File APK “giả mạo” Apex Legends Mobile là một tệp Trojan rất độc hại, game thủ lưu ý
Lợi dụng sự nôn nóng của tín đồ game mobile, nhiều kẻ xấu đã tung ra file tải game “ Apex Legends Mobile” giả mạo.
Apex Legends là tựa game battle royale hot nhất hiện nay khi game chỉ mất một tháng ra mắt để đạt được số lượng người chơi lên đến 50 triệu người. Trước sự thành công của game, EA đã tuyên bố họ sẽ sớm đưa sản phẩm này lên nền tảng mobile, tương tự như 2 tựa game cùng thể loại khác là Fortnite và PUBG đều đã có bản mobile cho mình. Trước thông tin này, game thủ trên khắp thế giới đang rất trông ngóng tựa game mobile sớm ra mắt. Và lợi dụng sự nôn nóng này nhiều kẻ xấu đã tung ra file tải game “Apex Legends Mobile” giả mạo.
Apex Legends là tựa game battle royale hot nhất hiện nay.
Cụ thể, chỉ cần lên google tìm kiếm với từ khóa Apex Legends apk thì chúng ta dễ dàng có có được kết quả với hàng loạt các website cho phép tải tựa game này về cho di động. Thậm chí là có những clip hướng dẫn tải và cải đặt Apex Legends Mobile trên Youtube để dụ dỗ người dùng. Đây đều là trò giả mạo với mục đích là khiến game thủ cài file apk này vào máy và nó chính là một phần mền độc hại. Khi cài đặt file này thì bản chất của nó sẽ là một tệp Trojan có tên là FakeFort Nó sẽ bắt đầu tải xuống những ứng dụng không cần thiết trên chiếc điện thoại của bạn liên quan tới quảng cáo.
File APK Apex Legends Mobile đều là giả mạo.
Chính vì vậy hãy tự bảo vệ chiếc điện thoại và thông tin cá nhân của mình trên điện thoại tuyệt đối không tải file APK Apex Legends Mobile ở bất cứ nguồn nào. Apex Legends Mobile hiện tại chưa được phát hành bởi EA. Nếu đang sở hữu một chiếc smartphone Android, bạn nên kiên nhẫn chờ đợi thêm một thời gian nữa.
Tuyệt đối không tải file APK Apex Legends Mobile ở bất cứ nguồn nào.
Cũng cách đây vài tháng, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các ứng dụng APK cho phép cài đặt tựa game Fortnite trên Android, với lời giới thiệu là phiên bản beta nhưng có đầy đủ tính năng. Chỉ cần gõ từ khóa Fortnite APK Android trên Google hoặc YouTube, một loạt kết quả sẽ hiện ra. Tuy nhiên, không một ứng dụng nào là thật. Một số ứng dụng APK có thể chứa phần mềm mã độc và lây nhiễm vào smartphone của bạn sau khi cài đặt. Một số ứng dụng APK khác có thể đánh cắp tài khoản Fortnite của bạn khi đăng nhập.
Video đang HOT
Điều này đã khiến Epic Games phải đăng đàn tuyên bố Fortnite Mobile chưa ra mắt tại thời điểm đó. Tất nhiên, hiện tại thì Fortnite Mobile đã có mặt trên di động cho người dùng thưởng thức.
Theo GameK
Tấn công lừa đảo qua email doanh nghiệp tăng gần 500%
Các cuộc tấn công lừa đảo qua thư điện tử của doanh nghiệp (DN) (Business email compromised - BEC) đã chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ 476% từ Quý IV năm 2017 đến Quý IV năm 2018.
Trong khi số vụ lừa đảo qua email đối với các công ty tăng 226% so với quý trước.
Các cuộc tấn công qua thư điện tử của DN sử dụng kỹ thuật xã hội nhắm mục tiêu vào các nhân viên công ty cụ thể, chủ yếu vào bộ phận Tài chính của công ty và cố gắng thuyết phục họ chuyển số tiền lớn vào tài khoản ngân hàng của bên thứ ba do những kẻ tấn công kiểm soát.
Các tác nhân đe dọa không sử dụng URL hoặc tệp đính kèm độc hại với các chiến dịch BEC của họ, do đó loại tấn công này khó có thể phát hiện hơn bởi các nhân viên mục tiêu, đặc biệt là khi họ không được đào tạo để phát hiện ra chúng.
Báo cáo về mối đe dọa hàng quý của Proofpoint Quý 4/2018 cho biết, trung bình, các công ty mà BEC nhắm đến đã nhận được khoảng 120 email lừa đảo trong quý IV của năm 2018, tăng từ 36 trong quý III và tăng từ 21 trong quý II.
Khối lượng tin nhắn độc hại hàng ngày theo loại tấn công năm 2018
Để làm cho các hoạt động của BEC thành công hơn nữa, các tác nhân lừa đảo qua email cũng sẽ giả mạo tên miền của công ty được nhắm mục tiêu để đảm bảo rằng không có gì sai lệch khi mục tiêu mở ra và đọc thông báo tấn công.
Các nhà nghiên cứu của Proofpoint, cũng phát hiện ra rằng tin nhắn trên mạng sử dụng các URL độc hại vượt trội hơn các tệp đính kèm độc hại khoảng 2: 1 cho Q4 và 3: 1 trong cả năm.
Việc chuyển đổi sang kỹ thuật tấn công "nhiều-đến-nhiều", khiến các chiến dịch BEC trở nên nguy hiểm hơn trong năm 2018. Phương pháp này cho phép những kẻ lừa đảo che giấu dưới nhiều danh tính giả mạo để có số lượng mục tiêu lớn hơn trong cùng một tổ chức.
Những phát hiện của Proofpoint phù hợp với kết quả của Cục Điều tra Liên bang (FBI) từ tháng 7/2018, theo đó lừa đảo BEC/EAC (loại tiền điện tử) tiếp tục phát triển, nhắm vào các giao dịch cá nhân và DN nhỏ, vừa và lớn. Từ tháng 12/2016 đến tháng 5/2018, các khoản tổn thất được tiết lộ toàn cầu được xác định gia tăng 136% . Những lừa đảo đã được báo cáo ở tất cả 50 tiểu bang của Mỹ và ở 150 quốc gia.
Trình tự tấn công email DN
Các nhà nghiên cứu về mối đe dọa của Digital Shadows cũng tìm thấy "12,5 triệu hộp thư email của công ty và 33.000 thông tin bí mật của bộ phận tài chính của nhiều các DN bị truy cập trái phép, với chính xác 27.992 (83%) thông tin cũng có một mật khẩu.
Để giảm thiểu BEC, Digital Shadows khuyến nghị nên cấu hình tài khoản đám mây và thiết bị lưu trữ trên Internet một cách chính xác, đào tạo BEC cho nhân viên công ty, thêm ít nhất một cấp điều khiển thủ công cho tất cả các giao dịch chuyển khoản, cũng như để mắt đến công ty bị lộ thông tin thư điện tử.
Dưới đây là một số số liệu chính từ báo cáo:
Thư điện tử
Trojan ngân hàng vẫn là mối đe dọa từ email hàng đầu trong Quý IV, chiếm 56% tổng số tải trọng độc hại trong Quý IV; Emotet bao gồm 76% trong tổng số payload (phần dữ liệu vận chuyển của một gói tin giữa 2 đối tác) Trojan ngân hàng.
Trojan truy cập từ xa chiếm 8,4% tổng số payloads độc hại trong Quý IV và 5,2% trong năm, đánh dấu một sự thay đổi đáng kể so với các năm trước, trong đó chúng hiếm khi được sử dụng bởi các tác nhân tội phạm.
Mã độc tống tiền (ransomware) tiếp tục giảm hơn trong Quý IV xuống chỉ còn 1/10 của tổng khối lượng tin nhắn độc hại.
Tin nhắn độc hại mang thông tin đánh cắp hoặc tải xuống thông tin chung đã tăng hơn 230% mỗi năm
Gian lận email, còn được gọi là BEC, tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Số vụ tấn công gian lận email đối với các công ty mục tiêu đã tăng 226% so với quý trước và 476% so với Quý IV năm 2017.
Tấn công dựa trên web
Hoạt động mã độc nguy hiểm (Coinhive) tăng vọt lên 23 lần so với trung bình trong năm trong hai tuần vào tháng 12/2018. Nhìn chung, hoạt động Coinhive tiếp tục tăng chậm ngoài sự tăng đột biến này.
Trong Quý IV, chứng kiến sự gia tăng 150% trong các phát hiện kỹ thuật xã hội trên mạng lưới cảm biến IDS trên toàn thế giới; trong khi đây là tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với quan sát trong các quý trước, nó tiếp tục thể hiện xu hướng về kỹ thuật xã hội ngay cả khi hoạt động EK vẫn còn thấp.
Truyền thông xã hội
Truyền thông xã hội lừa đảo hỗ trợ lừa đảo tài khoản, hoặc lừa đảo độc hại đã tăng 442% so với năm trước
Các liên kết lừa đảo trên các kênh xã hội tiếp tục giảm do các nền tảng giải quyết vấn đề này theo thuật toán.
Nguồn: ictvietnam.vn
Galaxy S10 được cài sẵn ứng dụng ngăn chặn phần mềm độc hại McAfee là đối tác lâu năm cung cấp phần mềm bảo vệ điện thoại Galaxy trước các mối đe dọa về bảo mật. Theo PhoneArena, 2019 sẽ là năm thứ năm liên tiếp Samsung quyết định cài đặt sẵn phần mềm McAfee trên những smartphone hàng đầu mới nhất như Galaxy S10 và S10 . Tuy nhiên, McAfee đề cập rằng Wi-Fi an...