Festival Hoa Đà Lạt 2019: Nhà nhà trồng hoa đãi du khách thưởng lãm
Tại cuộc họp báo giới thiệu Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VIII – 2019, ông Phan Văn Đa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng khẳng định: “Sẽ có nhiều cái mới, tưng bừng hơn so với những lần trước để du khách thưởng lãm, mãn nhãn, hài lòng…”.
Ông Phan Văn Đa – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin về Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VIII – 2019 tại cuộc họp báo ở TP.HCM.
Theo Ban Tổ chức, Festival Hoa Đà Lạt lần này sẽ có nhiều hoạt động tôn vinh những giá trị của hoa và ngành hoa, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh quảng bá thương hiệu “Đà Lạt – Kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.
Chính vì thế, điểm mới của Festival lần này là tiểu cảnh giới thiệu các loại hoa đặc trưng, thế mạnh của Đà Lạt. Các tiểu cảnh này sẽ thay đổi từng ngày trên mặt hồ Xuân Hương và khu vực xung quanh hồ với những mô hình độc đáo, mang nét đặc trưng riêng của TP.Đà Lạt.
Nhiều loại hoa tươi và cây, lá trang trí mới, lạ có tính thương mại cao, có tiềm năng phát triển sẽ được kết hợp trưng bày trong không gian nghệ thuật quanh hồ Xuân Hương.
Không gian hoa nghệ thuật này sẽ được mở rộng đến các điểm du lịch, công viên, tuyến phố, khu dân cư, từng hộ gia đình trên địa bàn thành phố và vùng phụ cận.
“Thành phố sẽ hỗ trợ từng hộ dân giống hoa để trồng nhằm tôn vinh thành phố hoa Đà Lạt”, ông Tôn Thiện San – Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt cho biết.
Du khách sẽ được thưởng lãm những không gian hoa mang tính nghệ thuật cao
Theo Ban tổ chức, trong suốt 5 ngày diễn ra lễ hội, mỗi ngày du khách sẽ được thưởng lãm một loại hoa đặc trưng của Đà Lạt. Ngày thứ nhất sắp đặt tiểu cảnh sử dụng hoa hồng làm chủ đạo mang chủ đề “Cánh hồng duyên dáng, kiêu sa”.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, kết hợp bố trí không gian hoa hồng mới lạ, đặc sắc như hoa hồng leo, hoa hồng bụi, hoa hồng thân gỗ, các giống hoa hồng nhập ngoại… để nhân dân và du khách thưởng lãm.
Ngày thứ hai sắp đặt tiểu cảnh sử dụng hoa lyly làm chủ đạo, chủ đề “Lyly thanh lịch, thoáng kiêu sa”. Ngày thứ ba sắp đặt tiểu cảnh sử dụng hoa cát tường và hoa cúc làm chủ đạo, với chủ đề: “Cát tường hòa nhã, cúc mến khách”.
Ngày thứ tư sắp đặt tiểu cảnh sử dụng hoa lan làm chủ đạo, với chủ đề: “Rực rỡ, tinh tế nét hoa lan”.
Và khép lại Lễ hội sẽ là ngày hội tụ các loại hoa bằng cách sắp đặt các tiểu cảnh sử dụng phong phú nhiều loại hoa tươi đặc trưng Đà Lạt với chủ đề: “Đà Lạt muôn sắc hoa”.
Hiệp hội Hoa Đà Lạt – đơn vị tham gia Festival cho biết, khu trưng bày giống hoa, lá trang trí thử nghiệm là tổ hợp tiểu cảnh kết hợp với 7 doanh nghiệp tham gia Dự án nhập khẩu giống mới, bản quyền năm 2018, 2019.
Khu vực này trưng bày khoảng 22 chủng loại hoa, lá trang trí thử nghiệm, được xây dựng như một tiểu công viên hoa gồm 7 tiểu cảnh nhỏ của 7 doanh nghiệp tham gia có hình dạng phối cảnh nhìn từ trên xuống là một cành hoa.
Đây là cơ hội để du khách tham quan và người sản xuất địa phương tìm hiểu các giống hoa mới, có khả năng thương mại cao tại Đà Lạt – Lâm Đồng.
Đồng thời, cũng là cơ hội để các nhà sản xuất hoa và người kinh doanh hoa gặp gỡ, trao đổi buôn bán lẫn nhau.
Đặc biệt, nổi bật giữa tiểu công viên này là mô hình biệt thự cổ Đà Lạt bằng hoa tươi, lá trang trí lần đầu tiên xuất hiện tại Festival Hoa Đà Lạt. Đây cũng sẽ là điểm tham quan, thưởng lãm thú vị dành cho du khách.
Tổng đạo diễn Festival Hoa Đà Lạt 2019 Hoàng Nhật Nam thông tin thêm, với chủ đề:”Đà Lạt và hoa” năm nay người dân TP.Đà Lạt sẽ kể cho du khách những câu chuyện về hoa mang tính biểu trưng tính cách, con người Đà Lạt.
Du khách sẽ được thưởng lãm những không gian hoa mang tính nghệ thuật cao, thưởng thức hương vị đặc sản địa phương với trà, cà phê, rượu vang… và hoa.
Qua đó, chuyển tải thông điệp giới thiệu nét đẹp phong cách người Đà Lạt “Hiền hòa, thanh lịch, mến khách”, du lịch Lâm Đồng “An toàn, văn minh, thân thiện”.
Một góc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII – 2017
Tại Festival lần này có 12 chương trình lớn và đặc sắc, như: Lễ khai mạc và chương trình nghệ thuật bế mạc; không gian hoa ở khu vực hồ Xuân Hương, một số tuyến phố trung tâm và 5 làng hoa của TP; trưng bày, triển lãm hoa, cây cảnh quốc tế 2019; tuần văn hóa trà và tơ lụa Bảo Lộc…
Các hội thảo về ngành hoa, rau, trà, tơ lụa… Ngoài ra, lễ hội còn có hơn 30 chương trình hưởng ứng, phụ khác.
Theo bà Trần Thị Vũ Loan – Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt, cho đến thời điểm này, các nội dung của chương trình đang đạt tiến độ đề ra.
Festival Hoa Đà Lạt năm nay sẽ diễn ra trong 5 ngày (20 – 24/12) tại TP.Đà Lạt, TP.Bảo Lộc và một số địa phương trong tỉnh Lâm Đồng.
Theo Danviet
Lâm Đồng: Dân thiệt hại hơn 156 tỷ đồng vì dịch tả lợn châu Phi
Tính đến đầu tháng 10/2019, người dân tại 10 huyện, thành phố của tỉnh Lâm Đồng đã thiệt hại khoảng 156,02 tỷ đồng do dịch tả lợn Châu Phi. Theo đó, kinh phí ngân sách nhà nước cần hỗ trợ cho người chăn nuôi có lợn tiêu hủy khoảng 105,1 tỷ đồng.
Sáng ngày 10/10, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức "Hội nghị đánh giá công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng". Thông qua hội nghị, địa phương đã đánh giá và điểm lại công tác phòng chống dịch.
Bên cạnh đó, tỉnh Lâm Đồng cũng nhận định nguyên nhân khiến dịch phát sinh trên diện rộng đồng thời đánh giá tình hình trong thời gian tới để đưa ra các giải pháp phòng chống dịch nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng, tại địa phương, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ngày 21/6/2019 tại xã Liên Hiệp, huyện Đức Trọng. Đến nay, số lợn đã tiêu hủy là hơn 53.000 con (chiếm 15% tổng số đàn của tỉnh thời điểm tháng 7/2019 và chiếm 15,6% so với tổng đàn của 10 địa phương có dịch), trọng lượng tiêu hủy hơn 3.784.307 kg.
Đến nay, từ khi phát hiện dịch bệnh, Lâm Đồng đã tiêu hủy hơn 53.000 con.
Hiện nay, còn 2 huyện của Lâm Đồng chưa xuất hiện dịch tả lợn châu Phi là Lạc Dương và Đơn Dương. Tính đến ngày 8/10, có 21 xã đã qua 30 ngày không phát sinh lợn mắc bệnh. Tuy nhiên, thị trấn Liên Nghĩa và xã Tà Hine (huyện Đức Trọng) đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh trở lại.
Cũng theo sở này, ước tính thiệt hại của các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh khoảng 156,02 tỷ đồng. Trong đó, lợn nái và đực giống là 95,15 tỷ đồng, lợn thịt và lợn con khoảng 60, 87 tỷ đồng.
Người chăn nuôi đã thiệt hại hơn 156 tỷ đồng vì dịch tả lợn Châu phi.
Dựa theo mức hỗ trợ 25.000 đồng/kg đối với lợn thịt, lợn con và 30.000 đồng/kg đối với lợn nái và lợn giống thì nhà nước cần hỗ trợ cho người chăn nuôi khoảng 105,1 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Văn Châu - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng: "Đến thời điểm hiện tại, địa phương đã tiến hành nhiều giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người dân. Đặc biệt, để hỗ trợ người chăn nuôi trong việc xuất bán lợn thịt đảm bảo quy định, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản phối hợp với Trung tâm nông nghiệp các huyện và các trang trại chăn nuôi lấy hơn 3.400 mẫu để xét nghiệm phục vụ kiểm dịch động vật xuất bán lợn thịt. Hiện, các đơn vị vẫn đang tiếp tục hỗ trợ các trang trại trong việc lấy mẫu xét nghiệm để xuất bán sản phẩm".
Theo Danviet
Lâm Đồng: Sản xuất rau thủy canh đạt hơn 8 tỷ đồng/ha/năm Đó là con số mà ông Đa Cát Vinh - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng cho biết khi nói về tình hình sản xuất rau thủy canh theo hướng công nghệ cao tại địa phương tại hội nghị "Phát triển doanh nghiệp công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam". Sáng ngày 26/9, tại TP. Đà Lạt (Lâm...