Financial Times: Nga phá hỏng việc lập vùng cấm bay của Mỹ ở Syria
Tờ Financial Times ngày 5/10 dẫn các nguồn tin trong liên minh do Washington đứng đầu trong cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cho biết Moskva đã làm đảo lộn kế hoạch lập vùng cấm bay của Mỹ ở Syria.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Theo nguồn tin trên, vài tuần trước, sau các cuộc đàm phán kéo dài nhiều tháng, liên minh do Mỹ cầm đầu hầu như đã thống nhất lập vùng an toàn trên không để đặt dấu chấm hết cho “các cuộc ném bom vào dân thường của chế độ (Tổng thống Syria) Bashar al-Assad ở miền Bắc và Nam Syria.” Thỏa thuận này dựa vào đề xuất của Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu năm nay.
Các nguồn tin cho rằng các kế hoạch đó của liên minh đã buộc Nga đẩy nhanh can dự vào tình hình Syria. Một trong số các nhà ngoại giao Phương Tây tiết lộ: “Chúng ta nghĩ là có thể đạt được một vùng cấm bay. Tuy nhiên, mọi hy vọng hợp tác quân sự với Nga để đạt được điều này đã nhanh chóng tan biến.”
Các nhà lãnh đạo Phương Tây đã chỉ trích hoạt động của Nga tại Syria, cho rằng Moskva không chỉ tấn công các vị trí của tổ chức IS mà còn nhằm vào phe đối lập chống chế độ Assad.
Về phía Nga, Moskva tuyên bố những phát biểu như vậy là “cuộc chiến thông tin” và là “trò chơi, áp đặt từ bên ngoài”./.
Video đang HOT
Theo Vietnam
Nga đập tan kế hoạch lập vùng cấm bay của Mỹ ở Syria
Chiến dịch không kích của Nga ở Syria là một đòn giáng mạnh vào nỗ lực chống IS của Mỹ, đặt ra thách thức đối với Washington trên bầu trời.
Với việc triển khai 24 máy bay Su-24 Fencer và Su-25 thiết kế cho nhiệm vụ tấn công các mục tiêu dưới mặt đất, Nga đã khẳng định khả năng Mỹ và đồng minh lập vùng cấm bay ở Syria là điều bất khả thi.
Cách đây vài tuần, sau những nỗ lực ngoai giao kéo dài hàng tháng trời, các quan chức cuối cùng đã gần đạt đến một sự đồng thuận nhằm thiết lập vùng an toàn để ngăn không cho quân đội của Tổng thống Assad thi hành các chiến dịch không kích ở phía bắc và phía nam Syria, theo các nhà ngoại giao và giới chức quân sự trong liên minh chống IS.
Máy bay Nga thực hiện nhiệm vụ ở Syria.
Nhiều quan chức tin rằng việc liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu tăng cường hoạt động ở Syria đã buộc Điện Kremlin phải bất ngờ can thiệp. "Chúng tôi từng hy vọng tìm kiếm một giải pháp chính trị ở Syria bằng việc áp đặt vùng cấm bay, vùng an toàn", quan chức ngoại giao châu Âu cho biết.
Nhưng mọi nỗ lực phối hợp với Nga để đạt được mục tiêu này, ngay cả những sự triển khai mang tính đột phá đã nhanh chóng tan biến.
Chỉ huy lực lượng NATO, tướng Mỹ Phillip Breedlove đưa ra cáo buộc hồi tuần trước rằng chính Nga mới là quốc gia áp đặt "vùng chống xâm nhập, chống tiếp cận" (A2/AD) ở đông Địa Trung Hải.
Ông Breedlove lo ngại các máy bay chiến đấu đa năng Su-30 của Nga ở Latakia có khả năng đối trọng với các máy bay thuộc liên minh chống IS.
Ngày 2/10, Nga cũng triển khai tuần dương hạm Moskva đến Latakia với 64 tên lửa S-300M, vũ khí phòng không uy lực nhất của Moscow.
Việc triển khai S-300M cũng như khác hệ thống phức tạp khác từ lâu đã trở thành nỗi lo ngại lớn nhất của Lầu năm Góc ở Trung Đông.
Tên lửa S-300 với tầm bắn 150 km có khả năng nhắm bắn hầu hết các máy bay tàng hình tối tân nhất. Do đó, các nhiệm vụ trên không của Mỹ và đồng minh như việc sử dụng máy bay F-16 của Jordan sẽ bị đe dọa. Ngay cả các chiến đấu cơ Tornado và Typhon của Anh cũng có thể trở thành mục tiêu của các tên lửa Nga.
"Lực lượng Nga đã khẳng định rõ ràng rằng mô hình thiết lập vùng cấm bay như ở Libya do Mỹ và đồng minh áp đặt sẽ không thể thực hiện được, trừ khi Washington sẵn sàng bắn rơi máy bay Nga", nhà nghiên cứu Justin Bronk Viện nghiên cứu Royal United (RUSI) nhận định.
Ông Bronk nói thêm: "Giờ đây các chiến dịch của liên minh sẽ phải đối mặt với những rủi ro tiềm tàng bên cạnh những toan tính về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ".
Ngay cả các nhiệm vụ trinh sát trên bầu trời Syria của Mỹ và đồng minh cũng trở nên phức tạp. Quan chức không quân NATO cho rằng, Nga sẽ áp dụng kiểu "chiến thuật trong chiến tranh lạnh" giống như những gì xảy ra trên biển Baltic. Các hệ thống radar hiện đại của Nga sẽ theo sát các máy bay Mỹ để phô trương sức mạnh.
Việc ngăn chặn khả năng thành lập vùng cấm bay ở Syria là yếu tố quan trọng nhằm duy trì tầm ảnh hưởng của Nga. Giờ đây, mọi nỗ lực ngoại giao hoặc chính trị đều sẽ nằm trong cuộc chơi của Moscow.
Đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, vùng cấm bay do Mỹ và NATO áp đặt mang theo yếu tố cộng hưởng.
"Ông Putin bị chấn động sâu sắc sau khi cựu lãnh đạo Libya Gaddafi bị lật đổ ở Libya. Có thể Tổng thống Nga có mục đích cá nhân để ngăn chặn điều này", nhà phân tích Nga tại IHS Janes, ông Alex Kokcharov nhận định
Đối với các nhà hoạch định quân sự Nga, vùng cấm bay vốn được phương Tây coi là nỗ lực nhân đạo thực chất là công cụ nhằm lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Đăng Nguyễn (theo Financial Times)
Theo_Người Đưa Tin
Tranh cãi về vùng cấm bay trên đám cưới siêu mẫu Đề nghị đóng không phận phía trên hội trường cưới của siêu mẫu Israel Bar Refaeli đã gây ra tranh cãi giữa bộ trưởng giao thông và cục hàng không không nước này. Refaeli, 30 tuổi, là siêu mẫu nổi tiếng nhất của Israel. Hôm 24/9, cô đã làm lễ thành hôn với tỷ phú Adi Ezra tại khu nghỉ Carmel Forest gần...