Federer, Djokovic – ‘ Không thầy đố mày làm nên’
Nhờ được phát hiện tài năng từ rất sớm và dưới bàn tay gọt giũa của những HLV giỏi, các tay vợt lớn như Roger Federer hay Novak Djokovic đã phát huy được những tố chất đặc biệt để trở lên vĩ đại như ngày nay.
Xuất hiện trong cuộc đời các tay vợt ngay từ thời trẻ, những người thầy giỏi sẽ giúp các tay vợt đạt được tối đa tiềm năng về mặt thể chất, kỹ thuật và tâm lý. Không thể phủ nhận một điều rằng, các HLV đóng một vai trò to lớn trong việc khai thác tiềm năng của các tay vợt từ khi còn nhỏ.
Mới đây Tập san học thuật quốc tế về nghiên cứu môi trường và sức khỏe cộng đồng đã công bố kết quả nghiên cứu về “Hiệu ứng từ khuyến khích của HLV đến phản ứng tâm lý và thi đấu của các tay vợt trẻ”.
Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả từ các bài tập tennis trên sân có sự tham gia và khuyến khích của các HLV theo những mức độ khác nhau. 25 tay vợt trẻ ở lứa tuổi U14 thực hiện 4 bài tập khác nhau, mỗi bài tập 6 lần, và mỗi tay vợt được đo nhịp tim lẫn quãng đường di chuyển để đánh giá Mức độ gắng sức (RPE-10) và Mức độ thích thú với hoạt động thể chất (PACES).
Kết quả thử nghiệm cho thấy các bài tập có sự khuyến khích, động viên bên cạnh của các HLV giúp các tay vợt trẻ tăng đáng kể cả hai chỉ số RPE-10 lẫn PACES. Các tay vợt trẻ cho thấy qua mỗi vòng tập mới họ thực hiện các bài tập, hiệu quả thu được ngày càng tăng lên và giúp họ có sự tiến bộ vượt bậc để các HLV có thể áp dụng những bài tập mới và khó hơn.
Năm lên 9 tuổi, Roger Federer đã gặp HLV Peter Carter, một cựu tay vợt phải giải nghệ vì bị chấn thương giày vò và chuyển sang làm công tác huấn luyện. Đến Basel làm việc, Peter Carter đã có cơ hội tiếp xúc và dạy dỗ Federer. Bên cạnh những bài học tennis, Carter dạy cho Federer cách kiềm chế cảm xúc trên sân đấu, từ một thiếu niên nóng tính hay cáu giận đã trở thành một quý ông điềm đạm như chúng ta biết ngày nay.
Video đang HOT
HLV Peter Carter có công lớn trong sự nghiệp của Federer
Năm 2002, HLV Carter mất sau một tai nạn giao thông và Federer phải mất rất lâu mới vượt qua được cú sốc tâm lý đó. Kể từ đó, mỗi khi tham dự Australian Open, “ Tàu tốc hành” lại mời cả gia đình Carter đến xem anh thi đấu và lo toàn bộ mọi chi phí.
Còn Novak Djokovic được phát hiện bởi HLV Jelena Gencic. Không chỉ phát hiện ra tài năng của một tay vợt số 1 thế giới trong tương lai, bà còn là một chỗ dựa tinh thần cho Djokovic và gia đình anh trong những năm tháng xảy ra chiến tranh Nam Tư, khi mà tay vợt Serbia cùng các bạn phải tránh những vụ ném bom trong lúc đến sân tập.
HLV Gencic gặp Djokovic khi anh lên 6 tuổi tại một trại hè. Quá trình đào tạo của bà không chỉ bao gồm tennis, mà còn có cả kinh nghiệm sống và âm nhạc. Djokovic được tặng những quyển sách học hỏi kinh nghiệm sống cũng như được nghe các bản nhạc cổ điển. “Một bài nhạc cũng như một trận tennis, khởi đầu chậm rãi trước khi nhanh dần và ngày một mạnh mẽ”, HLV Jelena Gencic nói.
HLV Jelena Gencic giống như một người mẹ hiền
Dưới sự phát hiện và dạy dỗ của cựu tay vợt nữ này, các học trò đã thành danh và giành tổng cộng 29 Grand Slam, gồm: Djokovic (17), Monica Seles (9), Goran Ivanisevic (1), Mima Jausovec (1) và Iva Majoli Maric (1).
Khi bà Gencic qua đời vào năm 2013, nhóm huấn luyện của Djokovic đã phải tạm giấu tin để chờ anh thi đấu xong mới thông báo vì sợ Nole bị ảnh hưởng tâm lý. Giống như Federer, sự mất mát lớn đó cũng khiến Djokovic mất nhiều thời gian để cân bằng trở lại.
Có thể nói, mặc dù có tiềm năng xuất chúng, nhưng Novak Djokovic và Roger Federer sẽ không thể trở thành ngôi sao lớn như ngày nay, nếu họ không được các HLV giỏi phát hiện và rèn luyện từ khi còn nhỏ.
Đây là lý do tại sao không bao giờ thấy Nadal ném vợt
Nadal không ném một cây vợt nào dù đã cầm vợt hơn ba thập kỷ trên sân tennis. Đó là bởi, anh đã thấm nhuần bài học đầu tiên từ HLV Toni Nadal.
Ông Toni Nadal đã đưa cháu mình làm quen với quần vợt từ khi mới lên 3-4 tuổi. Rafael Nadal đã được dạy bài học đầu tiên, đó là phải biết làm chủ cảm xúc của mình. Và cho đến hiện tại, dù bước qua ngưỡng tuổi 34, tay vợt Tây Ban Nha vẫn không quên điều đó.
"Rafa đã thích nghi với triết lý mà tôi áp đặt lên cậu ấy. Hồi còn nhỏ, điều đầu tiên mà tôi dạy Rafa chính là yêu cầu cháu mình phải luôn giữ thái độ tích cực dù đối mặt với bất cứ khó khăn nào", ông Toni Nadal chia sẻ trên Tennis World USA hôm 26/6.
Sau mỗi thành công, ông Toni lại liệt kê danh sách những nhà cựu vô địch ở giải đấu đó và giải thích cho cháu mình, nguyên nhân họ không giữ được thành tích bởi vì bản thân họ đã không chăm chỉ tập luyện.
Ngay từ đầu Toni đã rất khắc nghiệt với tôi, hơn bất cứ đứa trẻ nào mà ông ấy dạy. Ông luôn đòi hỏi rất nhiều và gây áp lực khủng khiếp lên tôi - Nadal nhớ lại
15 tuổi, Nadal bắt đầu bước vào con đường chuyên nghiệp và nhanh chóng lọt vào top 200 thế giới. Năm 2004, tay vợt Tây Ban Nha đánh bại Roger Federer đang xếp số 1 thế giới thời điểm đó tại Miami để giành danh hiệu ATP đầu tiên Sopot, tạo bàn đạp để bước lên ngôi vô địch Roland Garros 2005 ngay trong lần ra mắt, và đó cũng là Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp.
Trải qua nhiều cuộc đối đầu khốc liệt với Djokovic và Federer, Nadal đã gặt hái được nhiều thành quả rực rỡ, nhưng cũng nếm chịu không ít thất bại. Tuy nhiên, chủ nhân của 19 danh hiệu Grand Slam không bao giờ quên bài học đầu tiên. Nhờ đó, Nadal đã biết biến sự thất vọng thành sức mạnh tinh thần.
"Rafa không bao giờ ném vợt bởi hành động đó chứng tỏ nỗi thất vọng đã vượt quá tầm kiểm soát của bản thân cậu ấy", cựu HLV Toni Nadal nói thêm. Ông Toni dẫn dắt cháu mình đến cuối mùa giải 2017 mới nghỉ và sau đó về tiếp quản học viện mang tên Rafael Nadal ở Mallorca.
Tiếp tục cộng tác với HLV Carlos Moya từ năm 2018, tay vợt Tây Ban Nha giành thêm 10 chức vô địch ATP nữa, nâng thành tích lên tổng cộng 85 danh hiệu ATP, đứng thứ tư trong kỷ nguyên Mở.
Nadal hiện dẫn đầu về số danh hiệu Masters 1000 với 35 chức vô địch, xếp trên Djokovic (34) và Federer (28). Anh chỉ còn kém một danh hiệu nữa là cân bằng kỷ lục 20 Grand Slam của "Tàu tốc hành".
4 kỳ tích của Federer mà Djokovic, Nadal khó với tới: Thành trì vĩ đại Có rất nhiều kỷ lục của Federer mà Djokovic và Nadal có thể với tới nhưng 4 kỳ tích dưới đây rất khó xô đổ. Roger Federer huyền thoại quần vợt Thụy Sỹ đã thi đấu chuyên nghiệp kéo dài suốt 20 năm. Sau ngần ấy thời gian chơi đỉnh cao, tay vợt 38 tuổi đã giành được quá nhiều những danh hiệu...