Fiat Chrysler đồng ý trả tiền phạt trong bê bối gian lận khí thải tại Mỹ
Bộ Tư Pháp Mỹ ngày 3/6 thông báo hãng sản xuất ô tô Fiat Chrysler (FCA) đã thừa nhận sai phạm và đồng ý trả 300 triệu USD tiền phạt liên quan vụ kiện hãng xe này gian lận khí thải.
Công nhân lắp ráp ô tô tại một nhà máy của hãng Fiat-Chrysler ở Betim, Brazil. Ảnh: REUTERS/TTXVN
FCA bị cáo buộc lắp đặt các thiết bị gian lận giúp các xe của hãng đạt tiêu chuẩn về lượng khí thải ra. Tháng 1/2019, hãng này đã nhất trí trả 515 triệu USD để dàn xếp vụ kiện.
Theo thông báo mới của Bộ Tư pháp Mỹ, FCA đến nay đã thừa nhận có âm mưu gian lận khí thải tại Mỹ, vi phạm đạo luật Không khí sạch của nước này.
Video đang HOT
Thông báo nêu rõ FCA Mỹ đã thực hiện kế hoạch trong nhiều năm nhằm lừa dối giới chức quản lý và các khách hàng. Ngoài ra, hãng đã phải thu hồi và sửa chữa hơn 100.000 ô tô bán tại thị trường Mỹ với chi phí khoảng 185 triệu USD. FCA vẫn sẽ phải ra hầu tòa tại Mỹ vào ngày 18/7 tới để nghe phán quyết liên quan cáo buộc hình sự trong vụ việc, trong đó ba nhân viên của hãng sẽ bị xét xử.
Theo giới chức Mỹ, các mẫu xe EcoDiesel Ram 1500 và Jeep Grand Cherokee các bản ra từ năm 2014-2016 có lắp đặt phần mềm hoạt động khi thực hiện các bài kiểm tra khí thải khác với hoạt động trong điều kiện thực tế. Điều này giúp xe vượt qua các bài kiểm tra tiêu chuẩn khí thải dù trên thực tế thải ra lượng khí gây ô nhiễm cao hơn nhiều so với quy định.
Trước FCA, hãng chế tạo ô tô Volkswagen cũng đã vướng phải bê bối gian lận khí thải tương tự, chịu những mức phạt, các khoản dàn xếp kiện tụng trị giá nhiều tỷ USD trong khi một số cựu lãnh đạo công ty bị truy tố hình sự.
Trong thông báo ngày 3/6, Stellantis, công ty mẹ của FCA, cho biết đã dành khoảng 300 triệu USD trong năm 2021 để chuẩn bị cho quy trình pháp lý liên quan vụ kiện.
Nhiều công ty ôtô hàng đầu không tuân thủ mục tiêu về biến đổi khí hậu
Tổ chức phi chính phủ Influence Map chuyên đánh giá các mục tiêu và chính sách về khí hậu của các doanh nghiệp, chỉ 2 trong số 12 hãng sản xuất ôtô hàng đầu thế giới sản xuất đủ số lượng xe điện vào năm 2030 để tuân thủ các mục tiêu theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Nhiều công ty ôtô hàng đầu không tuân thủ mục tiêu về biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa
Theo báo cáo của Influence Map cho biết đến năm 2029, trên toàn cầu, hơn một nửa lượng xe mới sẽ xuất xưởng vào năm 2029 sẽ phải là xe điện để lĩnh vực sản xuất ôtô có thể tuân thủ mục tiêu khống chế mức tăng nhiệt độ của Trái Đất so với thời kỳ tiền công nghiệp là 1,5 độ C.
Trong khi đó, 11 trong số 12 nhà sản xuất ôtô đã lên tiếng ủng hộ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu lại phản đối chính sách của các chính phủ trong việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang xe điện, đặc biệt là việc từng bước dừng sử dụng động cơ đốt trong.
Các tập đoàn ôtô của Nhật Bản là Toyota, Honda và Nissan đặc biệt đi ngược với mục tiêu, khi lượng xe không khí thải chiếm tương ứng chỉ 14, 18 và 22% trong sản lượng dự kiến vào năm 2029.
Hyundai của Hàn Quốc, Ford của Mỹ và Renault của Pháp lần lượt chiếm 27, 28 và 31% trong lượng xe điện dự kiến của toàn cầu trong bảy năm tới.
Một ngoại lệ là Tesla của Mỹ, hãng chỉ sản xuất ôtô và xe tải điện.
Giám đốc chương trình của Influence Map, Ben Youriev, cho biết gần như tất cả các hãng sản xuất ôtô không duy trì được tốc độ chuyển đổi sang sản xuất xe không khí thải. Trường hợp ngoại lệ là Hãng Tesla của Mỹ, vốn chỉ sản xuất ôtô và xe tải điện.
Ngoài Tesla, Hãng Mercedes-Benz đang chuyển đổi để tiến tới mục tiêu về khí hậu, với khả năng hiện ứng 56% mục tiêu về khí hậu. Trong khi đó, các hãng Ford, Stellantis, Volkswagen và BMW đang tiến gần đến ngưỡng 52%, với 36-46% sản lượng xe sẽ là xe điện vào năm 2029.
PV GAS ước đạt 4.544 tỷ lợi nhuận sau thuế trong 4 tháng đầu năm 2022 Theo PV GAS, tổng giá trị giải ngân cho công tác đầu tư xây dựng Công ty mẹ đạt 1.083 tỷ đồng. Tổng Công ty khí Việt Nam (PV GAS, GAS) vừa công bố tình hình kinh doanh 4 tháng đầu năm 2022 với tổng doanh thu ước đạt 37.460 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 5.696 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế...