FDA Hoa Kỳ: Chó mèo giờ cũng cần phải cách ly xã hội, nhưng mục đích không phải như chúng ta nghĩ
Trong bản hướng dẫn mới công bố, FDA cho rằng chó mèo và vật nuôi nói chung cần hạn chế ra ngoài, tiếp xúc với các loài vật khác. Nhưng tại sao phải vậy?
Trong bối cảnh dịch bệnh đe dọa, người dân trên toàn thế giới được thúc giục thi hành cách ly – giãn cách xã hội, hạn chế tụ tập… ngay cả ở những khu vực về cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh.
Những tưởng các lời khuyên chỉ có vậy, nhưng không! Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) mới đây đã ban hành một bản hướng dẫn mới, trong đó yêu cầu tất cả mọi người phải thi hành giãn cách xã hội với cả… chó lẫn mèo nhà nuôi.
Cụ thể trong văn bản đưa ra ngày 30/4 và mới công bố gần đây của FDA, vật nuôi không nên tiếp xúc với người và động vật từ bên ngoài phạm vi gia đình. Mèo nên được giữ trong nhà nhiều nhất có thể, còn chó nên duy trì khoảng cách 2m đối với người và các loài vật khác khi đi dạo bên ngoài.
FDA cũng khuyên rằng chủ nuôi nên hạn chế đưa chó đi dạo tại công viên và chốn công cộng – những nơi có khả năng tụ tập đông người.
Được biết trước đó, đã có nhiều trường hợp phát hiện động vật dương tính với virus corona chủng mới. Đầu tiên là một con hổ tại sở thú Bronx (New York), rồi sau đó là 4 con hổ cùng 3 con sư tử khác cũng từ sở thú này nhiễm bệnh.
Trước đó nữa, virus corona cũng được phát hiện trên mèo, với 1 trường hợp tại Hong Kong (Trung Quốc), 1 tại Bỉ, cùng 2 trường hợp khác ở New York với các triệu chứng nhẹ. Đáng chú ý, đã có 1 trường hợp mèo nhiễm Covid-19 dù sống trong gia đình không có ai nhiễm bệnh cả.
Cũng có 3 trường hợp chó dương tính với virus, nhưng theo FDA, chúng ít có khả năng nhiễm bệnh như mèo.
Mục đích của bản hướng dẫn: để chó mèo không nhiễm bệnh
Ở thời điểm hiện tại, chưa có bằng chứng nào về việc vật nuôi lây virus sang cho con người.
“Dựa trên những thông tin có được ở thời điểm hiện tại, rủi ro vật nuôi làm lan truyền Covid-19 sang người được đánh giá là thấp,” – trích trong thông báo của FDA.
Video đang HOT
Mục đích chính của bản hướng dẫn không phải để hạn chế khả năng lan truyền virus, mà là nhằm tránh vật nuôi gặp nguy hiểm.
“Điều quan trọng nhất cần nắm được là virus này chủ yếu do con người phát tán,” - Bruce Kornreich, giám đốc trung tâm y tế Cornell nhận định. “Mèo dễ bị mắc, nhưng về cơ bản chúng sẽ nhanh chóng hồi phục.”
Theo FDA, chuột hamster đã được chứng minh có thể nhiễm bệnh trong môi trường phòng thí nghiệm. Lợn, gà, vịt… chưa thấy bằng chứng nhiễm và lan truyền bệnh. Annette O’Connor, chuyên gia dịch tễ từ ĐH Bang Michigan cho biết mèo đang là mối lo lớn nhất, vì chúng có xu hướng tiếp xúc với nhiều loài động vật khác trong cộng đồng.
“Chúng ta không biết lũ mèo sẽ đi đâu. Chúng có thể sang nhà hàng xóm, mà hàng xóm hoàn toàn có khả năng có người nhiễm Covid-19. Đây là hành động phòng ngừa thôi,” – O’Connor nhận định. “Chúng ta biết được mèo có thể lây bệnh sang cho nhau, nên tốt nhất là phải hạn chế điều đó.”
Kornreich cho biết, mèo khi nhiễm virus sẽ có các triệu chứng tương tự như người, bao gồm sốt, ho, khó thở, nôn mửa, tiêu chảy… FDA hiện tại không kêu gọi xét nghiệm cho mèo hay chó, nhưng khuyên rằng cần liên hệ với thú y nếu thấy vật nuôi có dấu hiệu nhiễm bệnh, hoặc từng tiếp xúc với nguồn bệnh.
CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh) cũng đưa ra bản hướng dẫn, trong đó yêu cầu những người nhiễm Covid-19 cần hạn chế tiếp xúc với vật nuôi.
Coi cách ly xã hội như trò đùa, dân Hong Kong có thể phải trả giá
Hong Kong đang phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ ba, khi người dân ồ ạt tổ chức và tham gia các cuộc tụ tập xã hội giữa lúc dịch bệnh vẫn chưa được dập tắt hoàn toàn.
Cho đến nay, có lẽ nhiều người trong chúng ta đã biết đến thuật ngữ mới "Covidiot". Từ tiếng lóng này đã trở nên thịnh hành ở nhiều nơi, dùng để mô tả một nhóm người có những phản ứng không phù hợp trước cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu lớn nhất thời đại.
Hong Kong, nơi người từ khắp nơi trên thế giới sinh sống và làm việc, đang dần chạm tới bờ vực phá hủy mọi cột mốc đã đạt được trong cuộc đấu tranh nhằm chống lại Covid-19.
Người dân Hong Kong kéo nhau ra biển trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Phục sinh. Ảnh: SCMP.
Những lý lẽ biện minh ngang ngược
Việc phải ở trong bốn bức tường suốt nhiều tháng qua dường như đã khiến nhiều người Hong Kong phát điên. Kỳ nghỉ lễ Phục sinh bỗng nhiên trở thành điểm bắt đầu trở lại cho những hoạt động mua sắm, ăn uống, dã ngoại, tiệc tùng và những sinh hoạt tập thể khác.
Đáng tiếc, chính quyền luôn đi chậm hơn vài bước. Chứng kiến việc người dân ào ạt đổ ra đường vui chơi, họ bắt đầu có động thái "dọn dẹp" mớ hỗn độn bằng cách gia tăng lệnh cấm di chuyển và đóng cửa các dịch vụ kinh doanh.
Một số chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm tại Hong Kong đã cảnh báo về hậu quả thảm khốc mà thành phố này sẽ phải đối mặt. Họ kêu gọi sự sáng suốt của người dân, nếu không muốn đẩy bản thân và cộng đồng đến kết cục tồi tệ nhất.
Đám đông đang đổ xô ra các bãi biển, các danh lam thắng cảnh từ ngày đầu của kỳ nghỉ lễ Phục sinh có lý do riêng để biện minh cho hành động của họ.
Kỳ nghỉ lễ Phục sinh bỗng nhiên trở thành điểm bắt đầu trở lại cho những hoạt động tập thể. Ảnh: SCMP.
Những người được hỏi đều đưa ra một số lý do giống nhau.
Trong đó bao gồm: họ cần được tắm nắng để hấp thụ vitamin D, cần được hít thở bầu không khí trong lành sau thời gian dài trốn trong nhà. Cố chấp hơn, nhiều người nói rằng chẳng có số liệu thống kê chính thức nào chứng minh cho việc có người nhiễm Covid-19 tại các bãi biển, công viên,...
Đó là lập luận của công dân Hong Kong - những người nổi tiếng cho việc luôn ngăn từng tia nắng nhỏ bé nhất chạm đến mình. Một dân tộc có nước da tái màu sứ. Và đặc biệt, họ quên mất rằng khả năng nhiễm virus SARS-CoV-2 cao hay không phụ thuộc vào mức độ gần gũi, tiếp xúc của con người chứ không phải độ trong lành của không khí.
Hong Kong đã giành được nhiều lời khen trên trường quốc tế vì đi đầu với những chuyển biến tích cực trong công cuộc phòng chống Covid-19. Nhưng với tình trạng này, không lâu nữa họ sẽ là một ví dụ đáng buồn cho sự tự mãn, ăn mừng quá sớm để rồi kết thúc thất bại.
Nguy cơ đối mặt với đợt bùng phát mới
Có thể tóm tắt tiến trình chống Covid-19 của Hong Kong theo 3 giai đoạn.
Đầu tiên, họ đưa ra những phán đoán ban đầu về nguồn phát tán dịch, kiểm soát biên giới và xoay sở để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm từ Trung Quốc đại lục. Sau đó, nhiều người Hong Kong trở về từ các thành phố Bắc Mỹ và châu Âu, mang theo dịch bệnh về nhà. Lúc này, chính phủ Hong Kong đã nỗ lực để giảm số lượng người nhiễm hàng ngày xuống mức thấp nhất có thể.
Làn sóng thứ ba, chính là lúc này, khi người dân đấu tranh để tổ chức và tham gia các cuộc tụ tập xã hội giữa lúc dịch bệnh vẫn chưa được dập tắt hoàn toàn.
Vấn đề không dừng lại ở việc mọi người tìm vui vào dịp nghỉ lễ. Ngày làm việc cũng vậy, một bộ phận người dân Hong Kong vẫn đến công sở trên những con đường chật kín và những ga tàu thường xuyên quá tải.
Nhiều người bất chấp đại dịch đang đe dọa đến tính mạng cả cộng đồng để tụ tập. Ảnh: SCMP.
Tất nhiên, không phải ai cũng có điều kiện làm những công việc dễ dàng mang về nhà. Rất nhiều người buộc phải đi lại. Nhưng mặt khác, cũng có quá nhiều cấp trên còn chưa đủ tin tưởng nhân viên của mình đến mức cho phép họ làm việc tại nhà, không có sự giám sát.
Bản chất con người là một loài động vật xã hội. Đặc biệt, ở thành phố này, tình trạng hiện nay chứng tỏ mọi người khó có thể vượt qua tâm lý và bản năng, ngay cả khi đại dịch đang đe dọa đến tính mạng cả cộng đồng.
Gần đây, Facebook có tổ chức một sự kiện độc quyền về cuộc khủng hoảng Covid-19, nơi có mặt các chuyên gia và nhà báo quốc tế. Khi đó, Hong Kong đã được xướng tên là một trong những nơi đi đầu chống dịch trước hàng triệu người trên khắp thế giới.
Đó có thể là một sự vinh danh quá sớm, vì cách ly xã hội đang dần bị coi nhẹ như một trò đùa ở Hong Kong những ngày gần đây. Nếu tâm lý thờ ơ và sai lệch này tiếp tục sinh sôi nảy nở, Hong Kong rất có thể sẽ phải trở lại điểm bắt đầu của đại dịch.
Ánh Nguyệt
Thương động vật côi cút mùa Covid-19, nhân viên khu bảo tồn quyết ở lại cách ly cùng chúng suốt 3 tháng Không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều nơi khác trên thế giới cũng đang chung sống với tình trạng 'cách ly xã hội'. Phần lớn mọi người tự cách ly trong căn nhà ấm cúng, đầy đủ tiện nghi hoặc di chuyển tới những vùng nông thôn yên bình, làm việc tại nhà thay vì tới văn phòng mỗi ngày. Tuy nhiên ở...