên Financial Times – tờ báo chuyên thảo luận, phân tích các vấn đề kinh tế toàn cầu.
Nhật báo phát hành ở nhiều nước trên thế giới này gọi Dr Thanh là “vua trà của Việt Nam”, đồng thời khai thác được câu chuyện ít ai biết về cuộc đời từ trại trẻ mồ côi của doanh nhân này.
Nội dung bài viết đăng tải trên tờ Financial Times:
Được thành lập từ năm 1994 với tiền thân là nhà máy bia Bến Thành, Tân Hiệp Phát đã vươn vai trở thành tập đoàn nước giải khát hùng mạnh với những dòng sản phẩm nước giải khát được ưa chuộng hàng đầu Việt Nam.
Thế nhưng, sóng gió trong cuộc đời và bản lĩnh của người tạo dựng thương hiệu Tân Hiệp Phát thì không phải ai cũng biết.
Thương trường là chiến trường
Một trong những triết lý kinh doanh của mà ông Thanh tâm niệm trong suốt cuộc đời dấn thân với thương trường của mình là: “Hôm nay phải hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai”. Chính triết lý ấy đã thúc đẩy ông phải không ngừng nỗ lực. Giờ đây, sau 40 năm, Tập đoàn Tân Hiệp Phát do ông sáng lập đã trở thành một trong những doanh nghiệp tư nhân sản xuất nước giải khát lớn nhất trong nước và đang vươn lên để trở thành doanh nghiệp cung cấp thức uống hàng đầu châu Á.
Nay đã ở cái tuổi 63, nhưng quả thực bắt gặp ông thư thả trong một lần nghỉ dưỡng ở Hồng Kông dường như là một cơ hội hiếm. Tựa khủy tay trên chiếc bàn cạnh hồ bơi tại khách sạn, doanh nhân huyền thoại này đã mang đến cho tôi những câu chuyện đời, chuyện người đầy thú vị.
Những tưởng những giây phút thảnh thơi ấy ông sẽ buông bỏ để “xả hơi” một chuyến, thế nhưng vẫn thấy xếp xung quanh ông là một bàn thức uống toàn chai lọ, đủ các loại nước giải khát, trà thảo dược, nước tăng lực. Hỏi ra mới biết, chính những sản phẩm đó ông dùng cho mình.
Theo bật mí của chị Trần Uyên Phương (con gái ông) thì mỗi ngày ông đều uống dăm bảy chai như thế. Không giấu được sự ngưỡng mộ cho người bố 63 tuổi đang ngồi bên mình, chị Phương chia sẻ: Có lẽ, chính vì thói quen luôn để sản phẩm trước mắt và thưởng thức sản phẩm của ba nên những ý tưởng mới về sản phẩm luôn được bật ra như thế.
Ông Trần Quí Thanh và cô con gái Trần Uyên Phương (cũng là Phó giám đốc của Tân Hiệp Phát).
Trong bộ comple đen làm nổi bật bộ ria mép dày, ông gật gù trước lời nhận xét của con gái. Nó khiến tôi thấy thân thuộc ngay khi nhớ đến khuôn mặt phúc hậu của ông trên logo nước trà thảo mộc Dr Thanh.
Trong phút thư thả để nhớ về quãng thời gian đã qua, ông Thanh không giấu nổi niềm xúc động.
Tân Hiệp Phát bắt đầu được khởi nghiệp từ công ty sản xuất bia, vào năm 1994. Ở thời điểm đó nó đã trở thành nhà sản xuất đồ uống tư nhân lớn nhất Việt Nam, với khoảng 5.000 nhân viên trên toàn quốc. Công ty chỉ nằm dưới thị phần so với công ty sản xuất nước ngọt đa quốc gia như Coca-Cola.
Theo ước tính của các nhà phân tích thị trường thì Tân Hiệp Phát chiếm giữ 20 – 30% thị phần của thị trường nước giải khát trong nước. Trong năm 2011, theo số liệu mới nhất từ Nielsen, thị phần của công ty bao gồm các sản phẩm như trà thảo dược, nước tăng lực và sữa đậu nành là khoảng 24%.
Thế nhưng, ít ai biết rằng từ một con số 0 để tạo dựng được một thương hiệu nước uống được ưa chuộng nhất hiện nay là cả một quá trình nỗ lực không ngừng của người đứng đầu Tân Hiệp Phát.
Và cũng ít ai biết rằng, ông chủ của một nhãn hiệu đồ uống lớn lại có một cuộc đời vô cùng thăng trầm.
Video đang HOT
Cuộc đời từ trại trẻ mồ côi
Năm 1962, một vụ tai nạn xe hơi đã cướp đi mạng sống mẫu thân của ông. Khi đó, ông Thanh mới chỉ 9 tuổi đầu. Sự kiện này đã đẩy ông đến một khúc quanh khác.
Ông bị gửi đến một trại trẻ mồ côi ở vùng cao nguyên phía nam Việt Nam và ở đó trong 6 năm, dưới sự quản thúc nghiêm ngặt của các bảo mẫu.
Sau này khi nghĩ về cuộc đời nhiều thăng trầm của mình, ông Thanh vẫn không thể quên những ngày tháng đó. Vốn là một cậu bé có cá tính từ nhỏ nên ông cũng gặp phải khá nhiều rắc rối khi ở trại trẻ mồ côi này.
Có những khi ông bị nhốt cả đêm với… lợn, vì lý do ẩu đả với bạn bè.
Ông kể: “Với một cậu bé mới chỉ 9 tuổi đầu, bị nhốt vào chuồng lợn, không được ăn, thậm chí không có quần áo để mặc…, đối với tôi lúc đó là một cú sốc. Nhưng rồi, khi phải chịu những cảnh ấy thì tôi nghiệm ra rằng: Muốn tồn tại thì phải chiến đấu, chiến đấu đến tận cùng”.
Chính những gì đã trải qua trong quá khứ ấy, dường như đã giúp ông có những bước đi can trường hơn trên thương trường về sau này. Suốt hơn 40 năm chiến đấu trên thương trường, ông luôn nhắc nhở nhân viên của mình: “Ở bất kỳ thời điểm nào, lĩnh vực nào cũng phải biết phấn đấu, phấn đấu để tồn tại, đôi khi nó là sự đấu tranh cho sự sống còn”.
Từ đó thấy rằng, thương trường là chiến trường đầy khốc liệt.
Và đúng là, những gì ông trải qua để Tân Hiệp Phát được như ngày hôm nay không hề dễ dàng, khi phải trải qua rất nhiều ngành nghề khác nhau.
Năm 1977, hai năm sau giải phóng Sài Gòn, ông Thanh bắt đầu kinh doanh. Lĩnh vực đầu tiên được ông Thanh đầu tư đó là tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất men. Ở thời điểm đó thì ngành công nghiệp men vẫn còn khá là lộn xộn. Với cấm vận nặng nề từ Mỹ trong năm 1975, các nhà sản xuất đều bị cắt nguồn cung cấp thiết bị và nguyên vật liệu từ bên ngoài. Những hạn chế này đã khiến nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này còn đứng trước nguy cơ sụp đổ.
Thế nhưng, chính những bất lợi ấy lại giúp ông Thanh nảy ra sáng kiến mới. Ông nghĩ đến những chiếc võng nilon do quân đội Mỹ để lại và biến chúng thành những chiếc sàng để bắt bùn men. Cách sáng tạo thô sơ này không ngờ đã giúp doanh nghiệp của ông từ việc phải chật vật để sinh tồn đã nhanh chóng chuyển sang mở rộng được quy mô và trở thành đối thủ đáng gờm của các doanh nghiệp cùng ngành khác.
Ông nhanh chóng thu mua hết tất cả những chiếc võng còn lại trên thị trường để phục vụ cho cơ sở của mình. Cũng chính từ phát kiến này đã đem đến thương hiệu men của ông Thanh đứng vững trên thị trường, trong khi các nhà sản xuất men khác gục ngã trước lạm phát quá cao.
Tuy nhiên, cái gì thì cũng đến lúc “thoái trào”, khi nền kinh tế thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến việc hoạch toán kinh doanh, khi mà lạm phát lên tới 300% thì dù có kiếm được 300% mỗi năm cũng mới chỉ hòa vốn. Giá men sụp đổ vào năm 1979, buộc ông phải đi vào ngành sản xuất đường.
Sau hơn một thập kỷ chế biến mía đường, sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp lớn đã làm nhà máy sản xuất nhỏ trong nội thành của ông lép vế.
“Do điều kiện kinh tế như vậy, tôi lại chuyển phương án sang thanh toán bằng vàng” – ông Thanh kể.
Từ bước ngoặt này, ông thu được lợi nhuận rất cao.
“Trong một ngày, tôi có thể kiếm được 3 chỉ vàng. Tại thời điểm đó, một ngôi nhà giá khoảng 1 chỉ, vậy có nghĩa là tôi có thể mua 3 căn nhà trong một ngày” – ông Thanh hào hứng.
Từ đây, ông bắt đầu có những ý tưởng táo bạo cho việc tạo dựng một thương hiệu đồ uống ở Việt Nam. Đón đầu những cơ hội sẽ đến trong bối cảnh Chính phủ sẽ cho phép doanh nghiệp tư nhân hoạt động vào năm 1992. Hay năm 1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton dỡ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam, lần đầu tiên mở cửa cho các ngành thương mại quốc tế phổ biến sau 20 năm.
Trong bối cảnh đó, ông Thanh đã kịp bắt cơ hội mà cho ra đời cơ sở sản xuất bia Bến Thành. Như đã nói thì đây là khởi nguồn của dòng nước uống giải khát của Tập đoàn Tân Hiệp Phát sau này.
Một trong những chương trình an sinh xã hội lớn nhất mà Tân Hiệp Phát đang thực hiện là “Nhịp cầu ước mơ”, xây dựng mỗi tháng 1 cây cầu dây văng cho các xã nghèo.
Đương nhiên, cái tên “Tân Hiệp Phát” không phải cứ tằng tằng mà tiến bởi đúng là thương trường như chiến trường, khi mà những năm sau đó bia bị đánh thuế và lợi nhuận bị mất đi. Ông Thanh lại một lần nữa chứng tỏ sự nhạy bén của mình khi chuyển sang lĩnh vực sản xuất carbon dioxide và xi-rô fructose.
Quyết định mà sau này đã giúp ông phát triển nước uống thể thao và nước tăng lực. Đến năm 2009, Tân Hiệp Phát bắt đầu là cái tên nổi lên trên thị trường nước giải khát tại Việt Nam.
Muốn thành công phải tạo sự khác biệt
Vận động không ngừng là những gì đã thấy trong chiến lược kinh doanh của ông Thanh. Từ một cậu bé mồ côi, ông Thanh liên tục nỗ lực trên con đường học vấn, liên tiếp củng cố sự học của mình để kịp bổ sung cho các chiến lược kinh doanh.
Bằng chứng là dù ở đỉnh cao của sự nghiệp thì ông vẫn quyết “rinh” cho được tấm bằng tiến sĩ quản trị kinh doanh của trường Southern California University.
Đến giờ, mỗi ngày ông vẫn giữ thói quen dành 16 giờ với sách để tự tìm tòi và hoàn thiện kiến thức trang bị cho bản thân.
Theo ông Thanh thì yếu tố quyết định đối với nghiệp kinh doanh là sự hiểu biết về thị trường tiêu dùng trong từng giai đoạn phát triển của xã hội. Vậy nên, những kiến thức quản trị cùng với kinh nghiệm thương trường giúp ông và Tân Hiệp Phát ghi dấu ấn ngoạn mục khi nhãn hiệu Number One vượt mặt thương hiệu quốc tế Red Bulls.
Hay đơn cử với chiến thuật thay đổi bao bì, Tân Hiệp Phát tung ra sản phẩm đóng nước tăng lực đóng chai đầu tiên tại Việt Nam và nhanh chóng thuyết phục được người tiêu dùng bởi sự tiện ích.
Năm 2006, sau sự thành công của Number One, Tân Hiệp Phát tiếp tục gây tiếng vang với sản phẩm Trà xanh không độ rồi Trà thảo mộc Dr. Thanh.
Theo ông Thanh thì việc lựa chọn chiến thuật “tập trung và khác biệt” với quan niệm: Không cung cấp cho thị trường những sản phẩm mình có, chỉ cung cấp những sản phẩm thị trường cần.
Ở Việt Nam, doanh nhân Trần Quí Thanh được biết đến là một Mạnh Thường Quân tài trợ cho rất nhiều chương trình nghệ thuật. Trong ảnh: Ông Thanh chụp với các nghệ sỹ của nhà hát Tuổi trẻ trong chuyến lưu diễn Singapore.
Chính vì thế, sản phẩm Trà thảo mộc Dr. Thanh ra đời tạo nhiều tò mò cho người tiêu dùng khi đánh trực diện vào nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm tốt cho sức khỏe, không có chất bảo quản và bắt nguồn từ đông y.
Hiểu được một sản phẩm mới ra đời luôn phải chịu nhiều rủi ro, Tân Hiệp Phát luôn cầu thị cũng như có thái độ tiếp nhận ý kiến trái chiều từ khách hàng. Năm 2015, báo chí Việt Nam đã đăng việc con ruồi và các tạp chất khác đã được tìm thấy trong một số sản phẩm của THP.
Ông Thanh nói: “Đó là những việc có thể xảy ra trong thời đại cạnh tranh gay gắt của thị trường hôm nay”.
Nhận định sắp tới các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ còn khó khăn hơn nữa, thậm chí là bị dẫn dắt bởi những công ty lớn, ông Thanh cho rằng: “Tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – một hiệp định thương mại sâu rộng giữa Mỹ và 11 quốc gia khác sẽ tác động đến Việt Nam. Việc chính phủ đã ước tính rằng TPP có thể tăng tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam lên đến 68 tỷ USD trước năm 2025 sẽ là áp lực để các công ty có tính cạnh tranh hơn. Vì vậy, cũng như các công ty khác, chúng tôi sẽ cạnh tranh trực tiếp với các công ty nước ngoài”.
Vậy nên: “Nếu các công ty tư nhân yếu kém thì làm sao các công ty đó tồn tại được?”
Vì vậy, ông Thanh vẫn giữ quan điểm: Cần phải chiến đấu để tồn tại.
Theo ông Thanh, Tân Hiệp Phát được hưởng ứng tại một quốc gia với dân số khoảng 90 triệu dân nên việc mang đến cho khách hàng những sản phẩm có lợi cho sức khỏe là sứ mệnh của Tân Hiệp Phát.
Nhìn lại sau nhiều thập kỷ chiến đấu để sống sót trong một trong những môi trường khắc nghiệt nhất đối với doanh nghiệp tư nhân, ông Thanh chiêm nghiệm: “Những thách thức đến từ Tân Hiệp Phát là những thách thức mà tôi đã chuẩn bị đón nhận trong suốt cả cuộc đời mình.”
Video TS.Trần Quí Thanh cùng cô con gái Tran Uyen Phuong trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình CNBC – Mỹ:
Theo TTVN
Tân Hiệp Phát: Sẵn sàng nhập cuộc đầy cảm hứng
Những ngày cuối tháng 5, tên một doanh nhân Việt Nam xuất hiện trên tờ báo tài chính lớn của nước Anh kể về câu chuyện quá trình làm nên một thương hiệu quốc gia và cách ứng xử với xã hội. Người được nhắc đến chính là Vua trà Việt Trần Quí Thanh cùng câu chuyện về tập đoàn Tân Hiệp Phát trên tờ Financial Times.
Hinh anh TS. Tran Qui Thanh xuat hien tren Financial Times PT.com - to nhat bao tieng Anh chuyen thao luan, phan tich cac van đe kinh te toan cau.
Được xem là một trong những tập đoàn có sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua, Tân Hiệp Phát của tiến sĩ Trần Quí Thanh cùng đội ngũ nhân viên không chỉ ngày càng mở rộng thị trường, đầu tư chất lượng từng dòng sản phẩm mà còn hướng đến phục vụ xã hội bằng cách hỗ trợ các sân chơi, hoạt động văn hóa, thể thao - nơi người dân Việt Nam có cơ hội luyện tập, tăng cường thể lực và trí lực.
Trưởng thành trong điều kiện thiếu thốn, phải chiến đấu với hoàn cảnh để đạt được những thành tựu như hôm nay, tiến sĩ Trần Quí Thanh luôn đề cao tinh thần thượng võ, ông hiểu rõ sự giúp đỡ kịp thời sẽ mang đến hiệu quả và niềm vui lớn đến chừng nào. Trong khi các giải đấu thể thao trong nước loay hoay với bài toán tìm nhà tài trợ thì Tân Hiệp Phát đã lên tiếng.
TS. Tran Qui Thanh dan đau đoan đi bo đong hanh cung Đai hoi The thao Đong Nam A - SEA Games.
Hàng năm, doanh nghiệp này đã dành ra khoảng 30 tỷ đồng ngân sách để tài trợ các hoạt động tầm cỡ quốc gia và quốc tế, như giải Đua xe đạp Cúp Truyền hình TP.HCM, Giải Vovinam quốc gia và gần đây nhất là Festival Võ thuật quốc tế TP.HCM 2016 - với vai trò nhà tài trợ Kim cương. Thúc đẩy cả chiều rộng cũng như chiều sâu của các chương trình, Tân Hiệp Phát chưa bao giờ bỏ quên những hoạt động thể thao gắn liền với văn hóa địa phương. Tân Hiệp Phát là cái tên quen thuộc cho các giải, hoạt động thể thao mang tính chất địa phương như: Đua ghe ngo của các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng; Đua bò Bảy núi (An Giang); Leo núi Bà Rá (Bình Phước);...
Hang nam, tap đoan Tan Hiep Phat đa danh ra khoang 30 ty đong ngan sach đe tai tro cac hoat đong tam co quoc gia va quoc te.
Với tầm nhìn của một nhà lãnh đạo, tiến sĩ Trần Quí Thanh cũng quan tâm đến việc hỗ trợ cho thế hệ trẻ như một cách đầu tư vào tương lai. Hành động cụ thể nhất là việc doanh nghiệp này tài trợ 5 năm liền cho giải thưởng "Tài năng trẻ - Quả cầu vàng" - Giải thưởng khoa học kỹ thuật thanh niên do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thường niên, trao cho các tài năng trẻ tiêu biểu nhất trong bốn lĩnh vực: công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ y - dược, công nghệ sinh học và công nghệ môi trường.
Đầu tư cho hoạt động phát triển phong trào thể thao và nuôi dưỡng tri thức trẻ luôn là khoản đầu tư khôn ngoan. Nhưng không phải doanh nghiệp, người làm ăn nào cũng đủ thực lực và bản lĩnh để song hành cùng các hoạt động khó thấy được lợi nhuận trong thời gian ngắn này. Nhưng vị vua trà hay cách gọi tên thân thuộc mà người tiêu dùng vẫn hay dùng Doctor Thanh hiểu rõ cơ hội và thách thức luôn song hành, và ông đã đặt một "lá phiếu niềm tin" cho những bạn trẻ cũng như ông, ý thức được rằng Sống là không chờ đợi.
Bà Trần Uyên Phương, phó TGĐ tập đoàn Tân Hiệp Phát và đại diện TW Đoàn cùng lãnh đạo chính quyền địa phương uống thử nước sau khi đã được lọc qua máy.
Trong bài phỏng vấn với tờ Financial Time, ông Thanh khẳng định hiệp định TPP là một trong những điều mà ông đã chuẩn bị để đưa con thuyền Tân Hiệp Phát vươn ra biển lớn thế giới. Với cách xây dựng từ bên trong, toàn vẹn hai mặt cả về hệ thống sản xuất, kinh doanh lẫn những giá trị sống tích cực cho toàn thể nhân viên và cộng đồng, Tân Hiệp Phát đã sẵn sàng tham gia cạnh tranh trực tiếp với các công ty nước ngoài với tinh thần của một võ sĩ trên sàn đấu: tự tin, tôn trọng và hết mình.
Video TS.Trần Quí Thanh cùng cô con gái Tran Uyen Phuong trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình CNBC - Mỹ:
Theo TTVN
Chai nước có ruồi: Thông tin mới về luật sư bào chữa Ông Võ Văn Minhngười bị TAND tỉnh Tiền Giang kết án 7 năm tù vì đòi 500 triệu đồng đổi chai Number 1 có ruồi sẽ được 3 luật sư bào chữa. Sáng ngày 11/5, TAND cấp cao tại TP.HCM đã nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận bào chữa của 3 luật sư cho ông Võ Văn Minh Ba luật sư...