FBI: Chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn tấn công mạng công ty Mỹ
Hãng Reuters dẫn nguồn tin Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) ngày 15/10 cho biết những kẻ tấn công mạng mà cơ quan này tin rằng được Chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn mới đây đã tấn công các công ty Mỹ.
Ảnh chỉ có tính minh họa.
Người phát ngôn FBI Josh Campbell xác nhận FBI vừa công bố tài liệu trong đó cho biết cơ quan này đã thu thập thông tin về “một nhóm những kẻ tấn công mạng có liên hệ với Chính phủ Trung Quốc, thường sử dụng phần mềm gián điệp mạng để đánh cắp các thông tin có giá trị cao trong các hệ thống thương mại và Chính phủ Mỹ.”
Văn bản này cũng hướng dẫn cụ thể những cách thức giảm thiểu thiệt hại mà các công ty Mỹ có thể áp dụng sau khi bị tấn công.
Ông Campbell nêu rõ: “Gần đây, FBI đã phát hiện các vụ xâm nhập mạng mà chúng tôi cho là do những đối tượng có quan hệ với Chính phủ Trung Quốc tiến hành. Các công ty an ninh tư nhân cũng xác định được các vụ xâm nhập tương tự và đã công bố thông tin hướng dẫn phòng thủ mạng nhằm ứng phó với các cuộc xâm nhập này.”
Video đang HOT
Phản ứng trước động thái trên, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã yêu cầu “phía Mỹ ngừng hành động cáo buộc vô căn cứ kiểu này.
Theo Vietnam
"Quân đội TQ khó giành chiến thắng trên chiến trường"
Một loạt các điểm yếu trong quá trình huấn luyện khiến quân đội Trung Quốc không thể chiến thắng nếu chiến sự nổ ra.
Chính phủ Trung Quốc lại vừa gia tăng sức ép lên lực lượng quân đội hùng hậu của nước này bằng cách công khai chỉ trích hoạt động huấn luyện của quân đội. Hôm 12/10, tờ Nhật báo Quân Giải phóng đã đăng bài viết tuyên bố rằng quá trình huấn luyện hiện nay sẽ không thể giúp quân đội Trung Quốc giành thắng lợi trên chiến trường.
Học viên quân sự Trung Quốc nghe giảng
Trong thời gian gần đây, chính phủ Trung Quốc thông qua tờ thường xuyên Nhật báo Quân Giải phóng gây sức ép lên quân đội, và gần đây nhất là một loạt thông tin về các biện pháp kỷ luật chống tham nhũng nhắm vào giới tướng lĩnh cấp cao của quân đội.
Ngay sau khi trở về từ chuyến công du Ấn Độ, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã triệu tập các tướng lĩnh cấp cao của quân đội để "chỉnh huấn", đồng thời yêu cầu các sĩ quan chỉ huy nâng cao khả năng liên lạc trong hệ thống chỉ huy, và tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nhật báo Quân Giải phóng đã chỉ ra 40 điểm yếu hiện nay trong phương pháp huấn luyện của quân đội Trung Quốc. Bộ Tổng tham mưu quân đội Trung Quốc tuyên bố: "Nếu những vấn đề này không được giải quyết, quân đội chắc chắn sẽ bị trì trệ trong chiến đấu và chiến thắng".
Nhật báo Quân Giải phóng cho rằng "căn bệnh hòa bình" là một trong những thách thức lớn nhất hiện nay của quân đội, trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình lại luôn muốn lực lượng quân sự Trung Quốc phải luôn sẵn sàng để có thể giành chiến thắng trong chiến tranh.
Mặc dù có lực lượng quân sự lớn nhất thế giới với 2,3 triệu quân, song trong gần 40 năm qua, quân đội Trung Quốc chưa được thử thách qua bất cứ một cuộc chiến tranh thực sự nào.
Tờ Quân Giải phóng cho rằng Trung Quốc cần phải tìm ra biện pháp chữa trị "căn bệnh hòa bình" đang làm ảnh hưởng đến quá trình huấn luyện của quân đội, khiến quân đội nước này không thể nào giành được thắng lợi nếu xung đột nổ ra.
"Căn bệnh hòa bình" là một trong những điểm yếu lớn nhất của quân đội Trung Quốc
Bài báo viết: "Những vấn đề này phản ánh những điểm yếu kém và thiển cận trong quá trình xây dựng lực lượng chiến đấu của quân đội".
Những điểm yếu mà tờ báo chỉ ra là các vấn đề cá nhân của binh lính, các phương pháp và tiêu chuẩn huấn luyện cả lục quân, không quân và hải quân cũng như các vấn đề về tác phong, điều lệ quân đội.
Quân Giải phóng tuyên bố những vấn đề trên được chỉ ra dựa trên những đánh giá về hoạt động của quân đội trong các cuộc diễn tập thường xuyên, trong đó có các cuộc diễn tập với các lực lượng quân đội nước ngoài.
Trong thời gian gần đây, quân đội Trung Quốc đã tổ chức một loạt các cuộc diễn tập quân sự trong bối cảnh tình hình căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với nhiều quốc gia láng giềng.
Trên biển, Trung Quốc "hục hặc" với một loạt các nước trong khu vực như Nhật Bản trên biển Hoa Đông, Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei trên Biển Đông. Còn trên đất liền, căng thẳng biên giới với Ấn Độ cũng leo thang đến mức nguy hiểm trong thời gian vừa qua.
Theo Vietbao
Vì sao Trung Quốc vẫn đứng ngoài cuộc chiến chống IS? Trung Quốc là nhà đầu tư hàng đầu về dầu mỏ ở Iraq và thủ lĩnh nhóm "Nhà nước Hồi giáo", gọi tắt là IS, đã khẳng định chúng đã tuyển được các tay súng tới từ Trung Quốc. Nhưng vì sao Trung Quốc vẫn đứng ngoài cuộc chiến chống IS do Mỹ đứng đầu? Gần đây liên tục xảy ra các cuộc...