Federer thua tại Olympic Athens vì kiểu tóc mới
Federer mở ra kỷ nguyên thống trị sau chức vô địch Australian Open 2004. Anh dự Olympic Athens với tư cách hạt giống số một nhưng bất ngờ để thua tại vòng 2 trước tay vợt 19 tuổi.
Wimbledon 2003, Roger Federer khiến mọi đối thủ thán phục khi lần đầu lên ngôi trên mặt sân cỏ ở All England Club. Danh hiệu lớn tiếp thêm cho tay vợt Thụy Sĩ sự tự tin để chinh phục những cột mốc mới trong sự nghiệp.
Anh khởi đầu mùa giải 2004 bằng chức vô địch Australian Open và trở thành vị vua mới của làng banh nỉ thế giới. Năm đó, Federer giành 11 danh hiệu, để thua 6 trận nhưng điều đáng quên nhất là gục ngã tại vòng 2 Olympic Athens. Zing lược dịch và gửi tới độc giả chương 22 và 23 trong cuốn “The Roger Federer Story – Question for perfection”, thuật lại hành trình của “Tàu tốc hành” trong mùa giải 2004 khó quên.
Danh hiệu Australian Open đầu tiên của Federer năm 2004. Ảnh: Getty Images.
Giấc mộng ngôi số một
Trong cuốn tự truyện của mình, nhà vô địch Wimbledon 3 lần John McEnroe so sánh việc đạt thứ hạng số một thế giới giống như leo lên đỉnh Everest. Cựu tay vợt người Mỹ Bjorn đồng tình khi tuyên bố có sự khác biệt không nhỏ giữa top 10 và top 5, giống như giữa top 100 và top 10. “Việc đi từ hạng 5 lên 4 giống như tiến từ vị trí số 10 lên 5. Và từ đó trở đi, việc leo lên cao là không thể tưởng tượng được”.
Roger Federer đồng tình với nhận xét này. “Đây là chặng đường dài để lên số một. Bạn phải vượt qua nhiều trở ngại để đến đó. Tôi đã làm điều đó và bây giờ có nhiều sự tự tin”, tay vợt Thụy Sĩ chia sẻ sau khi lần đầu giành chức vô địch tại Wimbledon và cởi bỏ nhiều áp lực.
Mới 22 tuổi 5 tháng, Federer không phải là người trẻ nhất lên ngôi số một thế giới. Lleyton Hewitt, Jimmy Connors, Bjorn Borg, John McEnroe, Jim Courier, Pete Sampras, Marat Safin và Andy Roddick đều trẻ hơn anh khi làm được điều này.
Ngôi vị số một thế giới là mục tiêu của hầu hết tay vợt, là sự hoàn thành giấc mơ được nuôi dưỡng từ lâu. Với những người lần đầu tiên được đứng trên đỉnh, họ đều thấy mình ở cuối con đường, hết động lực và phải tự định hướng lại. Không phải ai cũng thi đấu tốt với tư cách số một thế giới. Họ phải đối mặt với áp lực và sự quyết tâm của đối thủ. Khi được xếp thứ 2, 3 hoặc 5, điều này thoải mái hơn nhiều.
Kể từ khi bảng xếp hạng ATP được ra đời năm 1973, nhiều người trong số 22 tay vợt từng đứng vị trí số một không thể giữ vững ngôi vị. Patrick Rafter, Carlos Moya, Juan Carlos Ferrero hay Thomas Muster đều chỉ có thể duy trì hạng trong thời gian dưới 10 tuần.
Video đang HOT
Federer nhận lời quà chúc mừng lên ngôi số một từ ATP. Ảnh: Getty Images.
Tuy nhiên, Federer coi việc đứng ngôi số một mở ra một con đường mới. Đối với anh, rõ ràng việc ở lại trên đỉnh càng lâu càng tốt. Đây là nhiệm vụ mới mà anh phải hy sinh và đặt ưu tiên.
“Trở thành số một thật tuyệt vời. Tôi muốn giới thiệu nó cho bất kỳ ai, cảm thấy tốt hơn nhiều so với việc đứng thứ 5 hoặc 6. Bây giờ, tôi chơi với sự tự tin hơn nhiều, không chỉ bởi tôi thắng nhiều trận và giải đấu, mà bởi biết không ai có thể nói họ giỏi hơn. Tôi thích làm ngôi sao, trở thành nam châm thu hút sự chú ý của công chúng”, anh nói.
Sau chiến thắng tại Australian Open 2004 và lần đầu đứng ngôi số một, Federer trở về quê nhà Basel, nơi anh được người hâm mộ và nhà tài trợ chào đón bằng cờ hoa, cùng dòng chữ “Số 1″. Mùa giải 2004 đã biến thành một cuộc diễu hành khải hoàn cho Federer. Anh được chào đón ở bất kỳ nơi nào xuất hiện và tiếp tục duy trì vị thế số một.
Anh có lần thứ 2 vô địch giải Grand Slam trên sân cỏ sau trận chung kết căng thẳng với Roddick. Đó là lúc 17h55 ở Vương quốc Anh, Federer quỳ xuống và lăn trên mặt cỏ khi một lần nữa giành được danh hiệu lớn. Cũng giống như năm trước, nước mắt anh tuôn rơi.
Danh hiệu này giúp Federer vững chắc ngôi số 1 trên bảng xếp hạng. Anh trở về quê nhà và lên ngôi ở Gstaad. Đầu tháng 8, tay vợt Thụy Sĩ vô địch Toronto và lập kỷ lục vô địch 3 giải đấu liên tiếp trên 3 mặt sân khác nhau.
Thất bại khó quên tại Olympic
Năm 2004, ngoài những giải đấu thường niên, còn có sự kiện rất đặc biệt là Olympic Athens. Federer tuyên bố Thế vận hội là một trong ba mục tiêu lớn của năm, ngoài việc bảo vệ danh hiệu Wimbledon và đứng số một thế giới.
Giành chức vô địch không phải là trải nghiệm đáng nhớ nhất của Federer ở Toronto, bởi anh quyết định cắt tóc ngắn. Tuy nhiên, diện mạo mới của anh không phù hợp với các vị thần. Nếu Federer biết chuyện gì sẽ xảy ra trong những giải tiếp theo, anh sẽ khôn ngoan bỏ qua chuyến ghé thăm tiệm cắt tóc ở Toronto.
Tại Cincinnati, Federer bất ngờ gác vợt trước Dominik Hrbaty ở ngay vòng đầu, chấm dứt chuỗi 23 trận thắng. Tuy nhiên, Federer nhanh chóng thấy mặt tích cực của thất bại sớm này. Nó cho anh thêm thời gian để chuẩn bị cho Olympic. Nhà vô địch Wimbledon 2 lần là ngôi sao của đoàn Thụy Sĩ và được kỳ vọng sẽ mang về huy chương.
“Tôi đã mong chờ giải đấu này trong 4 năm”, Federer nói về tầm quan trọng của chuyến đi tới Hy Lạp. Anh mơ ước giành được huy chương vàng và giương cao chiến thắng. Sau trận thua đáng thất vọng trước Arnaud của Pháp trong trận tranh huy chương đồng ở Sydney 2000, Federer có thêm động lực để bước lên bục nhận huy chương.
Anh sống khiêm tốn ở làng vận động viên, trái ngược với nhiều tay vợt nổi tiếng khác khi lựa chọn khách sạn. Anh vinh dự trở thành người cầm cờ cho đoàn Thụy Sĩ trong lễ khai mạc. Tuy nhiên, sự nổi tiếng khiến anh liên tục nhận được yêu cầu chụp ảnh và xin chữ ký, thay vì đắm mình vào buổi lễ như các vận động viên khác.
Trong cuộc thi quần vợt Olympic có nhiều điều bất ngờ, trận thua tại vòng 2 của Federer trước tay vợt 19 tuổi Thomas Berdych có lẽ là kết quả bất ngờ nhất. Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, vài giờ sau, anh cũng bị loại khỏi nội dung đôi nam khi đánh cặp cùng Yves Allegro.
Federer thất vọng sau trận thua Berdych. Ảnh: Getty Images.
Những tổn thất của Federer là sự thất vọng lớn, không chỉ với bản thân anh, mà còn với đoàn thể thao Thụy Sĩ, những người nhận được tin niềm hy vọng huy chương ở môn judo bị loại sớm trong cùng ngày.
Federer xuất hiện trong trung tâm truyền thông, nhưng không thể giải thích được. Anh nói cảm thấy hơi bất lực và mệt mỏi sau mùa giải dài, rất khó chơi với tay vợt trẻ như Berdych mà chưa biết gì nhiều.
Trái ngược với các vận động viên Olympic ở các môn thể thao khác, Federer không phải chờ đợi hàng tháng, hoặc thậm chí nhiều năm để có được chiến thắng tỏa sáng. Chỉ một tuần sau khi kết thúc Thế vận hội, anh đánh dấu sự khởi đầu tại US Open và nhanh chóng hướng về tương lai.
“Nếu có thể lựa chọn, tôi đã lấy vàng Olympic, nhưng bây giờ giấc mơ này đã tan vỡ. Tôi muốn giành chiến thắng tại US Open”, Federer chia sẻ. Sau đó, tay vợt Thụy Sĩ đã có cho mình danh hiệu Grand Slam thứ 4 trong sự nghiệp, tiếp tục duy trì ngôi vị số một thế giới và giữ vững trong 237 tuần liên tiếp.
Federer như "Điệp viên 007", được tay vợt đàn chị ngưỡng mộ đặc biệt
Những dấu ấn riêng biệt của Roger Federer cả trên sân đấu và ngoài cuộc sống khiến cho "Tàu tốc hành" được ví như một nhân vật người hùng trong phim hành động vô cùng nổi tiếng.
Cách đây ít ngày, Hiệp hội quần vợt nhà nghề nam thế giới (ATP) đã thông báo chính thức về việc hoãn các giải đấu thuộc ATP Tour đến ít nhất là đến 31/7 thay vì thời điểm dự kiến 13/7 trước đó vì dịch Covid-19. Quyết định này đồng nghĩa với việc các giải đấu ở Hamburg (Đức), Bastad (Thụy Điển), Newport (Mỹ), Los Cabos (Mexico), Gstaad (Thụy Sĩ), Umag (Croatia), Atlanta (Mỹ) và Kitzbhel (Áo) sẽ không diễn ra như dự kiến.
Federer được một đàn anh ví như "Điệp viên 007" James Bond của làng tennis thế giới
Đích thân Chủ tịch ATP - ông Andrea Gaudenzi đã xác nhận điều này và chia sẻ nỗi thất vọng cùng các tay vợt, cũng như hàng triệu fan của làng banh nỉ khắp thế giới. Với những ngôi sao tennis lừng danh thế giới, trong đó có Roger Federer, việc nối dài thời gian rời xa sân đấu vì lí do bất khả kháng kể trên là điều không mong muốn.
Tuy nhiên, "trong cái rủi vẫn có cái may", "Tàu tốc hành" có thể tận dụng thời gian đó để có thêm những tuần nghỉ ngơi để hồi phục thể lực sung mãn nhất, sau khi anh bình phục sau ca phẫu thuật chấn thương đầu gối cách đây 3 tháng.
Mới đây, trong cuộc trả lời phỏng vấn của nhật báo nổi tiếng L'Equipe (Pháp), cựu á quân đơn nam Roland Garros 1988 - Henri Leconte đã gợi lại việc Federer đăng quang Roland Garros 2009 và ví "Tàu tốc hành" như James Bond trong loạt phim ăn khách "Điệp viên 007":
"Hiện thực hóa tham vọng giành chức vô địch Roland Garros khiến anh ấy (Federer) trở thành một tay vợt xuất sắc bởi vì đó là giải Grand Slam duy nhất mà anh ấy còn thiếu trong sự nghiệp. Đối với anh ấy, nó rất quan trọng. Những tay vợt đàn anh như John McEnroe hay Jimmy Connors chưa bao giờ vô địch Roland Garros. Danh hiệu đó đưa anh ấy lên một vị thế khác.
Roger (Federer) như là James Bond vậy. Tôi gọi anh ấy là James Bond vì anh ấy có khả năng làm một điều gì đó thật phi thường. Chúng ta không dám kỳ vọng anh ấy sẽ đăng quang tại Australian Open (năm 2021) ở tuổi của anh ấy (khi ngoài 39 tuổi). Nhưng tôi vẫn muốn anh ấy lại làm nên lịch sử và giành được một danh hiệu Grand Slam khác."
Trong khi ấy, chia sẻ trên tờ BILD (Đức), Gabriela Sabatini - cựu tay vợt nữ số 3 thế giới người Argentina từng vô địch US Open năm 1990 đã thừa nhận sự ngưỡng mộ đặc biệt của mình với Roger Federer, dù chỉ tình cờ gặp anh một lần trên đường phố:
"Khi chúng tôi gặp nhau một lần trên đường phố trung tâm của thành phố Zurich (Thụy Sĩ), đó là một sự trùng hợp hoàn toàn. Nhưng điều đó đã xảy ra. Tôi tình cờ đi bộ dọc theo Bahnhofstrasse, một con phố lớn của thành phố ấy thì bắt gặp cậu ấy (Federer) ở đó cùng với vợ và các con gái của họ (cặp song sinh Myla Rose và Charlene Riva). Chuyện đó đã diễn ra một vài năm trước."
Sabatini, người vừa kỷ niệm sinh nhật tuổi 50 hôm 16/5 vừa qua, tiếp tục thổ lộ: "Đó là hoàn toàn là sự trùng hợp, mặc dù chúng tôi luôn liên lạc với nhau. Khi cậu ấy đến Buenos Aires (thủ đô Argentina), cậu ấy đã ở nhà của tôi chơi. Tôi thực sự rất ngưỡng mộ cậu ấy."
Đàn chị Gabriela Sabatini vẫn nhớ về ký ức gặp Federer trên đường phố ở Zurich
Sabatini khẳng định cuộc gặp gỡ giữa 2 người tại Zurich đã không khiến dư luận trên đường phố náo loạn khi Federer đã cư xử rất điềm tĩnh, dù có một số fan phát hiện và muốn chụp ảnh kỷ niệm cùng anh.
Hiện tại, cựu tay vợt đàn chị người Argentina cũng tán đồng ý tưởng hợp nhất ATP và WTA thành một tổ chức quần vợt chung cho các tay vợt nam và nữ thế giới như đề xuất của Federer:
"Tôi nghĩ rằng nó có thể là một điều gì đó rất tích cực. Điều đó sẽ được đánh giá, nhưng tôi nghĩ rằng sự hợp nhất đó sẽ dễ dàng hơn để bảo vệ lợi ích của mọi người. Nó sẽ tạo ra một sức mạnh lớn hơn và mọi thứ sẽ dễ dàng hơn nhiều."
Kiều nữ tennis 20 tuổi "tài sắc vẹn toàn" lấn sân người mẫu, ca sĩ Trong thời gian phải nghỉ tránh dịch Covid-19, kiều nữ tennis người Ukraina, Dayana Yastremska cho thấy cô thích hợp với rất nhiều nghề. Giống như những VĐV khác, trong suốt thời gian vừa qua Dayana Yastremska, tay vợt 19 tuổi người Ukraina phải tập luyện cách ly tại nhà để phòng tránh Covid-19. Chẳng ai muốn phải chịu đựng khoảng thời gian...