Fiat Chrysler và PSA sáp nhập thành ‘đế chế’ ôtô lớn thứ tư thế giới
Với nguồn vốn dồi dào, dự kiến tập đoàn mới sẽ đẩy mạnh việc tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và chuyển đổi sang xe điện để đối đầu với những đối thủ lớn hơn như Toyota hay Volkswagen.
PSA và FCA “về chung một nhà” với tên gọi Stellantis. (Ảnh: Motor1)
Ngày 16/1, hãng chế tạo ôtô PSA của Pháp và liên doanh sản xuất ôtô Fiat Chrysler (FCA) của Mỹ và Italy sẽ ký kết thỏa thuận hợp nhất được chờ đợi từ lâu để trở thành tập đoàn sản xuất ôtô lớn thứ tư thế giới với tên gọi Stellantis.
Với nguồn vốn dồi dào, dự kiến tập đoàn này sẽ đẩy mạnh việc tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và chuyển đổi sang xe điện để đối đầu với những đối thủ lớn hơn Toyota (Nhật Bản) và Volkswagen (Đức). PSA và FCA đã theo đuổi thương vụ sáp nhập này hơn một năm để hoàn tất thỏa thuận trị giá 52 tỷ USD, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Tháng 10/2019, PSA đã thông báo việc sáp nhập với FCA nhằm tạo nên tập đoàn chế tạo ôtô lớn thứ 4 thế giới xét về quy mô và lớn thứ 3 xét về tổng doanh thu. Sở hữu một loạt thương hiệu xe nổi tiếng tại thị trường châu Âu và Mỹ như Peugeot, Citroen, Jeep, Alfa Romeo và Maserati, doanh số hàng năm của hai tập đoàn này vào khoảng 8,1 triệu xe.
Người đứng đầu “đế chế” Stellantis sẽ là Giám đốc điều hành của PSA Carlos Tavares, trong khi đó Tổng Giám đốc điều hành FCA Mike Manley sẽ đứng đầu các hoạt động chủ chốt của Stellantis ở Bắc Mỹ. Cổ phiếu của Stellantis sẽ bắt đầu giao dịch tại thị trường chứng khoán Milan (Italy) và Paris (Pháp) vào ngày 18/1 và ở New York (Mỹ) vào ngày 19/1.
Các nhà phân tích đang dự đoán những kế hoạch mà ông Tavares sẽ đưa ra để giải quyết những thách thức to lớn mà tập đoàn phải đối mặt, từ năng lực sản xuất dư thừa đến kết quả kinh doanh ảm đạm ở thị trường hàng đầu là Trung Quốc.
FCA và PSA cho biết Stellantis có thể cắt giảm chi phí hàng năm hơn 5 tỷ euro (6,1 tỷ USD) mà không cần đóng cửa nhà máy. Giống như tất cả các nhà sản xuất ôtô toàn cầu, Stellantis cần đầu tư hàng tỷ USD trong những năm tới nhằm chuyển đổi các dòng xe của mình để sẵn sàng cho kỷ nguyên xe điện đang đến gần.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, vẫn còn có các thách thức cấp bách khác vẫn còn tồn tại, bao gồm việc vực dậy hoạt động kinh doanh đang tụt hậu của tập đoàn ở Trung Quốc, hợp lý hóa đế chế toàn cầu khổng lồ của mình và giải quyết tình trạng thừa công suất lớn./.
Những thương hiệu ô tô quay trở lại thị trường Việt Nam trong năm 2020
Hãng xe Pháp Renault, xe Mỹ Jeep và thương hiệu xe siêu sang Rolls-Royce là 3 thương hiệu ô tô quay trở lại thị trường Việt Nam trong năm 2020 thông qua các nhà phân phối mới nhằm "đổi vận".
Những thương hiệu ô tô quay trở lại thị trường Việt Nam trong năm 2020
Vắng bóng sau 3 năm, thương hiệu ôtô Renault trở lại Việt Nam
Thương hiệu xe Pháp Renault năm 2020 bắt đầu rục rịch quay trở lại thị trường Việt Nam thông qua nhà phân phối mới là CT-Wearnes. Trước đây, giai đoạn 2010-2017, xe Renault được nhập khẩu và phân phối bởi Auto Motors Vietnam.
Auto Motors Vietnam đưa thương hiệu Renault về Việt Nam từ giữa năm 2010 và từng mở rộng khá mạnh mẽ hệ thống phân phối. Tuy nhiên, sau một thời gian mở bán thì hãng đã âm thầm rút khỏi Việt Nam mà không rõ lý do.
Sự trở lại lần này của Renault trong năm 2020 là việc hãng mở bán ra hai mẫu xe mới là Arkana và Kaptur (hay còn gọi là Captur tại một số thị trường).
Cả 2 mẫu xe này đều là SUV, thuộc các phân khúc hạng B và C. Cạnh tranh với các đối thủ tại Việt Nam như: Hyundai Kona, Honda HR-V ở phân khúc B và Hyundai Tucson, Honda CR-V, Mazda CX-5 ở phân khúc C.
Việc trở lại lần này của Renault được đa số chuyên gia trong ngành nhận định sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng khi bản thân thương hiệu này đã kém phổ biến với người tiêu dùng trong nước. Chưa hết, giá bán của xe cũng là một rào cản rất lớn bởi các đối thủ cạnh tranh hiện đang nhận được nhiều ưu đãi từ Chính phủ.
Hãng xe Mỹ Jeep tiếp cận thị trường Việt sau 10 năm
Cũng trong năm 2020, một thương hiệu xe ô tô khác cũng quay trở lại phân phối ở thị trường Việt Nam là Jeep.
Theo đó, Jeep Vietnam Automobiles (JVA) sẽ là nhà phân phối chính thức của Jeep tại Việt Nam sau khi IC Auto đã từng phân phối các mẫu xe Jeep cách đây khoảng 10 năm.
Hai mẫu xe đầu tiên góp mặt cho lần quay trở lại của Jeep là mẫu Jeep Wrangler và chiếc bán tải Jeep Gladiator. Nhà phân phối kỳ vọng doanh số sẽ đạt 180 xe/năm.
Tuy nhiên, giá bán của hai mẫu xe này thấp nhất đã trên 3 tỷ đồng được xem là rào cản lớn để khách hàng có thể tiếp cận.
Thương hiệu xe Rolls-Royce tìm "chủ mới" để tiếp cận khách hàng Việt
Một trong những sự kiện đáng chú ý nhất của ngành ô tô Việt Nam nhận được sự quan tâm lớn từ phía người tiêu dùng trong năm qua là việc Rolls-Royce tìm nhà phân phối mới.
Cụ thể, kể từ ngày 14/10, Rolls-Royce Motor Cars Hanoi - nhà phân phối xe siêu sang Rolls-Royce ở Việt Nam, đã chính thức công bố ngừng hoạt động do doanh số không đạt được như kỳ vọng theo cam kết.
Năm 2014, Royce Motor Cars Hanoi chính thức ra mắt. Sự kiện đánh dấu lần đầu tiên hãng xe siêu sang thế giới Rolls-Royce chọn một đối tác Việt Nam làm đại lý chính thức.
Đến tháng 12/2020, Công ty S&S Automotive, một công ty con thuộc tập đoàn S&S Group chính thức trở thành đại lý ủy quyền mới của Rolls-Royce tại thị trường Việt Nam.
Đại lý mới của Rolls-Royce tại Việt Nam cũng sẽ đặt tại TP. HCM thay vì Hà Nội như trước đây và có kế hoạch ra mắt showroom cùng cơ sở bảo hành, bảo dưỡng mới vào quý II/2020.
Rolls-Royce Motor Cars TP. HCM cũng đã tiếp quản cơ sở bảo hành, bảo dưỡng tại Hà Nội để đảm bảo dịch vụ chăm sóc khách hàng không bị gián đoạn.
Sáp nhập hai tập đoàn ô tô Peugeot S.A và Fiat-Chrysler: Peugeot về chung nhà cùng Jeep, Maserati... Liên minh châu Âu (EU) đã chấp thuận thương vụ sáp nhập trị giá 38 tỷ USD giữa tập đoàn PSA (Peugeot S.A) của Pháp và liên doanh Fiat Chrysler (FCA) của Mỹ-Italy, với một loạt điều khoản kèm theo để chống độc quyền. Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, cơ quan này phê duyệt thỏa thuận sáp nhập giữa hai tập...