FED kêu gọi siết chặt giám sát hệ thống ngân hàng
Trong báo cáo được công bố ngày 28/4, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã kêu gọi tăng cường việc giám sát hệ thống ngân hàng, đồng thời thừa nhận những thất bại của mình liên quan tới cuộc khủng hoảng gần đây trong lĩnh vực này.
Trụ sở Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại Washington, D.C. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Báo cáo trên là một trong hai báo cáo được giới chức liên bang Mỹ công bố, trong đó nêu bật các vấn đề gần đây liên quan tới công tác giám sát của Mỹ đối với lĩnh vực ngân hàng. Sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) vào ngày 10/3 sau khi chịu quá nhiều rủi ro lãi suất đã gây ra làn sóng chấn động khắp lĩnh vực ngân hàng, dẫn đến sự sụp đổ của Ngân hàng Signature (SB) có trụ sở tại New York (Mỹ) và vụ sáp nhập giữa ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ Credit Suisse với đối thủ UBS.
Trong tuyên bố kèm theo báo cáo trên, Phó Chủ tịch phụ trách giám sát của FED Michael Barr nêu rõ: “Sau sự sụp đổ của SVB, chúng ta phải tăng cường giám sát và siết chặt quy định của FED dựa trên những bài học đã rút ra”. Ông cho biết ban quản lý của SVB đã không có biện pháp quản lý rủi ro một cách phù hợp trước khi ngân hàng sụp đổ nhanh chóng, trong khi các giám sát viên của FED cũng đã “không hành động đủ mạnh mẽ” sau khi xác định các vấn đề tại SVB. Theo báo cáo, FED đã “không đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của những thiếu sót lớn trong vấn đề quản trị, thanh khoản và quản lý rủi ro lãi suất của SVB”, do tài sản của ngân hàng này đã tăng gấp đôi quy mô trong giai đoạn 2019-2021, thời điểm bùng nổ công nghệ cao.
Video đang HOT
Báo cáo cũng chỉ trích một đạo luật thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hủy bỏ một số quy định đối với ngành ngân hàng. Báo cáo nhấn mạnh đối với SVB, điều này dẫn đến các yêu cầu giám sát và quản lý lỏng lẻo hơn, bao gồm các yêu cầu về vốn và thanh khoản thấp hơn. Theo báo cáo, “các yêu cầu giám sát và quản lý cao hơn” có thể sẽ củng cố khả năng phục hồi của ngân hàng.
Phó Chủ tịch Barr cho biết FED sẽ xem xét tăng cường giám sát ngân hàng để đảm bảo cơ quan này có thể kịp thời xác định các nguy cơ và lỗ hổng như những vấn đề đã phát sinh tại SVB. FED cũng sẽ nỗ lực tăng cường khung pháp lý đối với các ngân hàng và xem xét thắt chặt các quy tắc liên quan tới rủi ro lãi suất, thanh khoản và các yêu cầu về vốn cũng như năng lực chống chịu của các ngân hàng.
Đầu tháng 3 năm nay, các khách hàng gửi tiền tại SVB đã tìm cách rút hơn 42 tỷ USD chỉ trong 1 ngày, khiến các nhà quản lý bất ngờ, đồng thời kích hoạt làn sóng rút tiền ồ ạt tại các ngân hàng khác trong khu vực. Vụ phá sản của SVB và vụ việc tương tự của SB nhiều ngày sau đó đã làm suy giảm nghiêm trọng niềm tin đầu tư đối với ngành ngân hàng, từ đó khiến giá cổ phiếu lao dốc, đồng thời làm dấy lên quan ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện.
Phó Chủ tịch phụ trách giám sát Barr đã chỉ trích việc SVB trong suốt nhiều tháng không có người phụ trách mảng xử lý rủi ro cũng như không chuẩn bị các kịch bản mô phỏng rủi ro lãi suất để có giải pháp ứng phó. Trong khi đó, một số nghị sỹ Mỹ cho rằng FED chưa thể hiện vai trò tích cực trong việc giám sát ngân hàng này.
UBS muốn Chính phủ Thụy Sỹ bảo lãnh khoảng 6 tỷ USD nếu họ mua Credit Suisse
Ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ UBS AG đang yêu cầu Chính phủ Thụy Sỹ hỗ trợ khoảng 6 tỷ USD nếu họ mua Credit Suisse, khi hai bên đang cố gắng để đạt được thỏa thuận nhằm khôi phục lòng tin trong ngành ngân hàng Thụy Sỹ đang "ốm yếu".
Logo ngân hàng UBS lớn nhất Thụy Sĩ tại Basel. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngân hàng 167 tuổi Credit Suisse bị mắc kẹt trong tình trạng bất ổn sau khi hai ngân hàng Mỹ là Silicon Valley Bank và Signature Bank sụp đổ trong tuần qua, khiến cổ phiếu ngân hàng sụt giảm và các nhà chức trách phải gấp rút đưa ra các biện pháp giải quyết.
Hãng tin Reuters cho biết khoản bảo lãnh của chính phủ trị giá 6 tỷ USD mà UBS đang tìm kiếm sẽ trang trải chi phí đóng cửa các chi nhánh của Credit Suisse và các khoản phí kiện tụng tiềm ẩn.
Một trong những nguồn tin cảnh báo rằng các cuộc đàm phán để giải quyết cuộc khủng hoảng niềm tin vào Credit Suisse đang gặp trở ngại và có thể phải cắt giảm 10.000 việc làm nếu hai ngân hàng sáp nhập với nhau.
UBS đã chịu áp lực từ chính quyền Thụy Sỹ trong việc tiếp quản Credit Suisse để kiểm soát cuộc khủng hoảng, cũng theo các nguồn tin. Kế hoạch này có thể khiến hoạt động kinh doanh tại Thụy Sỹ của Credit Suisse bị tách ra.
Tờ Financial Times đưa tin, Thụy Sỹ đang chuẩn bị sử dụng các biện pháp khẩn cấp để đẩy nhanh tiến độ thương vụ này.
68 tỷ USD bị rút khỏi Credit Suisse trong quý I/2023 Theo báo cáo ngày 24/4 của Credit Suisse, trong quý I/2023, có 61 tỷ franc Thụy Sĩ (68 tỷ USD) đã được rút khỏi ngân hàng này, phản ánh quy mô của cuộc "tháo chạy" dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng 167 năm tuổi này. Chi nhánh ngân hàng Credit Suisse ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: THX/TTXVN Đây có thể được...