FIFA sắp bị Ngoại hạng Anh kiện
Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) đối mặt với khiếu nại pháp lý từ giải Ngoại hạng Anh và các bên khác trong bối cảnh tranh cãi về lịch thi đấu ngày một căng thẳng.
Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) bị kiện do sắp xếp lịch thi đấu dày đặc.
Theo Express, các giải đấu và công đoàn sẽ đệ đơn khiếu nại pháp lý chống lại FIFA lên Ủy ban châu Âu trong thời gian ngắn tới. Nhóm này, bao gồm cả giải Ngoại hạng Anh, cho rằng cơ quan quản lý FIFA lạm dụng vị thế thống lĩnh theo luật cạnh tranh châu Âu.
Ngoại hạng Anh và các giải đấu khác khẳng định FIFA không tham khảo đầy đủ ý kiến về lịch thi đấu mới, trước khi công bố hồi tháng 3 năm ngoái, dẫn đến lịch trình bị quá tải.
Video đang HOT
Việc ra mắt giải đấu FIFA Club World Cup gồm 32 đội, tổ chức mỗi 4 năm được xem là giọt nước tràn ly. Liên đoàn Bóng đá Thế giới bị cáo buộc ưu tiên lợi ích thương mại cá nhân, gây tổn hại đến lợi ích kinh tế của các giải quốc gia và phúc lợi cầu thủ.
Express cho biết Manchester City đề nghị Ngoại hạng Anh tạm hoãn các trận đấu quốc nội vào đầu mùa 2025/26 để có thêm thời gian phục hồi sau FIFA Club World Cup. Truớc đó, các cầu thủ nhiều lần phản đối lịch thi đấu dày đặc sắp tới. Tiền vệ Man City, Rodri, cho biết mình và các đồng nghiệp xem xét đình công vì vấn đề này.
Trong khi đó, FIFA khẳng định lịch thi đấu được công bố tại Đại hội 2023 ở Rwanda là kết quả của quá trình tham vấn rộng rãi và hoàn toàn nằm trong quyền hạn, phù hợp với lịch trình đã thỏa thuận.
FIFPRO Europe, chi nhánh của hiệp hội cầu thủ toàn cầu FIFPRO, cũng tham gia vào vụ kiện.
Lý do Trung Quốc tuyên bố ủng hộ Liban
Việc Trung Quốc tuyên bố ủng hộ Liban tại Đại hội đồng Liên hợp quốc là một phần trong chiến lược rộng lớn của nước này nhằm củng cố vị thế tại Trung Đông.
Trung Quốc không chỉ tìm kiếm sự ổn định khu vực để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình mà còn muốn định vị như một đối tác thay thế cho Mỹ.
Bộ trưởng Trung Quốc Vương Nghị (trái) trong cuộc gặp người đồng cấp Liban, ông Abdallah Bou Habib bên lề Khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York (Mỹ) ngày 23/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Bình luận với Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia (INSS) có trụ sở tại Israel ngày 26/9, nhà nghiên cứu Galia Lavi, Phó giám đốc Trung tâm Chính sách Israel - Trung Quốc tại quỹ Diane & Guilford Glazer cho rằng, trong bối cảnh căng thẳng tại Trung Đông và các cuộc xung đột leo thang giữa Israel và Liban, Trung Quốc đã có những bước đi ngoại giao đáng chú ý.
Cụ thể, tại phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) ở New York (Mỹ), Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã gặp người đồng cấp Liban và bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ đối với chủ quyền, an ninh của Liban.
Trong cuộc trao đổi này, nhà ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh rằng Bắc Kinh sẽ luôn ủng hộ "những người anh em Arab" của mình, đồng thời chỉ trích các hành động bạo lực, đặc biệt là cuộc không kích của Israel vào Liban, mà ông gọi là "vi phạm các chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế".
Theo bà Lavi, Trung Quốc, dù không công khai đề cập đến Hezbollah, đã lên án mạnh mẽ việc gây tổn hại đến dân thường. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng bày tỏ sốc trước số lượng thương vong lớn và kêu gọi tất cả các bên liên quan nhanh chóng hạ nhiệt căng thẳng. Tuyên bố này phản ánh một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Bắc Kinh tại khu vực Trung Đông, nơi mà lợi ích của Trung Quốc phức tạp và đa chiều.
Một trong những lý do chính mà Trung Quốc tuyên bố ủng hộ Liban là vì Bắc Kinh cần một Trung Đông ổn định để duy trì dòng chảy thương mại qua khu vực này. Với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc đã đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và các tuyến đường thương mại đi qua Trung Đông. Một khu vực bất ổn có thể làm gián đoạn dòng chảy năng lượng và thương mại mà Trung Quốc phụ thuộc.
Cùng với đó, Trung Quốc cũng muốn định vị mình là một lựa chọn thay thế cho các quốc gia tại Trung Đông thông qua việc thúc đẩy các sáng kiến ngoại giao như Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI). Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã thực hiện nhiều nỗ lực để tham gia tích cực hơn vào các hoạt động ngoại giao khu vực, bao gồm cả việc làm trung gian cho các thỏa thuận hòa bình và thương mại.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã gặp phải thách thức trong việc bảo vệ lợi ích kinh tế của mình tại Trung Đông. Những biến động trong năm qua đã chứng tỏ rằng Bắc Kinh chưa thực sự sẵn sàng hoặc không thể ứng phó với các xung đột khu vực một cách hiệu quả. Điều này đặt Trung Quốc vào tình thế phải khôi phục lại vị thế và hình ảnh của mình, đặc biệt là trong mắt công chúng Arab. Những tuyên bố của Ngoại trưởng Trung Quốc tại Đại hội đồng Liên hợp quốc có thể được xem là một phần của chiến lược này, nhằm khẳng định lại vai trò của mình như một cường quốc có trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Thỏa thuận giữa Nga và OPEC+ đã mang lại lợi ích to lớn như thế nào cho Moskva Thỏa thuận giữa Nga và OPEC đã mang lại lợi ích đáng kể cho Moskva trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu biến động. Nhờ vào thỏa thuận này, Nga đã thu về hơn 350 tỷ euro, giúp bù đắp thiệt hại từ các lệnh trừng phạt và tài sản bị đóng băng ở nước ngoài. Hợp tác trong OPEC đã mang...