FED sẽ nâng lãi suất vào cuối năm 2015?
Ngay sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tuyên bố sẽ giữ nguyên mức lãi suất 0%, câu hỏi được dư luận quan tâm nhất hiện nay là: Vậy khi nào FED sẽ nâng mức lãi suất?
Lliệu FED sẽ giữ được mức lãi suất 0% đến bao giờ
Giới phân tích cho rằng những lý lẽ mà FED đưa ra cho quyết định không tăng lãi suất của mình khá hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Đó là kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, sự trì trệ và đã tăng tỷ giá 4,6% của Trung Quốc; nền kinh tế Mỹ dù đã tăng trưởng 9% so với trước khủng hoảng và sẽ tăng 2,1% trong năm nay, nhưng sẽ hạ xuống trong hai năm tiếp theo là 2016 và 2017. Lạm phát ở Mỹ thấp, cần nâng lên mức 2%; Thị trường lao động Mỹ cần được cải thiện thêm, dù hiện nay chỉ còn 5,1% so với mức hơn 6,5% năm ngoái và trên 11% cách đây vài năm…
Nhưng ở thời điểm này hãy quên những chuyện đó đi, và giờ đây điều người ta quan tâm hơn cả là liệu FED sẽ giữ được mức lãi suất 0% đến bao giờ? Có một điều khá thú vị là phần lớn các phân tích đều chỉ ra rằng FED sẽ khó cầm cự được mức lãi suất như hiện nay cho tới năm 2016 như những đồn đoán trước đó. Vì vậy, khả năng rất cao là FED sẽ phải nâng lãi suất vào cuối 2015, có thể là thời điểm cuộc họp cuối cùng của FED trong năm 2015, dự kiến vào trung tuần tháng 12.
Thậm chí ngay cả quan chức của FED là Chủ tịch Fed San Francisco John Williams, Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard và Chủ tịch Fed Richmond Jeffrey Lacker có chung quan điểm Fed sẽ nâng lãi suất trước năm 2016. Các ý kiến đều đưa ra nhận định rằng nếu FED cứ giữ mức lãi suất như hiện nay sẽ chỉ tạo thêm chứ không giảm bớt bất ổn đe dọa kinh tế vĩ mô.
>> Quan chức FED tiết lộ thời điểm tăng lãi suất năm nay
Theo giới phân tích, lẽ ra FED đã tăng lãi suất vào cuộc họp hôm 16-17/9 vừa qua, bởi mức lãi suất 0% đã được FED duy trì từ 7 năm nay nhưng điều ít nhà phân tích tính đến là việc Trung Quốc liên tiếp hạ giá đồng NDT hồi tháng 8 đã khiến cho thị trường tài chính, chứng khoán thế giới chao đảo. Rõ ràng, điều này đã ít nhiều có tác động tới quyết định giữ nguyên lãi suất của FED.
Nếu để ý sẽ thấy, tại cuộc họp vừa qua của FED, dù không chỉ rõ một phần nguyên nhân chính FED giữ nguyên lãi suất là do Trung Quốc, nhưng trong bài phát biểu của bà Chủ tịch FED – Janet Yellen đã đề cập tới Trung Quốc khi khẳng định: “Chúng tôi đã tiến hành xem xét sự phát triển của tất cả các lĩnh vực quan trọng của thế giới, trong đó, tập trung đặc biệt vào Trung Quốc và thị trường mới nổi”. Đặc biệt, Chủ tịch Fed cũng bày tỏ mỗi lo ngại rằng không biết nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ còn đi xuống bao nhiêu và chính quyền Bắc Kinh sẽ có những biện pháp gì để ngăn chặn cuộc suy thoái này.
Video đang HOT
Điều này đã chứng minh một điều, Trung Quốc hiên nay đã có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường tài chính cũng như kinh tế thế giới. Rõ ràng, họ có đủ ảnh hưởng để FED tăng hay giảm lãi suất, trong khi đó trong quá khứ nhân tố Trung Quốc dường như không được chú ý lắm trong các cuộc họp của FED.
Trở lại với câu chuyện FED liệu có tăng lãi suất vào cuối năm nay, rõ ràng nó vẫn đang thu hút sự quan tâm của dư luận thế giới, cho dù cuộc họp của FED đã kết thúc từ cuối tuần trước. Có một điều ít người để ý là trong số các tài liệu mà FED công bố, có tới 13/17 nhà hoạch định chính sách, chuyên gia kinh tế… đều có nhận định là FED sẽ tăng lãi suất trong năm 2015, đồng thời khẳng định việc tăng lãi suất là cần thiết, nếu xét trong các điều kiện kinh tế hiện nay cũng như triển vọng trong trung hạn.
Một nguyên nhân nữa khiến người ta tin rằng FED sẽ sớm điều chỉnh lãi suất là việc giữ mức lãi suất quá thấp như hiện nay, cùng với đó là tình hình lạm phát sẽ rất dễ gây ra tình trạng giảm phát mà Nhật Bản chính là một ví dụ nhãn tiền. Nước Nhật đang rơi vào tình trạng giảm phát khiến Chính phủ nước này đang rất đau đầu. Phần lớn giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng rất chậm, thậm chí là không tăng, trong khi lãi suất lại quá thấp đã không đủ lực để “đẩy” nền kinh tế tăng trưởng. Ngay cả thị trường châu Âu cũng được cho là đang rơi vào tình cảnh tương tự.
Chính vì vậy, người ta tin rằng vẫn đề tăng lãi suất chắc chắn sẽ được FED đưa ra tại hai cuộc họp tiếp theo của FED vào ngày 27 – 28/10 và 15-16/12/2015 tới đây. Tuy nhiên, khả năng rất cao là nó sẽ được quyết định vào cuộc họp cuối cùng ngày 15-16/12/2015 như đã phân tích.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Câu chuyện đằng sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Fed
Ngày 17/9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã khép lại cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày vừa qua với tuyên bố giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức gần 0%, giữa bối cảnh xuất hiện thêm quan ngại về nền kinh tế toàn cầu, những biến động của thị trường tài chính cũng như tỷ lệ lạm phát thấp của kinh tế Mỹ.
Một người đàn ông đang mua hàng tại một siêu thị ở Mỹ. (Nguồn: AP)
Tuyên bố kết thúc cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) có đoạn: "Những diễn biến tài chính toàn cầu gần đây có thể cản trở hoạt động kinh tế và có nguy cơ gây sức ép khiến lạm phát của Mỹ giảm trong ngắn hạn."
Trong khi đó, phát biểu sau khi công bố quyết định trên, Chủ tịch Fed Janet Yellen cho biết FOMC cần có thêm thời gian để đánh giá những điều kiện kinh tế, song khẳng định Fed có thể sẽ tăng lãi suất trong năm nay và một đợt tăng vào tháng 10 tới vẫn là phương án được cân nhắc.
Giới phân tích hầu như không bất ngờ trước quyết định của Fed, mặc dù trước đó nhiều người đã dự đoán Fed sẽ có quyết định ngược lại.
Chuyên gia kinh tế của Công ty Markit Chris Williamson nhận định rằng mặc dù nền kinh tế Mỹ có vẻ đang khá lành mạnh, song những quan ngại về tốc độ tăng trưởng chậm lại của những nền kinh tế khác, đặc biệt là Trung Quốc, cũng như sự hỗn loạn gần đây trên thị trường tài chính khiến Fed cho rằng giờ không phải là thời điểm thích hợp để tăng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập niên qua.
Tuy nhiên, quyết định giữ nguyên lãi suất khiến chính sách tài chính của Mỹ trở nên không rõ ràng và điều này chắc chắn sẽ gây ra những biến động mạnh hơn trên thị trường toàn cầu.
Dưới đây là một số nhân tố khiến Fed gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định về lãi suất:
Số việc làm ở Mỹ rõ ràng đã tăng mạnh trong năm nay. Nền kinh tế đã bổ sung được trung bình mỗi tháng 247.000 việc làm và tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống 5,1% - mức mà nhiều nhà kinh tế trong quá khứ cho là thể hiện tình trạng "đủ việc làm."
Song tốc độ tăng trưởng việc làm đã chậm lại đôi chút trong mùa Hè vừa qua và một số "điểm tối" trên bức tranh việc làm vẫn tồn tại. Tỷ lệ người Mỹ tham gia thị trường lao động, hay còn gọi là tỷ lệ phần trăm người Mỹ đang làm việc hoặc tích cực tìm việc, đang ở mức thấp nhất trong bốn thập niên qua. Tình trạng này một phần là do thế hệ được sinh ra vào thời kỳ bùng nổ dân số đã đến tuổi rút khỏi thị trường lao động.
Trong khi đó, thu nhập của người lao động vẫn chưa tăng, do đó dù đã bước sang năm thứ sáu kinh tế phục hồi, khiến hầu hết người dân Mỹ chưa thể yên tâm.
Theo Chỉ số chi phí lao động (ECI) mới nhất, do Bộ Lao động Mỹ công bố hồi tháng Bảy vừa qu, lương của người Mỹ đã tăng 2,1% trong vòng 12 tháng qua. Tuy nhiên, tin tức từ Dự án Lao động Quốc gia (NELP) lại cho rằng nếu tính theo lạm phát, mức lương trên thực tế của lao động Mỹ đã giảm liên tục từ năm 2009 và những người lao động thu nhập thấp bị ảnh hưởng nhiều hơn cả.
Lạm phát là vấn đề mà Fed quan ngại nhất. Chỉ số giá tiêu dùng là thước đo mà Fed thường căn cứ để đánh giá lạm phát đã tăng 1,24% trong tháng Bảy vừa qua, ít hơn nhiều so với mục tiêu 2% mà Fed đề ra. Fed lưu ý rằng lạm phát cao khiến người dân khó có thể đưa ra những quyết định tài chính và kinh tế về lâu dài. Song ngược lại, lạm phát quá thấp sẽ có nguy cơ dẫn đến giảm phát.
Xét về tốc độ tăng trưởng kinh tế, GDP của Mỹ đã có xu hướng khởi sắc sau sự khởi đầu ảm đạm hồi đầu năm nay, với mức tăng 3,7% trong quý 2 vừa qua và đang trên đà hướng tới mức tăng trưởng vào khoảng 2,5% trong quý 3 này.
Song nếu nhìn lại về thời điểm gần nhất Fed tăng lãi suất, khoảng thời kỳ năm 2004-2006, tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn nhất thế giới là trên 4%. Điều này cho thấy "sức khỏe" của nền kinh tế Mỹ vẫn còn khá mong manh và chưa phục hồi hoàn toàn.
Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo rằng nếu Fed thắt chặt chính sách tiền tệ, cac nên kinh tê mơi nôi sẽ phai đôi măt vơi hàng loạt rui ro liên quan tới nguy cơ chảy môt lương lơn tiên vôn ra nươc ngoai.
Theo WB, cac nươc đang phat triên nên chuân bi săn phương án ưng pho với tinh hinh bâp bênh trên thi trương tai chinh quôc tê. Còn Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) hối thúc Fed cần hành động thận trọng và đưa ra các kế hoạch chính sách rõ ràng.
Phản ứng trước quyết định trên của Fed, vào cuối buổi chiều 17/9 (giờ New York), chỉ số đồng USD xuống mức thấp nhất ba tuần, trong khi thị trường chứng khoán Mỹ cũng đồng loạt giảm điểm, đặc biệt là các mã cổ phiếu ngân hàng./.
Theo Nga - Trang
TTXVN/Vietnam
'Kinh tế toàn cầu sẽ rơi vào suy thoái trong 2 năm nữa' Một "cú hạ cánh nặng nề" của nền kinh tế Trung Quốc nhiều khả năng sẽ nhấn chìm kinh tế toàn cầu vào suy thoái trong vòng 2 năm tới, tờ Guardian (Anh) dẫn lời một chuyên gia kinh tế cấp cao người Anh cảnh báo. Một nhà đầu tư Trung Quốc theo dõi bảng điện tử cập nhật giá cổ phiếu tại...