FED kêu gọi tăng cường hỗ trợ tài chính để ứng phó với COVID-19
Ngày 13/5, Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell tuyên bố các gói chi tiêu nhằm ứng phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 dù tốn kém nhưng phù hợp khi giúp Mỹ tránh được tổn hại kinh tế nghiêm trọng hơn.
Người dân mua hàng tại siêu thị ở Dallas, Texas, Mỹ ngày 3/4/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại Viện Kinh tế quốc tế Peterson, Chủ tịch Powell cảnh báo nếu thời gian đóng cửa kéo dài, điều này sẽ gây “tổn hại lâu dài” tới nền kinh tế. Do đó, Mỹ sẽ cần thêm các chính sách để ứng phó với nguy cơ này, bao gồm gói chi tiêu gần 3.000 tỷ USD đã được Quốc hội Mỹ thông qua trước đó.
FED đang xúc tiến các biện pháp hỗ trợ kinh tế như cấp các khoản vay cho các công ty, bơm tiền vào hệ thống tài chính và nới lỏng quy định cho vay đối với các ngân hàng. Chủ tịch Powell nêu rõ FED sẽ tiếp tục sử dụng tối đa các công cụ cho đến khi khủng hoảng qua đi và phục hồi kinh tế diễn biến tốt. Theo Chủ tịch FED, phục hồi kinh tế Mỹ hậu đại dịch COVID-19 có thể chậm hơn so với mong muốn, song tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm dần và nền kinh tế sẽ hồi sinh đáng kể một khi dịch bệnh được kiểm soát.
Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã bị ảnh hưởng nặng nề do tình trạng ngừng hoạt động trên diện rộng nhằm kiềm chế sự lây lan của dịch COVID-19. Theo số liệu của Chính phủ Mỹ công bố ngày 8/5, tỷ lệ thất nghiệp ở nước này đã tăng tới 14,7% trong tháng 4 vừa qua và có thể lên tới 20% trong tháng này.
Hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát ngày 12/5 đã đề xuất một dự luật giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 trị giá hơn 3.000 tỷ USD nhằm hỗ trợ các tiểu bang, doanh nghiệp, hộ gia đình. Dự kiến Hạ viện Mỹ sẽ nhóm họp để bỏ phiếu về dự luật vào ngày 15/5 tới. Tuy nhiên, hiện Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát, đã tỏ ý sẽ không thông qua dự luật này. Theo đó, đảng Cộng hòa muốn đánh giá tác động của các biện pháp hỗ trợ trị giá gần 3.000 tỷ USD mà Quốc hội đã phân bổ từ đầu tháng 3 đến nay, trong bối cảnh nhiều bang đã bắt đầu mở lại hoạt động kinh tế.
Cùng ngày, sau tuyên bố của Chủ tịch FED về việc cần thêm các biện pháp hỗ trợ tài chính bổ sung để ngăn tổn hại lâu dài do COVID-19, chứng khoán Wall Street đã giảm điểm. Khoảng 20 phút sau khi mở cửa phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones đã giảm 0,9% xuống 23.563,20 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 và Nasdaq lần lượt giảm 0,6% và 0,1% xuống còn 2.852,64 và 8.995,46 điểm.
Mỹ gửi nguyên liệu sang Việt Nam, tiếp tục sản xuất đồ bảo hộ y tế
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ cho biết chính phủ nước này sẽ gửi nguyên vật liệu sang Việt Nam hàng tuần để nhà máy của công ty Mỹ tiếp tục sản xuất đồ bảo hộ y tế TYVEK.
Trong thông cáo ngày 8/4, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (HHS) cho biết đã đạt được một thỏa thuận với công ty DuPont khẩn trương sản xuất thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) hỗ trợ nhân viên y tế tuyến đầu chống đại dịch Covid-19. Công ty trong tuần này đã chuyển 450.000 bộ đồ bảo hộ TYVEK từ cơ sở sản xuất tại Việt Nam đến Mỹ.
"Sáng nay, 450.000 bộ đồ bảo hộ đã hạ cánh tại Dallas, Texas. Đạt được điều này là nhờ vào quan hệ đối tác giữa hai công ty Mỹ tuyệt vời - DuPont và FedEx - cùng những người bạn ở Việt Nam. Xin cảm ơn!", Tổng thống Donald Trump viết trên tài khoản Twitter cá nhân vào đêm 8/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng ngày 9/4 tại Việt Nam).
Lô hàng 450.000 bộ đồ bảo hộ được gửi từ Việt Nam sang Mỹ hỗ trợ cuộc chiến với Covid-19. Ảnh: Twitter.
HHS dự kiến nhận 2,25 triệu bộ đồ bảo hộ TYVEK trong 5 tuần tới, với phương án tiếp tục đặt mua tổng cộng 4,5 triệu đơn vị.
Thông qua thỏa thuận vận tải chính phủ hiện hành, FedEx sẽ chuyển đồ bảo hộ TYVEK từ Việt Nam đến Kho dự trữ Chiến lược Quốc gia (SNS) của Mỹ. Doanh nghiệp sẽ phối hợp cùng cơ quan y tế công cộng cấp bang, vùng lãnh thổ và một số thành phố, cũng như các đối tác công nghiệp để trang thiết bị được chuyển giao nhanh chóng đến các cơ sở và nhân viên y tế.
"Để đảm bảo vật tư được cung ứng trong thời gian nhanh nhất và duy trì nguồn cung ổn định cho nhân viên y tế ở tuyến đầu, chính phủ Mỹ sẽ chuyển nguyên vật liệu sang Việt Nam mỗi tuần để cơ sở chế tạo tiếp tục sản xuất đồ bảo hộ TYVEK", thông cáo của HHS nhấn mạnh.
"Chiến lược quốc tế này tạo điều kiện cho nhà máy của DuPont tại Việt Nam sản xuất đồ bảo hộ TYVEK và vận chuyển đến Kho dự trữ Chiến lược Quốc gia, cho phép chúng ta triển khai đồ bảo hộ đến nơi nhân viên y tế đang cần nhất", Bộ trưởng HHS Alex Azar cho biết.
Tyvek là vật liệu đa năng của DuPont có khả năng kháng xâm nhập từ các loại hạt mịn và chất hóa học. Đồ bảo hộ toàn thân thuộc nhóm PPE dành cho nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân Covid-19. Trong danh sách trang thiết bị thiết yếu còn có khẩu trang y tế hoặc khẩu trang kháng khuẩn N95, tấm bảo vệ mặt, kính bảo hộ và găng tay.
"Văn phòng Trợ lý Bộ trưởng HHS chuyên tách Chuẩn bị và Ứng phó (ASPR) đã làm việc với nhân sự Bộ Ngoại giao Mỹ, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán tại TP.HCM, cùng với chính phủ Việt Nam xúc tiến thỏa thuận này", HHS thông báo.
"Kể từ khi khủng hoảng Covid-19 bùng phát, Bộ Ngoại giao Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Cục Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) đã phối hợp với chính phủ Việt Nam giám sát và ứng phó diễn biến dịch Covid-19", thông cáo cho biết.
Đại sứ Mỹ ngợi ca Chính phủ Việt Nam, cảm ơn y bác sĩ tuyến đầu
Đại sứ Mỹ Daniel J. Kritenbrink đã gửi lời cảm ơn đến những nỗ lực của Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19. Ông nhấn mạnh Mỹ luôn sát cánh cùng Việt Nam.
Thanh Danh
Tổng thống Trump cảm ơn Việt Nam gửi 450.000 bộ đồ bảo hộ y tế Tổng thống Trump ngày 8/4 cho biết 450.000 bộ đồ bảo hộ DuPont từ Việt Nam đã được chuyển đến Texas. "Sáng nay, 450.000 bộ đồ bảo hộ đã hạ cánh tại Dallas, Texas. Đạt được điều này là nhờ vào quan hệ đối tác giữa hai công ty Mỹ tuyệt vời - DuPont và FedEx - cùng những người bạn ở Việt...