Fed xoay trục chính sách và tác động tới kinh tế toàn cầu
Theo các chuyên gia, quyết định hạ lãi suất mới đây của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hướng đi của kinh tế Mỹ mà còn có tác động lan tỏa tới kinh tế toàn cầu.
Trụ sở Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed – Ngân hàng trung ương) tại Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Gregory Daco, nhà kinh tế tại công ty tư vấn EY-Parthenon, cho rằng vị thế của nền kinh tế Mỹ là yếu tố chính làm tăng tầm quan trọng của Fed. Theo ông, nền kinh tế Mỹ không chỉ là nền kinh tế lớn nhất thế giới mà còn đang là một trong những quốc gia trong nhóm tăng trưởng nhanh nhất.
Quyết định mang tính lịch sử
Trong cuộc họp hai ngày 17 – 18/9, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ. Đây là lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed kể từ năm 2020. Ngoài các lần cắt giảm khẩn cấp trong thời kỳ COVID-19, lần cuối cùng cơ quan này cắt giảm ở mức tương tự là vào năm 2008 trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trong tuyên bố sau cuộc họp chính sách ngày 18/9, Fed cho biết đã quyết định cắt giảm lãi suất xuống phạm vi 4,75% – 5,00% trên cơ sở những diễn biến lạm phát gần đây. Các nhà hoạch định chính sách của Fed đánh giá cơ quan này đã có thêm niềm tin rằng lạm phát đang trên lộ trình ổn định hướng tới mức mục tiêu 2%. Fed cũng cho biết sẽ sẵn sàng điều chỉnh lập trường chính sách tiền tệ trong trường hợp rủi ro xuất hiện có thể cản trở nỗ lực đạt được các mục tiêu về lạm phát và việc làm.
Ngoài ra, các nhà hoạch định chính sách của Fed cũng đưa ra tín hiệu có thể giảm lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm vào cuối năm nay. Tiếp đó, Fed dự kiến cắt giảm lãi suất 4 lần trong năm 2025 và giảm lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm 2026. Fed cũng nâng dự báo về tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ vào cuối năm 2024 lên mức 4,4%, từ mức 4% đưa ra vào tháng 6/2024.
Theo các chuyên gia, việc Fed cắt giảm mạnh lãi suất cho thấy mối quan ngại ngày càng tăng của cơ quan này về thị trường lao động Mỹ. Quyết định hạ lãi suất của Fed được đưa ra sau nhiều tháng thị trường lao động Mỹ cho thấy những dấu hiệu không khả quan. Trong tháng 8/2024, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ ở mức 4,2% với 7,1 triệu người không có việc làm. Con số này gần như không thay đổi so với các tháng trước. Tuy nhiên, tình hình này đã xấu đi so với một năm trước, khi tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 3,8% và số người thất nghiệp là 6,3 triệu.
Video đang HOT
Tác động lan tỏa
Quyết định hạ lãi suất của Fed có thể ảnh hưởng đến các sản phẩm tín dụng cũng như giá trị của tiền mặt, trái phiếu và cổ phiếu. Bên cạnh đó, việc Fed kết thúc chu kỳ thắt chặt kinh tế được dự báo sẽ có tác động lan tỏa trên toàn cầu.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, tính đến tháng 8/2024, lạm phát toàn cầu ở mức 5,9%, trong khi lạm phát trung bình ở các nền kinh tế phát triển như Mỹ chỉ vào khoảng 2,6%.
Các ngân hàng trung ương ở nhiều quốc gia phát triển đã đồng loạt tăng lãi suất để ghìm cương lạm phát. Nhiều nhà kinh tế cho rằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở nhiều quốc gia có thể làm tăng thêm tác động tiêu cực. Trước những lo ngại này, trong năm 2024, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã hai lần hạ lãi suất. IMF dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ đạt 3,2% vào năm 2024 và tăng nhẹ lên 3,3% vào năm 2025.
Bà Reena Aggarwal, Giám đốc Trung tâm Psaros tại Đại học Georgetown, cho rằng các quyết định của Fed không chỉ có tác động trong phạm vi nước Mỹ mà còn có ảnh hưởng tới nhiều khu vực khác trên thế giới.
Ngoài ra, quyết định của Fed cũng ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối do những tác động đối với đồng bạc xanh, vốn là đồng tiền dự trữ toàn cầu. Bà Aggarwal nhận xét các thị trường mới nổi cũng chịu tác động do đi vay bằng đồng USD. Khi lãi suất ở Mỹ thay đổi, chi phí đi vay của các quốc gia này cũng sẽ thay đổi.
Câu hỏi còn bỏ ngỏ đối với Fed
Những gì các nhà đầu tư dự đoán trong thời gian dài đã đến. Đó là việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ hạ lãi suất tại cuộc họp trong hai ngày 17 - 18/9.
Vấn đề duy nhất là Fed sẽ hạ lãi suất ở mức nào.
Trụ sở Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Lần tăng lãi suất đầu tiên của Fed trong chu kỳ này là vào tháng 3/2022, với mức tăng 0,25 điểm phần trăm, đưa lãi suất lên 0,25 - 0,5%.
Đây là lần tăng lãi suất đầu tiên trong nhiều đợt tăng lãi suất liên tiếp nhằm hạ nhiệt lạm phát. Lãi suất tiếp tục tăng trong các cuộc họp sau đó. Fed đã tăng lãi suất đến 0,75 điểm phần trăm từ tháng 6/2022 đến tháng 11/2022.
Lãi suất được duy trì ở mức 5,25 - 5,5% trong hơn một năm qua. Cuối cùng, mức lãi suất cao nhất trong 23 năm này sẽ giảm xuống.
Không ai có thể chắc chắn về bất cứ điều gì sẽ diễn ra trên thị trường như cho rằng thị trường đang đi lên và hoạt động bán tháo sẽ xảy ra vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, do việc hạ lãi suất đã được Fed thông báo rõ ràng, thật khó để tưởng tượng điều đó sẽ không xảy ra.
Điều duy nhất không rõ ràng là liệu Fed sẽ cắt giảm 0,25 điểm phần trăm hay 0,5 điểm phần trăm.
Tuy nhiên, điều mà nhiều người không đề cập đến là quỹ đạo chính sách của Fed sau cuộc họp này.
Mức hạ lãi suất theo điểm cơ bản có thể không mạnh, nhưng sẽ có ý nghĩa lớn về mặt tín hiệu đối với thị trường.
Nếu Fed hạ lãi suất quá mạnh và quá nhanh, điều này có nghĩa là nền kinh tế đang xấu đi nhanh chóng, từ đó gây ra sự hoảng loạn. Nếu Fed hạ lãi suất quá chậm và không liên tục, điều này có thể "bóp nghẹt" nền kinh tế.
Fed muốn làm rõ những bước đi tiếp theo nhưng sẽ khó có thể chắc chắn về lộ trình phía trước. Mặc dù đã ra thông báo về đợt cắt giảm đầu tiên, Fed cần thận trọng với những động thái trong tương lai.
Giới quan sát gần như không có nghi ngờ gì về việc Fed sẽ bắt đầu một chu kỳ cắt giảm lãi suất vào cuộc họp tuần tới. Thực tế, các dữ liệu gần đây đã củng cố quan điểm rằng ngân hàng này lẽ ra nên thực hiện việc cắt giảm lãi suất trong cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) diễn ra hồi tháng 7/2024.
Nhưng kỳ vọng rất lớn về việc cắt giảm lãi suất vào tuần tới lại đi kèm với sự không chắc chắn lớn về điểm dừng cuối cùng của lãi suất, lộ trình thực hiện, tác động lên nền kinh tế và những ảnh hưởng quốc tế. Điều này có thể khiến các nhà đầu tư trái phiếu không kịp trở tay nếu điều kiện thanh khoản không nới lỏng đáng kể.
Mặc dù tăng trưởng kinh tế Mỹ liên tục mạnh mẽ hơn so với nhiều dự đoán, song khả năng tiếp tục xảy ra "chủ nghĩa ngoại lệ về kinh tế" cần được cân nhắc trước những áp lực ngày càng tăng mà các hộ gia đình có thu nhập thấp phải chịu. Nhiều hộ đã cạn kiệt khoản tiết kiệm từ thời kỳ đại dịch và nợ thêm, trong đó có việc sử dụng hết hạn mức thẻ tín dụng. Chưa có sự đồng thuận về việc liệu điểm yếu này sẽ tiếp tục chỉ tập trung vào nhóm có thu nhập thấp hay sẽ lan rộng.
Những gì từng là sự gắn bó lâu dài với "Đồng thuận Washington" - con đường dẫn đến thịnh vượng kinh tế bền vững của Mỹ qua việc giảm quy định, thận trọng tài khóa và tự do hóa - đã nhường chỗ cho việc mở rộng chính sách công nghiệp, sự mất cân đối tài khóa dai dẳng, và việc sử dụng thuế quan và trừng phạt thương mại như một công cụ. Trên trường quốc tế, sự đồng thuận về hội nhập sâu hơn trong lĩnh vực hàng hóa, công nghệ và tài chính đã phải nhường chỗ cho quá trình phân mảnh, mà giờ đây là một phần của quá trình tái cấu trúc dần dần nền kinh tế toàn cầu.
Các quan chức cấp cao của Fed thường nhấn mạnh nhiệm vụ kép của ngân hàng trung ương này: thúc đẩy ổn định giá cả và tối đa hóa việc làm. Nhưng các thị trường gần đây đã có những biến động mạnh, chuyển sang xem Fed như một ngân hàng trung ương có nhiệm vụ đơn nhất, với trọng tâm hiện đã chuyển từ việc chống lạm phát sang giảm thiểu bất kỳ sự suy yếu nào thêm của thị trường lao động.
Cuối cùng, có nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm và cách thức các quan chức cấp cao của Fed sẽ chuyển từ sự phụ thuộc vào dữ liệu quá mức sang một quan điểm chính sách có tính định hướng hơn. Thị trường trái phiếu Chính phủ Mỹ đang báo hiệu rủi ro suy thoái cao, dự đoán Fed sẽ hạ lãi suất 0,50 điểm phần trăm vào cuộc họp tuần tới hoặc ngay sau đó, và cắt giảm lãi suất tổng cộng 2 điểm phần trăm trong 12 tháng tới. Tuy nhiên, các thị trường tín dụng lại tự tin đặt cược cho một cuộc "hạ cánh mềm" của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Sự không nhất quán này có thể được giải quyết một cách có trật tự, miễn là sự nới lỏng hơn nữa về điều kiện tài chính, bao gồm việc sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi, bù đắp cho việc Chính phủ phát hành trái phiếu nhiều hơn và việc Fed tiếp tục thắt chặt định lượng.
Theo một nhà phân tích từ ngân hàng đầu tư Goldman Sachs Group Inc, rủi ro giảm giá đối với đồng USD do việc cắt giảm lãi suất sắp tới của là hạn chế vì các ngân hàng trung ương khác cũng đang bước vào chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ.
Nhà phân tích tiền tệ Isabella Rosenberg cho biết, trên thực tế, các chu kỳ cắt giảm lãi suất đồng bộ như vậy thường gắn liền với việc đồng USD mạnh hơn. Bà đưa ra nhận định đó dựa trên phân tích về việc cắt giảm lãi suất kể từ năm 1995 và mức độ phối hợp chính sách giữa các quốc gia phát triển.
Bà Rosenberg viết: "Nếu hầu hết các ngân hàng trung ương cùng nới lỏng chính sách tiền tệ, chúng ta có thể kỳ vọng điều đó sẽ hạn chế áp lực mà việc cắt giảm lãi suất của Fed đè nặng lên đồng USD. Trong khi thị trường đang dự đoán Fed sẽ xoay trục chính sách nhanh hơn, chúng tôi vẫn nghĩ rằng các ngân hàng trung ương khác sẽ nới lỏng chính sách hơn nếu Fed cho họ dư địa để làm điều đó".
Fed dự kiến sẽ tiến hành đợt giảm lãi suất đầu tiên vào cuộc họp tuần tới sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng trung ương Anh (BoE) và các ngân hàng khác đã bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ.
Đồng USD gần đây đã giảm giá khi các nhà giao dịch chuẩn bị cho đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed. Về lý thuyết hạ lãi suất sẽ làm suy yếu nhu cầu đối với đồng tiền này do các nhà đầu tư có ít động lực mua trái phiếu Mỹ hơn.
Bà Rosenberg cho biết, điều này diễn ra khi chính sách của Fed không đồng bộ với các ngân hàng trung ương lớn khác, thường dẫn đến việc đồng USD yếu hơn hoặc không thay đổi. Nhưng trong trường hợp này, lãi suất ở Mỹ vẫn tương đối cao và lãi suất hạ ở các nước khác làm mất đi động lực bán đồng USD để mua các tài sản ở những nơi khác. Việc cắt giảm lãi suất đồng loạt trên toàn cầu cũng có thể cho thấy những lo ngại về tăng trưởng kinh tế, qua đó củng cố sức mạnh của đồng USD, do đồng tiền này thường được coi là "nơi trú ẩn an toàn".
Nhiều kỳ vọng vào việc Fed cắt giảm lãi suất Theo kế hoạch, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed - Ngân hàng trung ương) sẽ họp chính sách trong hai ngày 17 và 18/9, trong đó cơ quan này có thể công bố quyết định cắt giảm lãi suất. Đồng USD. Ảnh: AFP/TTXVN Các chuyên gia kinh tế và doanh nhân Mỹ đã đợi chờ công bố của Fed trong nhiều tháng...