FC của teen Việt – cái nhìn “hậu” sự kiện Suju
Nếu bạn là mem của một FC thần tượng nước ngoài?
Không may mắn như các fan của Vpop – thần tượng luôn bên cạnh họ, các fan của Kpop, Jpop, Cpop, USUK,… phải chịu nhiều mất mát lớn hơn khi thần tượng chỉ là qua truyền hình, qua mạng, qua sách báo. Cũng chính vì lí do đó, khi thần tượng của họ xuất hiện bằng da bằng thịt thì họ nhất định sẽ phải làm gì đó để thề hiện sự ngưỡng mộ của bản thân. Một bạn kể lại: “Khi anh Ngô Kiến Huy bay ra Hà Nội để diễn, fan đã tụ họp nhau tại sân bay rất đông và có những hành động tương tự đối với Super Junior”. Thiết nghĩ rằng đối với thần tượng trong nước đã thế thì các fan sẽ ra sao khi đối mặt với thần tượng châu Á?
Tiêu biểu như sự kiện MTVExit tại Hà Nội – lần đầu tiên Super Junior đến Việt Nam. Trước ngày SuJu đến, các FC thuộc FC SuJu ở VN đã họp nhau và đưa ra nhiều phương án như: tổ chức đoàn xe buýt để không gây ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm, tạo line đường đi cũng như xây dựng đội bảo vệ để đảm bảo an ninh ở sân bay, cùng với MTVExit phát vé miễn phí,… Có rất nhiều hoạt động được đề ra để giữ được an toàn cho thần tượng và đồng thời không gây ảnh hưởng đến người khác. Forum các FC trực thuộc FC Suju tại Việt Nam thậm chí đã nóng lên trước cả khi ban tổ chức MTVExit confirm về sự góp mặt của Suju tại concert – bắt đầu từ một lịch bay của Suju được update lên mạng và dĩ nhiên là có chữ “Hanoi”.
Khi vừa nhận được thông tin, các staff – những con người bình thường đã nhanh chóng đề xuất, update thông tin và làm những việc ít sơ sót nhất để đón thần tượng. Ngoài ra, “hậu concert”, BQT Saju còn có topic giải thích rõ ràng như: tường trình về từng chặng đường từ lúc nhận vé, phát vé cho đến khi tiễn các anh về lại Hàn Quốc, công khai bảng thu chi chính xác đến từng con số,… để các fan có thể nắm rõ.
Video đang HOT
Các E.L.F đang nhanh tay nhặt rác ở Mĩ Đình trước giờ biểu diễn
Biên tập viên Anh Tuấn của VTV đã nhận xét rằng: Tôi đã từng làm giám đốc sản xuất Rain World Tour tại Việt Nam, tổ chức tại TP Hồ Chí Minh và chứng kiến sự hâm mộ với ca sỹ này, nhưng tôi đã thực sự bất ngờ về sự hâm mộ rất có tổ chức của các Fan nhóm Super Junior tại Hà Nội. Từ việc tổ chức hàng ngàn Fan đi đón, rồi tập trung từ nhiều tiếng trước chương trình rất kiên nhẫn, trong chương trình họ cũng đã không quá khích và tôi chỉ nhìn thấy một màu xanh từ áo của họ trên khắp khu vực đứng”.
Một góc Mĩ Đình
Không chỉ Suju, các FC Kara, Sone,… cũng nỗ lực rất nhiều để thiết kế đội hình fanclub thật đẹp và chuẩn. Đa số các FC trưởng là những bạn sinh năm 89-90 nhưng thật sự đã cho ta thấy sự vững vàng trong từng kế hoạch, từng buổi offline party.
Chặng đường 5 năm của Kpop Show tổ chức ở nhiều tỉnh thành cũng đã phần nào chứng minh được rằng các fan đã có ý thức hơn về tinh thần tập thể, cộng đồng, cùng nhau mang lại những món ăn tinh thần đặc sắc. Các staff Kpop festival đã chia sẻ: “Kpop show đã đi được 4 năm. Vì năm 2010 sẽ là năm thứ 5, đánh dấu sự trưởng thành của chương trình nên sẽ trở thành Kpop Festival. Kpop Festival sẽ diễn ra vào tháng 9 tới đây và cũng như những chương trình trước, Kpop Festival sẽ là nơi tụ họp của tất cả fan Kpop từ khắp nơi. Hiện giờ, chúng tớ đang tổ chức tuyển staffs và dancers thông qua các fanclub.” Được biết, staff chính của lễ hội âm nhạc này cũng rất trẻ-và-giàu-nhiệt-tình.
Mỗi FC có một phong cách riêng, một cách yêu quý và thể hiện tình yêu riêng với thần tượng của mình. Nhưng duy nhất một điểm chung mà các FC có thần tượng ngoài nước, chính là sự tin tưởng và ủng hộ nhau, sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ nhau trong mọi công việc.
Những “hiểu lầm” về FC
Có nhiều ý kiến cho rằng “các fan này thường quá khích và các staff thì quá rảnh rang, không chuyên nghiệp”, nhưng đó chỉ là những nhận định lệch lạc. Thông qua các hoạt động thuộc fanclub, tuy không được thấy thần tượng mình nhưng không chỉ staff được rèn luyện kinh nghiệm “event planning” – một ngành học khá thú vị nhưng ít có trường đào tạo ở Việt Nam hay kinh nghiệm nói trước đám đông – MC mà tất cả các fan còn được mở rộng bản thân với môi trường bên ngoài, xả stress sau những giờ học căn thẳng và đặc biệt là học được cách ứng xử trong tập thể, tự tin trước đám đông. Bạn C tâm sự rằng: “Từ khi tham gia FC Kara, mình vui vẻ hơn, cũng được nhiều người quan tâm hơn nên cảm thấy rất thích. Gần đây, mình nói chuyện nhiều hơn (cười)”.
Cũng có ý kiến về việc “sính ngoại” của các fan, vô tình quên đi bản sắc dân tộc. Sự thật, các fan yêu nhạc Kpop, Jpop, Cpop nhưng cũng không bỏ rơi nhạc Vpop. Nhìn chung thì các fan cũng góp phần tạo ra những xu hướng, trào lưu hiện đại để nước ta có thể bắt kịp với trào lưu văn hóa thế giới. Thiết nghĩ, đây không phải là một việc quá xấu.
“Những con người hoàn toàn không quen biết nhau trước đó nhưng đã có thể bên cạnh và cùng nhau chia sẻ”
Chỉ có điều, vì yêu quý thần tượng nên đôi lúc fan có những hành động quá khích. Đó chính là điều cần rút kinh nghiệm. Các fan sẽ phải tự chủ trước cảm xúc của cá nhân hơn để tránh những hiện tượng không tốt đã xảy ra với lần viếng thăm của SNSD, SUJU,… Và đây cũng là hành động chứng tỏ các fan là những con người có văn hóa và biết yêu quý thần tượng của mình.
Theo kênh 14