Festival Hoa Đà Lạt 2017: Vinh danh 25 mô hình “Du lịch canh nông”
Bên cạnh các hoạt động “thưởng hoa”, tôn vinh, giới thiệu hoa và các mô hình sản xuất, kinh doanh hoa… như thông thường, Festival Hoa Đà Lạt 2017 cũng sẽ vinh danh 25 nông dân, doanh nghiệp thực hiện tốt mô hình “ Du lịch canh nông”.
Các điểm đến “ Du lịch canh nông” sẽ là điểm mới trong chương trình Festival Hoa Đà Lạt năm nay, theo bà Nguyễn Thị Nguyên – Giám đốc Sở Văn hóa – Thể Thao – Du lịch tỉnh Lâm Đồng cho biết tại buổi họp báo về chương trình này, tổ chức chiều nay (25.10) ở TP.HCM.
Chăm sóc hoa, chuẩn bị phục vụ Festival hoa Đà Lạt.
Bà Nguyên cho biết, UBND tỉnh Lâm đồng vừa ban hành tiêu chí để công nhận các mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch là điểm đến “du lịch canh nông” của tỉnh. Trong tháng 11 tới, Lâm Đồng sẽ khảo sát, tiến hành công nhận và công bố danh sách các điểm đến du lịch canh nông đạt chuẩn của tỉnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Dự kiến sẽ có 30 điểm đến “du lịch canh nông” được khảo sát, công nhận.
Tiếp đó, trong chương trình Festival Hoa Đà Lạt 2017, Ban Tổ chức sẽ tôn vinh 25 đơn vị, doanh nghiệp thực hiện mô hình “Du lịch canh nông” tiêu biểu, góp phần tạo nên thương hiệu cho sản phẩm du lịch mới này của tỉnh Lâm Đồng.
Video đang HOT
Trả lời thắc mắc về việc một số doanh nghiệp du lịch, lữ hành quảng cáo “hơi quá” đối với một số điểm đến “Du lịch canh nông”, quảng cáo sai sự thật hoặc đưa khách đến những mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch không đạt chuẩn, ông Võ Ngọc Hiệp – Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) cho rằng, địa phương này kiên quyết loại bỏ những điểm đến không đạt chuẩn ra khỏi danh sách, có biện pháp xử lý để ngăn chặn.
Ông Hiệp cũng cho biết, tại Festival Hoa Đà Lạt 2017, ngoài 1.200 cơ sở lưu trú, nhà nghỉ, khách sạn hiện có, các cơ sở homestay, dorm (nhà nghỉ kiểu kí túc xá)… của người dân cũng đang rất phát triển, tăng mạnh về số lượng. Các cơ sở homestay, dorm sẽ được khuyến khích, hỗ trợ để đón khách trong dịp lễ Festival Hoa Đà Lạt năm nay, giải quyết thêm phần nào nhu cầu lưu trú của du khách.
Địa phương cũng yêu cầu các cơ sở dịch vụ niêm yết và bán đúng giá. Các khách sạn được mời họp để đăng ký cụ thể giá phòng, nếu đăng ký giá không hợp lý sẽ không được chấp nhận. Cùng đó, địa phương đã xây dựng 4 đường dây nóng niêm yết công khai để du khách yên tâm tham dự lễ hội…
Theo đó, Festival Hoa Đà Lạt lần này sẽ diễn ra từ 23 đến 27-12 tại TP.Đà Lạt, TP.Bảo Lộc và một số địa phương trong tỉnh Lâm Đồng. Lễ hội có 15 chương trình chính và hơn 30 chương trình hưởng ứng, chương trình phụ do các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia thực hiện.
Năm nay, lần đầu tiên, Tuần Văn hóa trà Lâm Đồng sau 5 lần tổ chức riêng lẻ, nay được kết hợp thành một trong những nội dung của Festival Hoa Đà Lạt. Cùng đó là các chương trình nhằm quảng bá cho ngành trà và sản xuất tơ lụa truyền thống của địa phương.
Trước khi Festival Hoa Đà Lạt diễn ra, vào 24.11 tới đây, Lễ hội cỏ hồng Đà Lạt sẽ chính thức được khai mạc và kéo dài trong 10 ngày, tại đồi cỏ hồng, hồ Đan Kia – Suối Vàng (phường 7, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng). Theo Ban Tổ chức, đây là lần đầu tiên tại Việt Nam một lễ hội thiên nhiên được tổ chức bài bản, theo mô hình lễ hội hoa anh đào tại Nhật Bản.
Mùa hội cỏ hồng 2017 đặt mục tiêu biến một cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục của Đà Lạt thành một lễ hội chuyên nghiệp để du khách thưởng ngoạn, thư giãn và thụ hưởng các dịch vụ du lịch đặc sắc.
Theo Danviet
Lâm Đồng: Thai nhi tử vong, 3 nữ hộ sinh bị kỷ luật
Bệnh viện xác định sa dây rốn là tai biến y khoa thường gặp, nhưng bác sĩ trực và các nữ hộ sinh đã quá chậm trễ trong xử trí, dẫn đến thai nhi tử vong.
Sáng 25.10, ông Trần Văn Thích - Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng - cho biết, bệnh viện đã có quyết định kỷ luật khiển trách 3 nữ hộ sinh và điều động về các phòng khác, liên quan đến vụ một sản phụ tử vong.
Theo đó bắt đầu từ ngày 25.10, bà Nguyễn Thị Trúc Mai bị điều động về Phòng Điều dưỡng, bà Đinh Thị Loan và bà Trần Thị Thuyết bị điều động về Phòng Kế hoạch tổng hợp. Riêng ông Phạm Quang Hoa - bác sĩ Khoa Sản chỉ xếp thi đua loại C trong tháng 10 (tức 1 năm không có tiền thu nhập tăng thêm).
Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, nơi xảy ra vụ thai nhi tử vong.
Trước đó khoảng 10h30 ngày 13.10, chị Nguyễn Thị Hải (33 tuổi, ngụ xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) nhập viện chờ sinh. Qua khám thai, siêu âm, đo tim mạch..., bác sĩ xác định chị Hải và thai nhi bình thường. Đến 3h sáng 14.10, chị Hải vỡ ối, được chuyển vào phòng sinh. Khoảng 25 phút sau, em bé được sinh ra với trọng lượng 3,1kg, nhưng theo chẩn đoán của bác sĩ thì cháu bé bị suy thai, tiến triển nặng dẫn đến tử vong.
Gia đình chị Hải cho rằng, sự chậm trễ, tắc trách trong việc đưa bệnh nhân lên bàn sinh khiến cho bé sơ sinh vừa chào đời đã tử vong nên có đơn khiếu nại.
Theo gia đình, vào thời điểm chị Hải vỡ ối, 3 nữ hộ sinh đang ngủ say. Người nhà đã gọi các nữ hộ sinh dậy, nhưng việc xử lý diễn ra rất chậm chạp, hơn một tiếng sau chị Hải mới được đưa vào phòng sinh.
Bác sĩ Trần Văn Thích - Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng - cho biết: "Hơn 20 phút sau, cháu bé được sinh ra nhưng đã tử vong trước đó, nguyên nhân do sa dây rốn bên ngôi".
Theo bác sĩ Thích, sa dây rốn là tai biến y khoa thường gặp, nhưng các nữ hộ sinh này quá chậm trễ trong việc xử trí.
Theo Danviet
Một cô gái ngã xuống đường tử vong nghi bị cướp Chiều 23.10, gia đình đã đưa thi thể chị Đỗ Thị Hồng Sương (27 tuổi) từ Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng về thị xã La Gi (Bình Thuận) để lo hậu sự. Trước đó, vào đêm 22.10, một số người đi đường phát hiện một cô gái nằm bất tỉnh trên đường Ngô Quyền, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), trên đầu có vết...