FBI cảnh báo tin đồn nhảm về bầu cử
FBI và cơ quan an ninh mạng Mỹ cảnh báo kẻ gian có thể lợi dụng kiểm phiếu chậm trong ngày bầu cử ngày 3/11 để tung thông tin sai.
“Các nhân tố nước ngoài và tội phạm mạng có thể tạo các trang web mới, thay đổi trang web hiện có và tạo hoặc chia sẻ những nội dung truyền thông tương ứng để truyền bá tin tức sai lệch”, Cục Điều tra Liên bang (FBI) cùng Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở Hạ tầng ra tuyên bố chung hôm 22/9.
Hai cơ quan cho biết thêm những động thái như trên có thể nhằm làm mất uy tín của quá trình bầu cử tổng thống và làm suy yếu niềm tin vào các thể chế dân chủ Mỹ. Họ cũng lưu ý phương thức bỏ phiếu qua đường bưu điện dự kiến tăng mạnh do đại dịch Covid-19 và giới chức địa phương có thể mất nhiều ngày để kiểm phiếu.
Kẻ gian có thể lợi dụng sự chậm trễ đó để phao tin đồn nhảm về tình trạng ngăn cử tri bỏ phiếu, gian lận, hay trục trặc của hệ thống bầu cử “để thuyết phục công chúng đây là cuộc bầu cử bất hợp pháp”, giới chức an ninh Mỹ cảnh báo.
Video đang HOT
Cử tri Mỹ tại một điểm bỏ phiếu sơ bộ ở thị trấn Chesterfield, hạt Cheshire, bang New Hampshire, Mỹ, hôm 8/9. Ảnh: AP.
Quan chức Mỹ cũng kêu gọi người dân kiểm tra kỹ thông tin và tập trung vào các nguồn đáng tin cậy đã được kiểm chứng, như các quan chức bầu cử. Họ đồng thời khuyến khích mọi người tố giác các hành vi truyền tin sai lệch cho FBI.
Các nhà nghiên cứu và các công ty truyền thông xã hội cho biết họ đã phát hiện rất nhiều nỗ lực nhằm dấy lên hoài nghi về độ tin cậy của cuộc bầu cử, có thể được thực hiện từ cả tác nhân trong và ngoài nước.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng nhiều lần tỏ ra nghi ngờ về phương thức bỏ phiếu qua đường bưu điện. “Điều gì sẽ xảy ra vào ngày 3/11?”, ông chủ Nhà Trắng nói tuần trước, thêm rằng “hàng triệu” phiếu bầu có thể không được kiểm.
Giới chức tình báo Mỹ gần đây cáo buộc Nga cố truyền thông tin tương tự trên mạng xã hội để làm xói mòn niềm tin vào cuộc bầu cử và thúc đẩy sự tức giận của cử tri. Tuy nhiên, CIA chưa bình luận về thông tin trên, trong khi Moskva cũng nhiều lần bác cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ.
Thủ hiến Australia xin lỗi về cụm dịch từ du thuyền
Thủ hiến bang NSW xin lỗi vì không ngăn người nhiễm nCoV từ du thuyền Ruby Princess xuống Sydney hồi tháng ba, gây ra đợt bùng dịch nghiêm trọng.
"Bài học đã không được rút ra kịp thời. Một lần nữa, tôi chân thành xin lỗi thay cho tất cả những cá nhân và cơ quan đã phạm phải sai lầm", Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Gladys Berejiklian nói với các phóng viên ở Sydney hôm 17/8.
Cuộc điều tra về đợt bùng phát Covid-19 liên quan tới du thuyền Ruby Princess tuần trước kết luận rằng giới chức NSW đã mắc sai lầm "không thể bào chữa" khi cho phép khoảng 2.700 hành khách, trong đó 120 người cảm thấy không khỏe, rời du thuyền vào trung tâm thành phố Sydney hôm 19/3. Giới chức NSW khi đó cho rằng du thuyền Ruby Princess có rủi ro nCoV thấp, trước khi phát hiện một số hành khách và thủy thủ nhiễm virus.
Cuộc điều tra cũng cho thấy khoảng 914 ca nhiễm ở NSW có thể liên quan tới cụm dịch từ du thuyền Ruby Princess, chủ yếu là từ các hành khách. Thủ hiến Berejiklian đặc biệt gửi lời xin lỗi tới 62 người bị lây nCoV từ một du khách trên thuyền.
"Tôi không thể tưởng tượng sẽ ra sao khi bạn hoặc người thân yêu của bạn tiếp tục bị ảnh hưởng và chịu tổn thương từ hậu quả của sự việc này", bà Berejiklian nói thêm.
Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Gladys Berejiklian tại Sydney hôm 23/2. Ảnh: Reuters.
Giới chức Australia hồi tháng 3 đã kêu gọi 2.700 khách trên du thuyền Ruby Princess tự cách ly và sớm liên lạc với chính quyền sau khi phát hiện 4 người dương tính với nCoV.
Lãnh đạo cơ quan y tế bang New South Wales Brad Hazzard khi ấy cho biết việc Ruby Princess xuất hiện ca nhiễm rất đáng lo ngại. "Mối lo ngại rất lớn là những hành khách đó đã rời Ruby Princess mà không biết gì về các ca dương tính nCoV trên du thuyền họ đi", Hazzard nói.
Australia hiện ghi nhận hơn 23.500 ca nhiễm và 421 ca tử vong do nCoV, ít hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác. Sau khi mắc sai lầm trong xử lý cụm dịch trên Ruby Princess, Australia tiếp tục có những sai sót trong quản lý khách sạn dành cho người cách ly ở Victoria, khiến nước này trải qua làn sóng lây nhiễm thứ hai.
Viện phát triển vaccine Covid-19 ít được biết đến của Nga Khi Nga cấp phép vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới, nhiều sự chú ý đổ dồn về Viện Gamaleya - cơ sở điều chế vaccine. Một số người bày tỏ nghi ngờ về tốc độ của Nga, chỉ ra rằng các công ty dược phẩm của Nga tương đối nhỏ, Viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh vật học Gamaleya...