FDA Mỹ ra cảnh báo mạnh mẽ về phẫu thuật nâng ngực
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 28/10 đã đưa ra những cảnh báo mạnh mẽ hơn với phẫu thuật nâng ngực trước những lo ngại về các rủi ro tiềm ẩn, bao gồm cả một loại bệnh ung thư hiếm gặp.
Túi silicon dùng trong phẫu thuật nâng ngực thẩm mỹ. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, FDA đã công bố những quy định mới chủ yếu nhằm vào các nhà sản xuất thiết bị cấy ghép ngực. Theo đó, các nhà sản xuất phải bổ sung thêm thông điệp cảnh báo ở mức nghiêm trọng nhất gửi tới khách hàng.
Các yêu cầu của FDA là bước đi mới nhất trong nỗ lực kéo dài nhiều thập kỷ qua nhằm xử lý vấn đề an toàn thiết bị cấy ghép ngực, chủ yếu được dùng trong các phẫu thuật nâng ngực, loại phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến nhất ở Mỹ. Mỗi năm, có khoảng 400.000 người Mỹ phẫu thuật nâng ngực, 100.000 người trong số đó thực hiện sau phẫu thuật ung thư vú.
FDA ban đầu đã đề xuất các quy tắc trên như là các biện pháp tự nguyện vào năm 2019, nhưng hành động mới nhất của cơ quan này đã khiến đây trở thành yêu cầu pháp lý đối với các nhà sản xuất túi ngực, bao gồm những đơn vị hàng đầu như Mentor của Johnson & Johnson và Allergan.
Thay đổi lớn nhất là các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ và các chuyên gia y tế khác làm việc với mô cấy ghép buộc phải cung cấp cho bệnh nhân của mình một danh sách liệt kê chi tiết các tác dụng phụ tiềm tàng, như sẹo, đau đớn, vỡ rách túi ngực và kể cả nguy cơ mắc một dạng ung thư hiếm gặp. Danh sách này cũng giải thích rằng túi ngực thường đòi hỏi phải phẫu thuật lại và chúng không nên được coi là thiết bị suốt đời.
Các bác sĩ phải ký vào tài liệu và xác nhận rằng người nhận đã xem xét nó trước khi phẫu thuật. Các công ty bán thiết bị cấy ghép cho các bác sĩ không tuân thủ quy định có thể đối mặt với án phạt tiền và các hình phạt khác từ cơ quan quản lý. Các quy tắc mới bắt đầu có hiệu lực sau 30 ngày.
Video đang HOT
Trong những năm gần đây, FDA và các cơ quan quản lý trên toàn thế giới đã phải vật lộn với lo ngại về mối liên hệ giữa một loại ung thư hiếm gặp và một loại túi cấy ghép. Đó là vấn đề sức khỏe hàng đầu trong số hàng loạt rắc rối mà hàng chục nghìn người đổ lỗi do phẫu thuật cấy ghép gây ra, trong đó có viêm khớp dạng thấp, mệt mỏi kéo dài và đau cơ.
Những lo ngại đó đã khiến FDA triệu tập một cuộc họp tư vấn công khai vào năm 2019, sau đó là các đề xuất mới về cung cấp cho bệnh nhân thêm thông tin về các vấn đề an toàn trước khi phẫu thuật cấy ghép thẩm mỹ.
Quy định của FDA đưa ra các khuyến nghị cập nhật về việc kiểm tra thường xuyên để phát hiện các vết nứt vỡ có thể xảy ra trên thiết bị cấy ghép. Các túi ngực này thường có vỏ ngoài bằng silicon và được làm đầy bằng dung dịch muối hoặc silicone.
FDA cũng sẽ hạn chế chỉ bán và phân phối các thiết bị cấy ghép cho các bác sĩ và cơ sở y tế cung cấp cho bệnh nhân những thông tin chi tiết về an toàn ghi cấy ghép.
“Vấn đề là phải tuyên truyền cho bệnh nhân và đảm bảo rằng họ nhận được thông tin đúng đắn trước khi đưa ra quyết định”, Tiến sĩ Elisabeth Potter, một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ ở Austin, Texas, nói.
Raylene Hollrah, 48 tuổi, một bệnh nhân sống sót sau ung thư vú, sau đó lại mắc ung thư hạch, được gọi là u lympho tế bào lớn không sản sinh, liên quan đến phẫu thuật đặt túi ngực, cho biết: “Tôi rất vui với thông báo đó. Chúng tôi đã vận động mọi thứ để có được quy định đó ngày hôm nay”.
Mặc dù yêu cầu mới của FDA là một bước đi quan trọng đối với những phụ nữ chuẩn bị cấy ghép ngực, vẫn còn những lo ngại rằng hàng triệu người đã cấy ghép có thể chưa ý thức được về những rủi ro nằm trong cơ thể họ.
“Với những phụ nữ đang định nâng và tái tạo ngực, họ sẽ được thông tin đầy đủ hơn về trải nghiệm của mình. Nhưng điều này không giải quyết được những vấn đề mà nhiều phụ nữ đã cấy ghép ngực khi không được tư vấn hoặc hiểu về tất cả các lựa chọn của họ. Đó là một thách thức”, bà Potter nói.
Chuyên gia cảnh báo về số ca cúm gia cầm gia tăng ở Trung Quốc
Các chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo sau khi số ca bệnh cúm gia cầm nguy hiểm chết người H5N6 gia tăng ở Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại về một biến chủng mới có nguy cơ dễ lây lan hơn cho con người.
Trung Quốc là nhà sản xuất gia cầm lớn nhất thế giới (Ảnh minh họa: Reuters).
Reuters đưa tin, số ca cúm gia cầm H5N6 ở Trung Quốc trong năm nay có dấu hiệu gia tăng đang làm dấy lên mối lo ngại trong cộng đồng chuyên gia, những người từng cảnh báo về một chủng virus có nguy cơ đột biến và dễ lây nhiễm cho con người hơn.
Năm nay, Trung Quốc báo cáo lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về 21 người nhiễm virus cúm gia cầm H5N6, cao hơn hẳn so với chỉ 5 ca hồi năm ngoái.
Tuy con số ca H5N6 ghi nhận trong năm nay thấp hơn rất nhiều so với hàng trăm ca cúm gia cầm H7N9 ghi nhận năm 2017, nhưng H5N6 khá nguy hiểm, khi nó gây ra tình trạng bệnh nặng ở nhiều người, và đã làm ít nhất 6 người chết tại Trung Quốc.
"Số ca H5N6 lây ở người tại Trung Quốc năm nay là rất đáng quan ngại. Đó là loại virus gây ra tỷ lệ tử vong cao", chuyên gia Thijs Kuiken, giáo sư tại Trung tâm Y tế Đại học Erasmus ở Rotterdam (Hà Lan), nhận định.
Theo WHO, H5N6 gây tỷ lệ tử vong 50%. Hồi đầu tháng này, WHO cho biết, hầu hết các ca H5N6 ở Trung Quốc đều có tiếp xúc với gia cầm và chưa có trường hợp nào được xác định là lây từ người sang người. WHO đã kêu gọi Trung Quốc tăng cường hoạt động giám sát dịch bệnh.
Tháng trước, Cơ quan Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CDC) cảnh báo rằng sự lây lan theo địa lý và sự đa dạng của virus H5N6 "đe dọa đến ngành chăn nuôi gia cầm cũng như sức khỏe con người".
Theo các chuyên gia, dù số ca H5N6 hiện vẫn chưa cao và chưa có bằng chứng nó có thể lây truyền từ người qua người, nhưng tỷ lệ tử vong của virus này lại cao và nó có thể gây tình trạng bệnh nghiêm trọng với con người ở bất cứ độ tuổi nào. Ngoài ra, các chuyên gia lo ngại rằng, các virus cúm gia cầm có thể biến đổi và trở nên dễ lây nhiễm hơn với người, đồng thời có thể gây ra đại dịch.
Theo Reuters, ít nhất 10 ca nhiễm H5N6 ở Trung Quốc năm nay do các loại virus có bộ gen rất giống virus H5N8 từng lây lan rộng khắp châu Âu năm ngoái và làm chết chim hoang dã ở Trung Quốc. Các chuyên gia cảnh báo H5N6 có nguy cơ đã biến đổi.
"Có thể đã xuất hiện biến chủng dễ lây nhiễm hơn, hoặc có thể virus đang lây lan nhiều hơn trong đàn gia cầm (ở Trung Quốc) hiện tại và đó là lý do vì sao có nhiều ca nhiễm virus hơn", ông Kuiken cho biết.
Trung Quốc là nước sản xuất gia cầm lớn nhất thế giới. Họ cũng đã thực hiện tiêm chủng cho gia cầm nhưng các vaccine dùng cho năm 2020 có thể chỉ bảo vệ được một phần trước các virus mới nổi, có thể ngăn bùng ổ dịch lớn nhưng không ngăn được mầm bệnh lây lan, theo chuyên gia Filip Claes tại Trung tâm Khẩn cấp Bệnh truyền nhiễm xuyên biên giới, thuộc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO).
Các chủng virus cúm gia cầm thường tương đối hiếm khi lây sang người nhưng chúng vẫn được coi là mối đe dọa sức khỏe cộng đồng và được giám sát chặt chẽ trên toàn thế giới. Virus H5N6 bị phát hiện lần đầu vào năm 2014.
Mỹ công bố kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi Nhà Trắng công bố kế hoạch đảm bảo đủ liều vaccine Pfizer cho 28 triệu trẻ từ 5-11 tuổi, trong khi chờ FDA phê duyệt tiêm chủng. "Hôm nay chính quyền Joe Biden đã công bố kế hoạch để đảm bảo rằng, nếu được cấp phép sử dụng cho trẻ 5-11 tuổi, vaccine sẽ được nhanh chóng phân phối và giúp các gia...