Financial Times: Doanh nghiệp Ukraine ‘nổi dậy’ phản đối huy động
Doanh nghiệp Ukraine đang đấu tranh để bảo vệ nhân sự trong bối cảnh tổng động của chính phủ nhằm tăng cường nhân lực cho tiền tuyến.
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal tại cuộc họp chính phủ ngày 2/8. Ảnh: Chính phủ Ukraine (kmu.gov.ua/en)
Chính quyền Ukraine đang đối mặt với sự phản kháng mạnh mẽ từ các doanh nghiệp lớn trong nước, khi họ phải đấu tranh không chỉ với vấn đề thiếu hụt nhân sự mà còn với những sáng kiến liên quan đến nghĩa vụ quân sự. Theo tờ Financial Times (Anh) ngày 5/8, các doanh nghiệp Ukraine đang nỗ lực bảo vệ công nhân và nhân sự quan trọng khỏi bị huy động, điều này phản ánh sự căng thẳng ngày càng gia tăng trong bối cảnh xung đột với Nga.
Ví dụ, công ty thép Interpipe, một trong những doanh nghiệp lớn tại Ukraine, đang làm mọi cách để giữ lại một chuyên gia trẻ có thể bị triệu tập gia nhập quân đội bất cứ lúc nào.
Video đang HOT
Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng khi năm ngoái, ba chuyên gia từ doanh nghiệp này đã được huy động và đều tử vong hoặc mất tích. Thiếu vắng những nhân viên này đã làm tăng mức độ phức tạp trong công việc, và công ty không muốn mất đi những nhân viên còn sót lại với kiến thức và kinh nghiệm quý giá.
Theo số liệu từ các doanh nghiệp Ukraine, họ đã mất trung bình từ 10% đến 20% nhân viên do nhập ngũ hoặc di cư. Đối mặt với tình trạng này, Interpipe đã cùng với nhiều công ty khác lên tiếng kêu gọi “giải phóng” hàng loạt công nhân khỏi nghĩa vụ quân sự, vì họ cho rằng điều này là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển kinh tế của đất nước.
Giám đốc nhân sự của Interpipe, Vitaly Pakhomov, cho biết mặc dù công ty đã được công nhận là doanh nghiệp chiến lược, nghĩa là một nửa số nhân viên có thể được miễn nghĩa vụ quân sự, nhưng vẫn còn khoảng 1.000 người có nguy cơ bị điều động. Ông Pakhomov nhấn mạnh rằng việc thiếu vắng các công nhân này sẽ khiến công ty rất khó khăn trong việc duy trì hoạt động bình thường.
Tình hình đã trở nên nghiêm trọng đến mức các công nhân đã bị triệu tập ngay cả trên chuyến xe buýt đi làm, và các xe tải chở quân xuất hiện ngay tại cổng nhà máy.
Trước tình hình này, các doanh nghiệp đã bắt đầu tích cực đấu tranh với chính quyền nhằm bảo vệ nền kinh tế đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Liên minh Người sử dụng lao động Ukraine đã đề xuất một giải pháp khả thi: một dự luật đề nghị trả 20 nghìn hryvnia (khoảng 485 USD) hàng tháng cho mỗi công nhân được miễn nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, ý tưởng này đã gặp phải sự phản đối từ chính quyền, dẫn đến một cuộc tranh luận sôi nổi. Dù vậy, các doanh nghiệp và công ty vẫn kiên quyết bảo vệ khoản đầu tư nhân sự của họ, coi đây là vấn đề sống còn trong bối cảnh hiện tại.
EU và Ukraine gia hạn thỏa thuận về tự do hóa vận tải đường bộ
Ngày 20/6, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho biết nước này và Liên minh châu Âu (EU) đã gia hạn thêm một năm thỏa thuận về tự do hóa vận tải đường bộ.
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trên mạng xã hội X, Thủ tướng Denys Shmyhal đánh giá cao bước đi này, cho rằng việc gia hạn này giúp thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu của Ukraine vào thị trường EU, góp phần củng cố sự ổn định kinh tế của đất nước. Theo ông Shmyhal, thỏa thuận này có thể sẽ được tự động gia hạn cho đến cuối năm 2025.
Ukraine và EU đã ký thỏa thuận về tự do hóa vận tải đường bộ vào ngày 29/6/2022. Kể từ đó đến nay, hai bên vẫn gia hạn thỏa thuận này hằng năm.
Theo thỏa thuận, EU hủy bỏ quy định về nghĩa vụ đối với các công ty vận tải Ukraine phải xin giấy phép đặc biệt để vận chuyển hàng hóa trong EU và đơn giản hóa thủ tục công nhận giấy tờ lái xe của Ukraine.
Hà Lan tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan Kajsa Ollongren vừa có chuyến thăm Ukraine. Đây là thông tin do Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal công bố trên Telegram. Quân nhân Ukraine tại lễ chuyển giao các thiết bị quân sự và vũ khí hạng nặng tại Kiev. Ảnh tư liệu: Getty Images/TTXVN Thủ tướng Shmyhal cho biết ông đã có cuộc gặp với bà...