FBI: Vụ xả súng ở Orlando là ’sự tích tụ tư thù’
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) nhận trách nhiệm vụ thảm sát tại hộp đêm ở Orlando (bang Florida, Mỹ), nhưng cơ quan điều tra Mỹ cho rằng đây chỉ là mâu thuẫn xã hội.
FBI nói vụ xả súng tại Orlando ngày 12.6 có khả năng là hậu quả của sự tích tụ thù hận từ bên trong chứ không phải là kế hoạch của IS. AFP
AP ngày 14.6 dẫn thông tin từ Nhà Trắng và Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho biết động cơ tay súng Omar Mateen, nghi phạm thực hiện vụ tấn công vào hộp đêm Pulse ngày 12.6, có vẻ xuất phát từ “sự cực đoan tích tụ từ bên trong”.
“Cho đến nay, chúng tôi không thấy dấu hiệu nào nói rằng đây là một âm mưu được chỉ đạo từ bên ngoài nước Mỹ, và cũng không có dấu hiệu anh ta (Mateen) là một thành viên trong bất kỳ mạng lưới nào”, Giám đốc FBI James Comey nói.
Tuyên bố này đi ngược với những suy đoán ban đầu, nói rằng Mateen đã hành động theo sự chỉ đạo của IS. Tay súng này đã gọi đến số điện thoại khẩn cấp 911 và thề nguyện trung thành với IS trước lúc xả súng. Thêm vào đó, chính IS cũng đã nhận trách nhiệm cho vụ thảm sát làm chết 49 người và 53 người bị thương, một vụ chấn động nước Mỹ.
FBI đã điều tra Omar Mateen trong 10 tháng, trước khi xóa tên anh ta trong danh sách theo dõi khủng bố và từ đó nghi phạm đã được quyền mua súng. REUTERS
Ông James Comey ngoài ra khẳng định nghi phạm Mateen có sự “cực đoan”, và xem xét một báo cáo do People.com dẫn lại rằng tay súng này từng âm mưu tấn công khu phức hợp giải trí nổi tiếng Disney World ở Orlando.
Chi tiết về các lời khai thu thập được trong quá trình điều tra cho thấy vợ cũ của Mateen nói rằng anh này có biểu hiện tâm thần, và người cha nhập cư gốc Afghanistan của Mateen cũng khẳng định con mình đã hành động vì mối hận thù với người đồng tính.
Trước đó, FBI đã cảnh giác với Mateen sau một số chi tiết cho thấy anh này có khả năng liên quan tới mạng lưới khủng bố al-Qaeda và là một thành viên của nhóm cực đoan Hezbollah. Tuy nhiên, danh tính của Mateen được xóa khỏi danh sách theo dõi khủng bố sau 10 tháng điều tra kể từ năm 2013, sau khi anh ta từng giải thích mình chỉ nói vậy trong cơn tức giận với các đồng nghiệp chứ đó không phải sự thật. Rất lâu sau khi được xóa tên, Mateen mới mua vũ khí, theo AP.
Video đang HOT
Những báo cáo trên từ FBI đang đi theo hướng xác nhận Omar Mateen là một “con sói đơn độc”, tức ủng hộ chủ nghĩa khủng bố nhưng không có liên kết thực sự, không hành động theo chỉ thị của các tổ chức cụ thể.
Điều này phù hợp với ý kiến của bà Hillary Clinton, ứng viên đại diện cho đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Mỹ năm nay.
Phát biểu tại Cleveland hôm 13.6, bà Clinton khẳng định phải đánh bại IS và các tư tưởng của nó đang len lỏi trong xã hội bằng cách tăng cường sự giám sát và siết chặt luật dùng súng, đài NBC cho biết.
“Nếu FBI đang theo dõi các bạn vì nghi ngờ liên quan tới khủng bố, bạn không thể đi mua một khẩu súng, ở đây đã không có câu hỏi nào được đưa ra”, bà Clinton nói.
Cựu ngoại trưởng Mỹ cũng lặp lại quan điểm phải giải quyết vấn đề từ những mâu thuẫn thể hiện qua vụ xả súng này, chứ không phải cấm cửa toàn bộ người Hồi giáo như ông Donald Trump, đối thủ của bà bên đảng Cộng hòa đã đưa ra.
Bà nói thêm: “Chúng ta đã chứng kiến quá nhiều ví dụ về việc làm thế nào mong ước để sống tự do, cởi mở và không sợ sệt đã va chạm với bạo lực. Chúng ta phải sát cánh, cùng nhau tự hào”.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Tổng thống Obama và 'kinh nghiệm' hàng chục lần phát biểu sau xả súng
Chẳng ai thống kê nhà lãnh đạo nào có nhiều kinh nghiệm nhất soạn diễn văn sau một vụ xả súng giết người hàng loạt. Chỉ có một điều chắc chắn: Tổng thống Mỹ Barack Obama "kinh nghiệm đầy mình", từng trên chục lần làm chuyện đó.
Tổng thống Obama bật khóc khi nhắc tới vụ xả súng làm 27 người chết, chủ yếu là trẻ con, ở trường tiểu học Sandy Hook. REUTERS
Còn một điều chắc chắn khác, nếu có ai muốn cạnh tranh "kỷ lục" đáng buồn này với ông Obama thì trong danh sách bao gồm nhiều vị cựu tổng thống Mỹ.
Ở đất nước giàu có nhất hành tinh này, súng là thứ hợp pháp, tiền là chuyện nhỏ mà con người thì cũng như ở những xứ sở khác: người tốt có, kẻ xấu có, người giỏi kiềm chế có, người nóng giận có, người giàu lòng yêu thương có, người căm hận xã hội có... Thế nên xả súng cứ xảy ra dài dài, những tiếng nói đòi thắt chặt kiểm soát súng như của ông Obama thật ra rất yếu ớt trước lợi nhuận quá lớn của ngành công nghiệp súng ống.
Mà thôi, hãy xem ông Obama xoay sở ra sao để tạo sự khác biệt trong các bài diễn văn sau ít nhất là 11 vụ xả súng giết người hàng loạt mà ông phải chứng kiến từ khi vào Nhà Trắng. Chỉ hy vọng ông sẽ không phải lại đánh vật soạn diễn văn kiểu này một lần nữa trước khi hết nhiệm kỳ vào đầu năm tới.
Đã bao nhiêu lần, nước Mỹ phải tang thương vì các vụ xả súng nhưng nó vẫn cứ lặp đi lặp lại.REUTERS
Tháng 11.2009. "Đã là đủ khó khăn khi chúng ta mất đi những công dân Mỹ can trường như thế này trong những trận chiến ở nước ngoài. Còn một khi họ bị bắn chết ngay tại một căn cứ quân sự trên đất Mỹ thì quá là khủng khiếp". Vụ xả súng ở Căn cứ quân sự Fort Hood (Texas), 13 người chết.
Tháng 1.2011. "Đây là một thảm kịch cho Arizona và là thảm kịch cho cả đất nước chúng ta". Vụ xả súng tại buổi tiếp xúc cử tri ở Tucson, bang Arizona, 6 người chết.
Tháng 7.2012. "Chúng ta có thể sẽ không bao giờ hiểu được điều gì đã dẫn dắt một con người để khủng bố đồng loại của họ như thế này". Xả súng tại rạp chiếu phim ở Aurona (bang Colorado), 12 người chết.
Tháng 8.2012. "Những thảm kịch kinh khủng như thế này đang xảy ra quá thường xuyên". Ngôi đền Silk ở bang Wisconsin bị tấn công, 6 người chết.
Tháng 12.2012. "Phần lớn những người bị giết chết hôm nay là trẻ con, những đứa trẻ đáng yêu từ 5 tới 10 tuổi". Vụ thảm sát ở Trường tiểu học Sandy Hook (bang Connecticut), 27 người chết.
Tháng 9.2013. "Đó là những người đàn ông, những người phụ nữ đang trên đường đến công sở, đi làm công việc của họ - công việc bảo vệ tất cả chúng ta. Họ là những người yêu nước và họ biết mối nguy hiểm khi phải phục vụ ở nước ngoài. Nhưng khi họ tại ngũ ngay trên quê hương, họ phải được có cảm giác an toàn. Vậy mà họ đã không có". Vụ xả súng tại National Navy Yard thuộc Hải quân Mỹ, 12 người chết.
Tháng 4.2014. "Chúng ta chưa rõ chuyện gì đã xảy ra trong đêm nay nhưng rõ ràng cảm giác an toàn lại một lần nữa bị phá vỡ". Căn cứ quân sự Fort Hood (bang Texas), 3 người chết
Tháng 6.2015. "Sẽ có những lúc đất nước này phải liệt kê lại rằng những vụ bạo lực gây chết người hàng loạt như thế này đã không xảy ra ở những nước phát triển khác". Nhà thờ Charleston (bang Nam Carolina), 9 người chết.
Tháng 10.2015. "Chúng ta không phải là đất nước duy nhất trên hành tinh này có những người mắc các chứng bệnh về tâm thần hoặc muốn làm hại người khác". Trường cao đẳng cộng đồng Roseburg (bang Oregon), 9 người chết.
Thương tiếc các nạn nhân vụ xả súng chết người nhiều nhất ở Mỹ, vụ hộp đêm Pulse ở Orlando vừa xảy ra ngày 12.6 làm 49 người chết. REUTERS
Tháng 12.2015. "Có những biện pháp chúng ta có thể làm để dù không thể loại trừ hoàn toàn những vụ xả súng gây chết người hàng loạt, nhưng ít ra cũng có thể làm tăng xác suất là chúng không xảy ra quá thường xuyên như thế này nữa". Vụ thảm sát ở San Bernadino, bang California, 14 người chết.
Ngày 12.6.2016. "Vụ thảm sát này một lần nữa nhắc chúng ta nhớ việc người ta đã dễ dàng như thế nào để chạm tay vào một loại vũ khí cho phép họ bắn người khác ở trường học, ở nơi thờ tự hay trong rạp chiếu phim, hộp đêm. Chúng ta phải quyết định đây có phải là loại đất nước mà chúng ta mong muốn hay không". Thảm sát ở Hộp đêm Pulse tại Orlando (bang Florida), 49 người chết.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Kẻ thảm sát là 'khách quen' của hộp đêm đồng tính Mỹ Tay súng tàn sát 49 người tại hộp đêm Pulse ở thành phố Orlando được cho là khách quen tại địa điểm dành cho người đồng tính này. Omar Mateen là kẻ xả súng tàn sát 49 người tại hộp đêm trước khi chết trong cuộc đấu súng với cảnh sát. Ảnh: Myspace "Đôi lúc hắn đi vào một góc, ngồi uống một...