FBI đưa kẻ đội giá thuốc bị ghét nhất mạng xã hội ra tòa
CEO của công ty dược Turing Pharmaceuticals (Mỹ), ông Martin Shkreli, bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ đưa ra tòa án quận Brooklyn, New York hôm 17-12 về tội gian lận chứng khoán.
Mới 32 tuổi, ông Shkreli được biết đến là một doanh nhân triệu phú thành công trong ngành dược tại Mỹ. Công ty Turing Pharmaceuticals của ông này từng gây sốc khi tăng giá thuốc Daraprim – loại thuốc gắn bó với với các bệnh nhân HIV/AIDS trong 62 năm qua – từ 13,5 USD/liều lên 750 USD/liều chỉ trong vòng 1 đêm.
Hành động nói trên đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của người dân. Thậm chí Shkreli còn được đặt biệt danh là kẻ bị ghét nhất trên mạng xã hội. Ngay cả cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng cam kết sẽ làm mọi cách để chống lại việc tăng giá không tưởng của Turing Pharmaceuticals.
Hôm 17-12, ông Shkreli ra tòa về tội sử dụng chứng khoán bất hợp pháp từ công ty công nghệ sinh học mà ông sở hữu, Retrophin Inc., để trả các khoản nợ liên quan đến công ty cũ MSMB Capital Management, một quỹ đầu tư đang gặp nhiều khó khăn.
Ông Martin Shkreli (giữa) rời khỏi tòa án hôm 17-12. Ảnh: AP
Video đang HOT
Luật sư Robert Capers cho biết Retrophin và các nhà đầu tư phải chịu tổn thất thiệt hại khoảng 11 triệu USD vì chương trình của Shkreli. MSMB Capital Management do ông này thành lập năm 2009 và đóng cửa vào năm 2012, cùng thời điểm Retrophin ra đời và Shkreli trở thành giám đốc điều hành.
Tại tòa án, ông Shkreli phủ nhận tất cả cáo buộc, bao gồm 7 tội danh gian lận. Người này mỉm cười khi nghe thẩm phán Robert Levy tuyên bố ông sẽ được tại ngoại nếu trả 5 triệu USD và chấp thuận một số điều kiện như không được rời khỏi New York, phải nộp lại hộ chiếu (cha Shkreli là người nhập cư gốc Albania), không được tiếp xúc với các cựu giám đốc tại Retrophin.
Cựu luật sư Evan Greebel của công ty này cũng phủ nhận tội gian lận và đồng ý nộp 1 triệu USD tiền tại ngoại. Phiên tòa tiếp theo dành cho 2 người đàn ông sẽ diễn ra vào 20-1-2016. Nếu bị kết tội, ông Shkreli có thể đối mặt bản án tối đa 20 năm tù giam.
P.Nghĩa (Theo Daily Mail)
Theo_Người lao động
Tăng giá thuốc hơn 5.000%, trở thành 'CEO bị ghét nhất nước Mỹ'
Sau khi nhận 'danh hiệu' 'giám đốc điều hành bị ghét nhất nước Mỹ' và đối mặt với một loạt phản ứng dữ dội vì tăng giá bán thuốc dành cho bệnh nhân AIDS hơn 5.000%, CEO hãng dược Turing Pharmaceuticals vừa cho hay sẽ giảm ngay giá thuốc.
Tổng giám đốc Martin Shkreli từng điều hành một quỹ đầu tư - Ảnh: Bloomberg
Theo CNN, Martin Shkreli, Giám đốc điều hành hãng dược Turing Pharmaceuticals, vừa qua đã là tâm điểm của một cuộc tranh cãi sau khi anh tăng giá Daraprim, thuốc dành cho bệnh nhân điều trị AIDS và ung thư, từ mức 13,5 USD/viên lên 750 USD/viên trong một đêm.
Vụ việc khiến cả bà Hillary Clinton, ứng cử viên Tổng thống thuộc đảng Dân chủ, lên Twitter bày tỏ sự không hài lòng về giá cả một số loại thuốc cũ quá cao.
Thuốc Daraprim đã có mặt trên thị trường khoảng 62 năm qua và công ty của Shkreli vừa mua quyền sản xuất thuốc này vào tháng 8 vừa rồi.
Về phần mình, Shkreli đã là triệu phú và là nhà sáng lập vài doanh nghiệp kể từ khi nghỉ ngang trung học. Dù Shkreli không công bố tài sản của mình, nhưng nhiều nguồn tin cho biết hiện anh sở hữu khoảng 50 triệu USD. Người thân và bạn bè Shkreli cho hay anh thông minh nhưng muốn được chú ý và thích đi giữa lằn ranh của đúng - sai.
"Dường như truyền thông vừa lập tức chỉ tay vào tôi. Thế nên tôi chỉ lại họ thôi, nhưng không phải bằng ngón trỏ hay ngón út", Shkreli viết trên Twitter và đăng kèm bài hát The way I am của Eminem.
Đầu tuần này, "CEO bị ghét nhất nước Mỹ" chia sẻ với hãng tin Bloomberg: "Đây đã là giá hời cho các công ty bảo hiểm y tế, với mức giá này thì chẳng có gì cần đắn đo cả". Khi đó, anh cho hay giá thuốc đắt đỏ sẽ giúp anh có lợi nhuận nhằm nghiên cứu các phương pháp điều trị mới.
Sau khi đối mặt với một loạt phản ứng dữ dội từ cộng đồng và các tổ chức y tế, CEO hãng dược Turing Pharmaceuticals cho hay anh sẽ giảm giá bán, nhưng không nói cụ thể về mức giảm, theo BBC.
Tại Anh, Dịch vụ Y tế Quốc gia là đơn vị mua thuốc chính và giá cả các loại thuốc bán ra được thiết lập thông qua một quá trình thỏa thuận tự nguyện giữa nhà sản xuất và chính phủ, nhằm cân bằng giữa chuyện chăm sóc sức khỏe người bệnh và thu lợi nhuận để duy trì hoạt động sản xuất.
Song ở Mỹ, đơn vị mua thuốc chính là cả chính phủ và các công ty bảo hiểm tư nhân. Chính phủ mua thuốc thông qua hệ thống Medicare và Medicaid. Do đó, giá thuốc tại Mỹ lên xuống thất thường, phụ thuộc vào chuyện người mua muốn trả giá bao nhiêu.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
FBI báo động âm mưu tấn công Toà thánh Vatican Lực lượng an ninh Ý đang truy lùng 5 nghi phạm khủng bố sau khi nhận được tin báo từ Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) về âm mưu tấn công một trong số bốn nhà thờ lớn nhất ở Vatican. Ngoại trưởng Ý Paolo Gentiloni - Ảnh: Reuters "Kể từ hôm qua 18.11, lực lượng an ninh của chúng tôi truy...