FIFA kỷ luật quan chức hàng đầu
Harold Mayne-Nicholls vừa bị FIFA cấm tham gia mọi hoạt động bóng đá trong vòng 7 năm.
Harold Mayne-Nicholls (ảnh BBC)
Cuộc khủng hoảng ở FIFA tiếp tục chuyển sang một nấc mới. Tổ chức này vừa quyết định cấm tham gia mọi hoạt động bóng đá trong vòng 7 năm đối với Harold Mayne-Nicholls, một quan chức hàng đầu của tổ chức bóng đá này.
Nga và Qatar được trao quyền đăng cai World Cup 2018 và 2022, nhưng cả hai dự án đăng cai này đang được đặt trong tầm ngắm của các cơ quan điều tra của Thụy Sĩ và Mỹ do các nghi vấn tội phạm.
Thông báo chính thức của FIFA nhấn mạnh: “Một hội đồng xét xử thuộc Tiểu ban đạo đức độc lập, đứng đầu là Hans-Joachim Eckert, đã quyết định cấm Harold Mayne-Nicholls, nguyên là người đứng đầu nhóm đánh giá các dự án đăng cai World Cup 2018 và 2022 cũng như từng nắm giữ chức vụ chủ tịch LĐBĐ Chile, tham gia mọi hoạt động bóng đá trong vòng 7 năm ở mọi cấp độ quốc gia lẫn quốc tế. Quyết định này được ban hành sau khi lắng nghe giải trình từ chính Mayne-Nicholls, mọi lời tố cáo cũng như kết luận của người phụ trách bộ phận điều tra Tiểu ban Đạo đức FIFA, ngài Cornel Borbely. Dựa theo điều 36 trong quy định đạo đức của FIFA, những thông tin chi tiết sẽ được cung cấp sau khi quyết định cuối cùng có hiệu lực”.
Video đang HOT
Nguyên nhân dẫn đến án phạt còn chưa được tiết lộ, nhưng theo nội dung một bức email bị rò rỉ, Harold Mayne-Nicholls bị cho là có những “đòi hỏi cá nhân” từ Qatar, chỉ 3 tháng trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu chọn quốc gia vùng Trung Đông này làm nơi đăng cai World Cup 2022.
Theo nhóm đánh giá các dự án đăng cai World Cup 2022, Qatar ban đầu bị cho điểm rất thấp, chủ yếu do điều kiện thời tiết và khí hậu quốc gia này không phù hợp để tổ chức World Cup vào mùa hè. Tuy vậy, Qatar sau cùng vẫn giành chiến thắng và việc tổ chức World Cup được “lái” sang thời điểm tháng 11-12 thay vì theo thông lệ là khoảng giữa tháng 6-7.
Harold Mayne-Nicholls cho biết hoàn toàn ngạc nhiên với án phạt và khẳng định sẽ chống án, nếu cần sẽ đưa vấn đề ra Tòa án thể thao (CAS) ở La Haye. Ông còn khẳng định quyết định này có thể xuất phát từ việc ông ủng hộ cuộc bầu cử Chủ tịch FIFA mới thay thế Sepp Blatter
Theo VOV
Chủ tịch FIFA tố Pháp và Đức can thiệp bỏ phiếu World Cup
Chủ tịch Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) Sepp Blatter vừa nói rằng Pháp và Đức đã gây áp lực chính trị trước khi quyền đăng cai World Cup 2018 và 2022 được trao cho Nga và Qatar.
Chủ tịch FIFA Sepp Blatter trong cuộc họp báo tại trụ sở Liên đoàn bóng đá ở Zurich ngày 2/6.
Trên tờ báo Đức Welt am Sonntag, ông Blatter nói "đã có hai sự can thiệp chính trị" từ cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và người đồng cấp Đức Christian Wulff trước khi các nước chủ nhà cho hai giải vô địch bóng đá thế giới nói trên được công bố ngày 2/12/2010.
"Messrs Sarkozy và Wulff đã cố gây ảnh hưởng tới các đại diện bỏ phiếu của họ," ông Blalter nói. "Đó là lý do vì sao chúng ta có một World Cup tại Qatar. Những người quyết định điều đó thì phải chịu trách nhiệm về điều đó."
Ông Blatter cũng nói rằng ông chỉ hành động trên vai trò người đứng đầu ban lãnh đạo. "Nếu đa số Ủy ban chấp hành muốn một World Cup ở Qatar thì tôi phải chấp nhận thôi," vị chủ tịch cơ quan bóng đá quyền lực nhất thế giới giãi bày.
Tờ báo Đức cũng dẫn lời ông Blatter nói rằng Liên đoàn bóng đá Đức (DFB) đã nhận được gợi ý từ ông Wulff "bỏ phiếu cho Qatar vì các lợi ích kinh tế." "Hãy nhìn các công ty Đức xem," ông Blatter nói trước khi nêu tên các công ty đường sắt và xây dựng Đức "Deutsche Bahn, Hochtief và nhiều công ty các nữa đã có các dự án tại Qatar ngay cả trước khi quyền đăng cai World Cup được trao cho nước này."
Cựu Chủ tịch DFB Theo Zwanziger viết trong một cuốn sách rằng Tổng thống Wulff đã hỏi về các cơ hội của Qatar nhưng ông phủ nhận việc này gây ra bất cứ ảnh hưởng nào tới cuộc bỏ phiếu. Trong khi đó, ông Franz Beckenbauer, một thành viên người Đức tại Ban Chấp hành FIFA tại thời điểm đó, chưa bao giờ tiết lộ ông bỏ phiếu cho nước nào.
Trong các bình luận gây tranh cãi hơn nữa, ông Blatter nói ông không chịu bất cứ trách nhiệm nào liên quan đến những nỗi khổ của người lao động nhập cư được thuê mướn xây dựng các công trình phục vụ World Cup 2022 ở Qatar.
Ông Blatter tái ứng cử chức Chủ tịch FIFA nhiệm kỳ thứ 5 liên tiếp tại đại hội Ban chấp hành cơ quan bóng đá này hồi tháng 6 vừa qua.
Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau đó ông tuyên bố sẽ từ chức do áp lực từ vụ bê bối tham nhũng của giới chức FIFA mà cơ quan công tố Mỹ đang tiến hành điều tra bên cạnh một cuộc điều tra riêng rẽ do nhà chức trách Thụy Sỹ tiến hành nhằm làm rõ nghi án rửa tiền liên quan đến việc trao quyền đăng cai World Cup cho Nga và Qatar.
Người ta sẽ không thể di lý ông từ quê hương Thụy Sỹ tới Mỹ để phục vụ điều tra mà không được sự đồng ý của ông, nhưng ông vẫn có nguy cơ bị bắt giữ tại nhiều nước khác.
Ông Blatter không tới Canada dự trận chung kết giải vô địch bóng đá nữ thế giới (Women's World Cup) diễn ra tại Vancouver ngày 5/7. Tuy nhiên, ông sẽ tới Nga - nơi ông nhận được sự ủng hộ của Tổng thống Vladimir Putin - để dự lễ bốc thăm vòng đấu loại World Cup 2018 vào ngày 25/7 tới
Theo Vietnamplus
Sepp Blatter: "Tôi không rời Thụy Sĩ vì sợ bị bắt" Trước báo giới, cựu Chủ tịch FIFA, Sepp Blatter khẳng định không liên quan tới vụ bê bối tham nhũng nhưng luôn phải sống trong sợ hãi. Ngoài ra, ông thừa nhận không rời khỏi Thụy Sĩ vì sợ bị bắt. Sepp Blatter sẽ không rời khỏi Thụy Sĩ trong thời gian điều tra Mới đây, cơ quan điều tra Thụy Sĩ vừa...