FBI có thể đã trả hơn 1,3 triệu USD để hack iPhone vật chứng
Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ James Comey tuyên bố vào thứ năm (22/12) rằng họ đã treo số thưởng khổng lồ để thâm nhập vào chiếc iPhone vật chứng vụ án San Bernardino.
Theo Reuters, số tiền 1,34 triệu USD mà FBI trả cho đơn vị hack thành công chiếc iPhone là lớn chưa từng có trong lịch sử. Để so sánh, lương hàng năm của Comey (tính ở thời điểm 1/2015) chỉ là 183.300 USD.
Để nhận được số tiền tương đương tiền thưởng, Comey phải làm việc trong hơn 7 năm và 4 tháng, nhiệm kỳ hiện tại của ông.
Con số trên vượt mọi kỷ lục được công bố trước đây của FBI dành cho nghề hacker, vượt qua con số 1 triệu USD trả cho công ty bảo mật dữ liệu Zerodium trước đây.
Đây là lần đầu tiên một con số cụ thể được nhắc đến trong hợp đồng thâm nhập điện thoại của FBI. Ảnh: Reuters.
Phát biểu tại Diễn đàn Bảo mật Aspen tại London, Comey đã trả lời thắc mắc lâu nay xoay quanh số tiền FBI phải trả cho công ty.
“Rất nhiều. Nhiều hơn số tiền tôi có thể làm ra trong nhiệm kỳ còn lại của mình, tức hơn 7 năm 4 tháng”, Comey nói, “nhưng theo cá nhân tôi, con số đó là xứng đáng”.
Sở Tư pháp Mỹ nói vào tháng 3 rằng họ đã mở khóa iPhone của thủ phạm nổ súng tại San Bernardino, nhờ vào một tổ chức bên thứ ba chưa được công bố danh tính.
Sau thành công này, FBI đã hủy bỏ vụ kiện Apple, kết thúc phen sóng gió về tài chính, nhưng bỏ ngỏ nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề bảo mật.
Video đang HOT
Comey cho biết FBI đã dùng một phần mềm trên điện thoại vật chứng, thông qua một chiếc iPhone 5C khác chạy iOS 9.
Có hơn 10 triệu chiếc iPhone 5C vẫn được dùng tại Mỹ hiện tại, theo ước tính từ công ty nghiên cứu IHS. 84% thiết bị iOS ở Mỹ đang chạy phần mềm iOS 9, theo Apple.
Chiếc iPhone bị hack thuộc về Rizwan Farook, một trong các tay súng chịu trách nhiệm cho cái chết của 14 người ở San Bernardino, California, Mỹ vào ngày 2/12.
Vụ việc đã dấy lên tranh luận lớn về việc liệu công nghệ bảo mật của các công ty công nghệ đang bảo vệ người dùng, hay gây nguy hiểm cho cộng đồng bằng cách ngăn chặn việc tiếp cận thông tin của các lực lượng hành pháp.
(Theo Zing News)
1 tỷ người dùng Yahoo bị hack: Yahoo lơ là bảo mật vì...'nghèo'
Những khó khăn trong hoạt động kinh doanh là một phần lý do khiến Yahoo lơ là bảo mật dẫn tới vụ 1 tỷ tài khoản người dùng bị hacker tấn công.
Vào mùa hè năm 2013, Yahoo giới thiệu một dự án nhằm giúp đảm bảo an toàn hơn cho mật khẩu người dùng bằng việc loại bỏ công nghệ mã hóa dữ liệu MD5 vốn đã bị nhiều chỉ trích vì khả năng bảo mật kém.
Thế nhưng, ngay ở thời điểm đó, mọi chuyện đã là quá trễ với Yahoo. Vào tháng 8 cùng năm, hacker đã nắm được hơn 1 tỷ tài khoản người dùng của công ty, đánh cắp mật khẩu và các thông tin khác. Đây được đánh giá là vụ hack lớn nhất trong lịch sử. Phải tới gần đây Yahoo mới phát hiện ra sự vụ và đưa ra công bố hồi tuần trước.
Người ta có thể bảo rằng Yahoo đã đen đủi khi bị hacker nhắm vào, thế nhưng, đó chỉ là một phần. Một giả thiết được đặt ra là nếu hãng từ bỏ MD5 sớm hơn, vụ tấn công ăn cắp dữ liệu có thể đã không xảy ra. Yahoo đã tỏ ra chậm chân khi mà hacker và các chuyên gia bảo mật đã thuộc "nằm lòng" điểm yếu của MD5 cả hàng thập kỷ.
Năm 2008, tức 5 năm trước khi dự án tăng cường bảo mật của Yahoo ra mắt, Viện Kỹ sư phần mềm của trường Carnegie Mellon đã cho phát đi một khuyến cáo rằng "MD5 nên được xem là công nghệ mã hóa đã hết thời và không còn phù hợp để sử dụng".
1 tỷ người dùng Yahoo bị hack: Yahoo lơ là bảo mật vì...'nghèo'
Sự chậm chạp của Yahoo trong việc loại bỏ kịp thời MD5 là một ví dụ cho thấy Yahoo gặp phải nhiều vấn đề về hoạt động bảo mật ở vào thời điểm hãng đang phải vật lộn với hàng loạt khó khăn trong kinh doanh. Đây là nhận định của 5 cựu nhân viên công ty và một số chuyên gia bảo mật bên thứ ba. Công nghệ bảo mật bằng mã hash mạnh mẽ hơn đáng ra phải được Yahoo áp dụng sớm, bởi nó có thể ngăn chặn được các vụ tấn công; hoặc trong trường hợp bị hacker tấn công, thiệt hại cũng sẽ không phải là quá lớn.
"Ở trước cả thời điểm năm 2013 một thời gian dài, MD5 được xem là đã &'chết'. Hầu hết các doanh nghiệp trước đó đã chuyển qua dùng thuật toán băm an toàn hơn" - David Kennedy, CEO của hãng bảo mật TrustedSec LLC cho biết.
Yahoo, trong khi đó, thừa nhận vẫn đang dùng MD5 ở thời điểm bị tấn công, nhưng phản đối ý kiến cho rằng hãng lơ là bảo mật. "Trong hơn 20 năm lịch sử, Yahoo đều tập trung và đầu tư vào các chương trình bảo mật để bảo vệ người dùng của mình. Chúng tôi đã đầu tư hơn 250 triệu USD cho các dự án bảo mật từ năm 2012 - Yahoo cho biết.
Ưu tiên phát triển
Tuy nhiên, một cựu nhân viên làm ở mảng bảo mật của Yahoo, tiết lộ rằng đội bảo mật của công ty nhiều lần bị từ chối khi yêu cầu công ty đầu tư các công cụ và tính năng mới phục vụ công việc - như bảo vệ mật mã tăng cường. Lý do được Yahoo đưa ra để trả lời cho các từ chối này là chúng tốn quá nhiều tiền, quá phức tạp, hay đơn giản chúng bị xếp vào mục ưu tiên thấp.
Tình cảnh trên một phần nào đó phản ánh những khó khăn về tài chính của Yahoo. Doanh thu và lợi nhuận của công ty đã giảm dần kể từ khi đạt đỉnh năm 2008 khi mà các đối thủ Google, Facebook và các công ty khác vươn lên thống trị thị trường dịch vụ trên internet. "Khi bạn làm ăn khấm khá, bảo mật là một việc gì đó rất dễ dàng. Ngược lại, khi thất bát, bảo mật sẽ bị bỏ qua" - Jeremiah Grossman, người làm việc cho đội bảo mật của Yahoo từ 1999 đến 2001, cho biết.
Tất nhiên, một điều chắc chắn là không một hệ thống hay công nghệ nào có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối. Hacker có thể tấn công vào các hệ thống được trang bị các công nghệ mã hóa tiên tiến hơn nhiều so với MD5. Các công ty internet khác, như LinkedIn và AOL, cũng từng phải gánh chịu các vụ tấn công của hacker, dù quy mô thì không lớn như Yahoo. "Bất kỳ doanh nghiệp lớn cũng có nguy cơ bị tấn công" - Tom Kellermann, cựu chuyên gia bảo mật của World Bank chia sẻ.
Kellermann, CEO của hãng đầu tư Strategic Cyber Ventures, nói rằng ông không ngạc nhiên khi thấy Yahoo phải mất nhiều năm để xác định được việc họ bị hacker tấn công quy mô lớn. "Hacker thường có khả năng &'lẩn trốn' trong hệ thống tốt hơn chúng ta vẫn nghĩ và nằm trong đó trong nhiều năm mà không bị phát hiện" - ông nói.
Theo một cựu nhân viên bảo mật khác của Yahoo, ngay cả khi công ty đang trong giai đoạn phát triển, bảo mật đôi khi vẫn không được coi trọng bởi công ty tập trung vào các mảng giúp giữ đà tăng trưởng. Thời điểm kinh doanh bị đình trệ, các nhân viên bảo mật cấp cao rời Yahoo để chuyển qua nơi khác làm việc, các yêu cầu về chi phí cho nâng cấp bảo mật lại ngày càng bị phớt lờ.
Yahoo từ chối bình luận về các hoạt động bảo mật của mình, tuy nhiên, hãng nói rằng công ty thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận thử nghiệm để cải thiện khả năng phòng thủ mạng. Yahoo cũng nhấn mạnh đến các chương trình tiền thưởng trong đó hãng sẽ thưởng tiền cho hacker với các lỗi bảo mật mà hacker tìm được và báo cáo cho công ty.
2 vụ tấn công quy mô lớn
Hồi tháng 9 năm ngoái, Yahoo tiết lộ một vụ tấn công xảy ra năm 2014 làm ảnh hưởng ít nhất 500 triệu người dùng. Thời điểm đó, vụ tấn công này được xem là có quy mô lớn nhất. Với công bố 1 tỷ tài khoản bị ảnh hưởng trong đợt tấn công xảy ra năm 2013, Yahoo đang bị các cơ quan quản lý điều tra hoạt động, trong khi đó nhà mạng Verizon đang cân nhắc đàm phán lại việc mua Yahoo thay vì chi ra số tiền 4,8 tỷ USD như công bố hồi tháng 7 năm nay.
Các cựu nhân viên Yahoo nói rằng, các vấn đề về bảo mật của công ty đã xuất hiện ngay cả ở thời điểm trước khi Marissa Mayer về làm CEO công ty năm 2012 rồi tiếp diễn cả về sau. Yaoo đã phải chịu các cuộc tấn công từ hacker Nga trong nhiều năm, 2 cựu nhân viên công ty tiết lộ.
Năm 2014, Yahoo thuê về 1 chuyên gia bảo mật có tên Alex Stamos, và một trong các đội bảo mật mà chuyên gia này quản lý có tên gọi &'The Paranoids'. Năm 2015, khi đội bảo mật phát hiện ra một chương trình ẩn được cài cắm vào các máy chủ email của Yahoo đang theo dõi toàn bộ email đến, suy nghĩ đầu tiên của họ là các hacker Nga đang quay trở lại. Tuy nhiên, hóa ra chương trình này được các kỹ sư email của Yahoo cài nhằm tuân thủ lệnh giám sát bí mật do cơ quan tình báo Mỹ yêu cầu. Stamos và một số nhân viên của ông rời Yahoo sau đó ít lâu, khiến cho các hoạt động bảo mật của công ty bị gián đoạn.
Tuần qua, bên cạnh việc tiết lộ vụ hack năm 2013, Yahoo nói rằng có kẻ đã truy cập vào mã máy tính độc quyền của hãng để học cách làm giả cookie, cho phép hacker truy cập 1 tài khoản mà không cần mật khẩu. Hãng cho biết hoạt động làm giả cookie này liên quan tới vụ ăn cắp dữ liệu năm 2014, do một tổ chức mà Yahoo tin là được chính phủ tài trợ gây ra.
"Chúng &'đào hang' để ẩn náu và truy cập được mọi thứ" Dan Guido, CEO hãng bảo mật Trail of Bits cho biết. Trong khi đó cũng vào cuối tuần trước, Yahoo bị cơ quan an ninh mạng của Đức chỉ trích vì không áp dụng các công nghệ mã hóa tiên tiến. Đức cũng khuyên người dùng tại quốc gia này từ bỏ Yahoo để chuyển qua nhà cung cấp dịch vụ khác.
(Theo Ict News)
Gia tăng tấn công mạng nhắm vào các doanh nghiệp lớn Tình hình An toàn thông tin (ATTT) ở Việt Nam ngày càng có những diễn biến phức tạp với sự tăng mạnh về quy mô, số lượng, mức độ tinh vi và tính chuyên nghiệp trong các cuộc tấn công mạng. Đặc biệt là tấn công mạng vào hệ thống thông tin của các doanh nghiệp lớn. Sáng nay, 2/12, sự kiện "Ngày...