FED giữ nguyên lãi suất: Thận trọng trước những rủi ro
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định giữ nguyên mức lãi suất cho vay ở biên độ 0,25-0,5% được áp dụng từ tháng 12-2015.
Ủy ban Thị trường mở Liên bang Mỹ (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của FED cho rằng nhịp độ tăng trưởng việc làm ở Mỹ đã chậm lại mặc dù nền kinh tế về tổng thể đã tăng trưởng và những tác động của việc sụt giảm xuất khẩu đã giảm bớt.
Thị trường việc làm tại Mỹ tăng trưởng không như kỳ vọng tác động đến quyết định trì hoãn tăng lãi suất của FED.
Trong tháng 5 vừa qua, nền kinh tế Mỹ chỉ tạo ra 38.000 việc làm, mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Theo bà Janet Yellen, Chủ tịch FED, thời gian phục hồi kinh tế kéo dài và tiền lương của người Mỹ vẫn chưa tăng lên. Vì thế, nếu tăng lãi suất USD sẽ tác động tiêu cực đến đà hồi phục của nền kinh tế số 1 thế giới. Bên cạnh đó, lạm phát cũng là một trong những lý do khiến FED không vội vã trong lộ trình tăng lãi suất. Theo số liệu mới nhất, tỷ lệ lạm phát tại Mỹ trong tháng 4 là 2%, trong khi con số kỳ vọng của FED là 1,1%. Cùng với đó, FOMC cũng điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ xuống còn 2% trong năm 2016 và dự báo tình hình sẽ không khả quan hơn trong hai năm 2017 và 2018. Bà Janet Yellen nhấn mạnh: Chính sách lãi suất của FED bắt đầu vào chu trình trở lại bình thường, nhưng tiến trình này sẽ diễn ra rất chậm bởi còn phải “nghe ngóng” tình hình kinh tế Mỹ và toàn cầu.
Bên cạnh những yếu tố nội tại, một trong những nguyên nhân khiến FED giữ nguyên mức lãi suất là việc đi hay ở lại Châu Âu của Anh. Theo Ngân hàng trung ương Mỹ, cuộc trưng cầu dân ý tại Anh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các thị trường tài chính toàn cầu trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn trong quá trình hồi phục yếu ớt. Một số nhà kinh tế dự báo FED có thể tăng lãi suất vào tháng 7 tới, nhưng cũng có thể trì hoãn cho đến tháng 9.
Sau khi quyết định giữ nguyên lãi suất của FED được đưa ra, thị trường tài chính toàn cầu lập tức có những phản ứng. Giá vàng đã tăng 1,2% lên 1.306,3 USD/ounce, mức cao nhất trong 2 năm. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 8-2016 trên sàn Comex tăng 0,8% lên 1.298,4 USD/ounce. Ngân hàng HSBC cho rằng, FED càng trì hoãn nâng lãi suất kéo dài bao nhiêu, giá vàng càng được hưởng lợi bấy nhiêu. Chỉ sau quyết định của FED một ngày, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đã thông báo không thay đổi chính sách tiền tệ hiện hành. BoJ đánh giá kinh tế Nhật Bản “tiếp tục có xu hướng phục hồi vừa phải”, mặc dù kim ngạch xuất khẩu và sản xuất vẫn trì trệ do các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng chậm.
Trong vai trò nền kinh tế lớn nhất thế giới, mọi động thái của FED đều được dõi theo khi nó phản ánh những đánh giá về kinh tế Mỹ và toàn cầu cũng như những rủi ro và triển vọng trong tương lai gần. Cho tới nay, sự trì hoãn tăng lãi suất cho thấy kinh tế thế giới vẫn trong giai đoạn khó khăn. Trước mắt, cuộc trưng cầu dân ý về quy chế của Anh tại Liên minh Châu Âu sẽ là tâm điểm. Và các thị trường toàn cầu đang chờ đợi câu trả lời xem liệu sự kiện này có là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế hay là đòn giáng mạnh vào những nỗ lực hồi phục vốn vẫn rất mong manh.
Video đang HOT
Theo_Hà Nội Mới
Lộ mức "hoa hồng" trong giao dịch vũ khí của Rosoboronexport
Cùng với sự tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu vũ khí Nga, Rosoboronexport cũng kiếm được khá nhiều tiền từ các thương vụ môi giới buôn bán vũ khí.
Ngày 3-6, ông Sergei Chemerov - Tổng giám đốc Liên hiệp tập đoàn quốc phòng nhà nước Rostec của Nga thông báo với phóng viên báo Kommersant rằng, đơn đặt hàng mua sắm vũ khí của Rosoboronexport liên tục tăng, hiện đã đạt đến con số 48 tỷ USD.
Công ty xuất nhập khẩu quốc phòng quốc doanh của Nga Rosoboronexport (OJSC Rosoboronexport) hiện có khoảng 50 cơ sở đại diện tại các nước trên toàn thế giới, không một doanh nghiệp quốc phòng nào ở Liên bang Nga có thể bao trùm số lượng quốc gia nhiều như vậy.
Trong 15 năm qua, ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã cung cấp vũ khí tới 116 quốc gia, với tổng kim ngạch xuất khẩu trị giá 115 tỷ USD. Chỉ mới cách đây chưa lâu, lượng đơn đặt hàng vũ khí đang ở mức 45 tỷ USD và bây giờ đã là 48 tỷ USD - ông Chemerov nói.
Vị lãnh đạo của Rostec cho biết, Rosoboronexport là trung gian môi giới Nhà nước duy nhất của Liên bang Nga về xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm quân sự, tỷ lệ vũ khí trao đổi qua tay công ty chiếm hơn 85% tỷ lệ tổng số cung cấp vũ khí và các thiết bị Nga ra nước ngoài.
Ông Chemerov cũng tiết lộ rằng, Chính phủ Nga quy định cho Rosoboronexport nhận được từ công việc của mình không quá 4% số tiền của một thỏa thuận hợp tác quốc phóng có liên quan đến việc cung cấp các kỹ thuật quân sự mới.
Rosoboronexport l;à trung gian môi giới Nhà nước duy nhất của Liên bang Nga về xuất/nhập khẩu vũ khí
Còn trong trường hợp buôn bán vũ khí thông thường thì mức hoa hồng mà Công ty này được nhận từ Bộ Quốc phòng là 1,5%. Tính trung bình cả năm trong thời gian qua, Rosoboronexport nhận được mức hoa hồng là chưa đầy 3% - ông Chemezov cho biết.
Được biết, Rosoboronexport là Công ty xuất nhập khẩu quốc phòng Nhà nước của Nga, trực thuộc Liên hiệp tập đoàn quốc phòng nhà nước Rostec.
Liên hiệp này chịu trách nhiệm quản lý hơn 700 tổ chức, doanh nghiệp, nhà máy có liên quan đến công nghiệp quốc phòng, được đặt tại 60 khu vực của Liên bang Nga. Sản phẩm của các đơn vị thuộc Rostec hiện đang cung cấp cho thị trường hơn 70 quốc gia.
Các cơ cấu cấp 1 của Rostec bao gồm 14 công ty cổ phần, trong đó 5 công ty chuyên sản xuất các sản phẩm dân sự, 9 công ty sản xuất các sản phẩm cho các lĩnh vực quân sự và công nghiệp và 22 công ty trực tiếp quản lý (Rosoboronexport là một trong số đó).
Rosoboronexport được thành lập vào năm 2000, trong khuôn khổ chương trình cải cách hệ thống hợp tác kỹ thuật quân sự của Liên bang Nga với nước ngoài, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của nó. Nhà lãnh đạo đầu tiên của nó chính là ông Sergei Chemezov Victorovich (lãnh đạo Rostec hiện nay).
Rosboronexport nhận mức hoa hồng bình quân 1 năm là khoảng 3%
Rosoboronexport được đăng ký với tư cách pháp nhân chính thức là doanh nghiệp nhà nước trung gian độc quyền, chịu trách nhiệm về việc xuất/nhập khẩu toàn bộ vũ khí và thiết bị quân sự của tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga ra thị trường thế giới.
Tháng 11 năm 2007, Rostec được thành lập và ông Sergei Chemezov được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc.
Năm 2008, Tổng thống Liên bang Nga đã ký sắc lệnh đưa Rosoboronexport cùng với 435 doanh nghiệp khác vào trong cơ cấu trực thuộc của Rostec.
Rosboronexport chính thức hoạt động trong cơ cấu của Rostec vào năm 2009. Bắt đầu từ ngày 01-7-2011, Rosboronexport được cổ phần hóa và 100% cổ phiếu của Rosoboronexport được chuyển giao cho Nhà nước (Liên hiệp Rostec) như là một tài sản đóng góp.
Người đứng đầu của công ty hiện nay là ông Anatoly Isaikin Petrovich, cùng với các quan chức lãnh đạo khác đều là thành viên Hội đồng quản trị của Rostec.
Nhật Nam
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam (chỉ đứng sau đối tác Trung Quốc) với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 13,92 tỷ USD, chiếm 13,3% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Như tin đã đưa, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tới Hà Nội bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam...